Sau khi huy động hơn 1.100 tỷ, Yeah1 chật vật xử lý khủng hoảng và tìm hướng giải ngân
Những nhà đầu tư mua cổ phiếu Yeah1 trong đợt huy động vốn một năm trước đang lỗ 83%. Sự cố Youtube chấm dứt thỏa thuận lưu trữ nội dung khiến chiến lược đầu tư của Yeah1 bị đảo lộn. Theo Chủ tịch HĐQT, Yeah1 đang có vài thương vụ M&A dự kiến hoàn tất trong năm.
Vào giữa năm 2018, CTCP Tập đoàn Yeah1 (HoSE: YEG) đã có màn ra mắt ấn tượng khi niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán TPHCM (HoSE) với mức giá cao kỷ lục 300.000 đồng/cp và huy động được gần 1.200 tỷ đồng trên thị trường quốc tế. Thông qua việc chào bán 3,91 triệu cp giá 300.000 đồng/cp gián tiếp cho nhà đầu tư nước ngoài thông qua phát hành riêng lẻ cho Chủ tịch Nguyễn Ảnh Nhượng Tống, Yeah1 tạo được khoản thặng dư hơn 1.100 tỷ đồng. Việc này tạo điều kiện thuận lợi cho Yeah1 gia tăng hoạt động M&A để thực hiện mục tiêu hoàn thiện hệ sinh thái truyền thông đa phương tiện.
Tuy nhiên, sau một năm, Yeah1 đang phải gồng mình để xử lý khủng hoảng bắt nguồn từ chính chiến lược đầu tư đẩy mạnh mảng kỹ thuật số. Cuộc khủng hoảng này không chỉ làm đảo lộn chiến lược đầu tư của công ty mà còn gián tiếp ảnh hưởng lên các mảng kinh doanh khác.
Thương vụ M&A được kỳ vọng sớm tàn
Theo bản cáo bạch 2018, công ty sẽ 70% số tiền công ty dồn cho mảng kỹ thuật số, chủ yếu là mảng kinh doanh mạng đa kênh (MCN) Youtube đang phát triển nhanh, còn lại đầu tư cho thương mại truyền thông.
Cụ thể, Yeah1 sẽ đầu tư 100 tỷ vào Truyền thông trực tuyến Netlink tăng sở hữu từ 76% lên 99,93%; góp thêm 204 tỷ vào Giải trí Rồng để tăng vốn. Mảng thương mại truyền thông, công ty đầu tư 117 tỷ vào Công nghệ và Truyền thông ADSBNC tăng sở hữu từ 8,33% lên 99,9%, góp 118 tỷ nắm 100% vốn Thương mại dịch vụ và quảng cáo truyền thông BlueX.
Tuy nhiên, công ty chỉ thực hiện góp thêm vốn vào Giải trí Rồng. Theo ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống, Chủ tịch HĐQT, việc không đầu tư vào 2 doanh nghiệp còn lại do không phù hợp với chiến lược công ty.
Thay vào đó, cuối năm 2018, Yeah1 chuyển qua đầu tư nắm giữ 100% vốn mạng lưới đa kênh Youtube ScaleLab (Mỹ) với giá 20 triệu USD (hơn 450 tỷ đồng), trong đó 12 triệu USD trả ngay và 8 triệu USD còn lại phụ thuộc vào kết quả kinh doanh. Ban lãnh đạo Yeah1 kỳ vọng ScaleLab với mô hình kinh doanh tương tự Yeah1 Network, khi kết hợp sẽ giúp tập đoàn trở thành một trong những hệ thống Youtube lớn nhất trên thế giới.
Nhưng chỉ 2 tháng sau Yeah1 đã phải bán lại ScaleLab cho chủ cũ do sự cố Youtube thông báo chấm dứt thỏa thuận lưu trữ nội dung với các đơn vị liên quan đến Yeah1 từ 31/3. Trong quá trình đầu tư ScaleLab đạt doanh thu 86 tỷ đồng nhưng lỗ 3,6 tỷ đồng.
Đồng thời, việc thanh toán của chủ cũ ScaleLab cho Yeah1 phải dựa trên kết quả kinh doanh (thời điểm Yeah1 mua, ScaleLab chưa hòa vốn) hoặc bán được cho bên thứ 3 khác. Bởi vậy, trong quý II, công ty phải trích lập 30% giá trị khoản phải thu khác từ việc chuyển nhượng ScaleLab (12 triệu USD), không loại trừ khả năng tiếp tục tăng tỷ lệ trích lập dựa trên diễn biến thị trường. Lũy kế 6 tháng, tập đoàn bị lỗ ròng 102,2 tỷ đồng, riêng việc trích lập dự phòng một số khoản liên quan đến chuyển nhượng vốn đầu tư tại ScaleLab chiếm tỷ trọng 42,4%.
Nửa đầu năm công ty lỗ 102 tỷ chủ yếu do trích lập khoản phải thu từ việc bán ScaleLab.
Theo báo cáo thường niên 2019, công ty mới giải ngân 172 tỷ cho mảng kỹ thuật số và 6 tỷ cho mảng thương mại truyền thông. Tính đến 30/6, công ty vẫn còn lượng vốn lớn nằm ở khoản mục đầu tư ngắn hạn vào chứng khoán kinh doanh và nắm giữ đến ngày đáo hạn (585 tỷ đồng).
Chia sẻ với Người Đồng Hành, ông Tống cho biết khi huy động vốn gặp áp lực lớn về vấn đề giải ngân nhưng phải xem xét dự án có vai trò gì trong chiến lược phát triển của công ty nên cần nghiên cứu kỹ để tạo hiệu quả tốt. Công ty đang có một vài thương vụ M&A dự kiến hoàn tất trong năm và có đóng góp một phần vào kết quả kinh doanh.
Video đang HOT
Dùng tiền huy động mua cổ phiếu quỹ
Sau sự cố Youtube, cổ phiếu Yeah1 giảm sàn hơn 10 phiên, từ mức giá 245.000 đồng/cp về 100.000 đồng/cp. Việc này khiến HĐQT công ty quyết định dùng một phần tiền thu được từ đợt huy động vốn giữa năm 2018 để mua tối đa hơn 3,1 triệu cp (gần 10% vốn) theo đề nghị của nhiều cổ đông.
Tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2019, ban lãnh đạo Yeah1 cho biết dự kiến sắp xếp 80 tỷ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại thời điểm 31/12/2018 và 220 tỷ thặng dư vốn cổ phần từ đợt phát hành riêng lẻ năm 2018 để mua cổ phiếu quỹ. Tính đến cuối tháng 7 công ty đã chi ra khoảng 141 tỷ đồng để mua 1,77 triệu cổ phiếu quỹ (đăng ký mua 2 triệu), giá bình quân 79.748 đồng/cp.
Hiện nay, cổ phiếu Yeah1 đang giao dịch đi ngang quanh vùng giá 50.000 đồng/cp, giảm 80% so với thời điểm phát sinh sự cố Youtube và giảm 83% so với mức giá các nhà đầu tư nước ngoài bỏ ra để đầu tư vào Yeah1 thời điểm mới lên sàn.
Diễn biến cổ phiếu Yeah1 6 tháng qua. Nguồn: VNDirect
Sẽ làm gì tiếp theo?
Trong dài hạn, Yeah1 vẫn định hướng xây dựng hệ sinh thái đa kênh lớn nhất tại Việt Nam, tập trung vào sản xuất, quản lý và tạo doanh thu từ nội dung thông qua quảng cáo trên nhiều nền tảng trực tuyến. Tuy nhiên, trục chiến lược đã phải thay đổi sau sự cố Youtube.
Chủ tịch Nguyễn Ảnh Nhượng Tống chia sẻ cú vấp ngã khiến Yeah1 phải nhìn nhận lại. Công ty vẫn đang phát triển song song nhưng thay vì đẩy mạnh thị trường quốc tế rồi quay lại trong nước thì nay tiến hành ngược lại. Trong vòng 12 tháng tới Yeah1 sẽ đổ bê tông trên sân nhà.
Mảng truyền thông kỹ thuật số, Yeah1 Network chuyển trọng tâm chiến lược sang phát triển kênh tự sở hữu và vận hành (O&O) với nội dung về trẻ em, thực phẩm và nội dung có tính chất hài hước; đẩy mạnh chiến dịch marketing thực hiện cho các agency và thương hiệu lớn.
Với mảng kinh doanh truyền thống, bên cạnh phát triển nội dung 3 kênh Yeah1 TV, Yeah1 Family và iMove thì kênh mới UM Channel (hình thành năm 2018) sẽ đi theo chiến lược tổ chức và khai thác các dự kiện, marketing cho nhãn hàng để thu thút tài trợ.
Mảng sản xuất và dịch vụ phim, tập đoàn hướng tới thiết kế các gói, chiến lược marketing cho các nhãn hàng, đầu tư bản quyền các phim nước ngoài ví như Hàn Quốc.
Mảng thương mại truyền thông, trong năm 2018, Yeah1 đã thành lập nhóm nhạc thần tượng nữ SGO48 hợp tác cùng AKS Janpan. Thời gian tới, công ty tập trung đào tạo SG048.
Ngoài ra, YEG đang phát triển và phát hành trò chơi điện tử ( game) trên thiết bị di động. Đây là mảng mới và kỳ vọng bắt đầu có kết quả đóng góp cho tập đoàn từ cuối 2019. Vào tháng 6, Yeah1 đã cho ra mắt tự game đầu tiên “Hành tẩu giang hồ” và dự kiến ra mắt thêm 10-12 tựa game mới trong năm.
Theo Ngọc Điểm
Người đồng hành
Sự cố với YouTube đã 'thổi bay' gần 3.000 tỷ đồng vốn hóa của Yeah1
Chỉ trong chưa đầy hai tuần, vốn hóa của Công ty cổ phần Tập đoàn Yeah1 đã mất gần 3.000 tỷ đồng chỉ vì thông tin bị YouTube chấm dứt Thỏa thuận lưu trữ nội dung (gọi tắt là CHSA).
Phiên giao dịch hôm nay (12/3) đánh dấu thị trường chứng khoán Việt chính thức trở lại mốc hơn 1.000 điểm sau gần 5 tháng đi xuống.
Chỉ số quan trọng nhất của thị trường, VN-Index đã tăng tới 16,72 điểm (1,7%) lên mức 1.001,32 điểm vào cuối ngày. Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index cũng đã có phiên tăng 1,23 điểm (1,14%) chấm dứt nhiều phiên giảm liên tiếp, hiện đóng cửa ở mức 109,55 điểm. Đây cũng là phiên tăng trưởng mạnh nhất của cả 2 chỉ số chứng khoán thị trường Việt trong nhiều tháng gần đây.
Trái ngược với thị trường chung, cổ phiếu YEG của Tập đoàn Yeah1 tiếp tục ghi nhận một phiên bán tháo của giới đầu tư.
Nhà đầu tư nước ngoài tháo chạy
Trong cả phiên giao dịch hôm nay, hơn 135.330 cổ phiếu YEG khớp lệnh đều ở mức giá sàn 147.600 đồng/cổ phiếu.
So với cuối ngày hôm qua, giá này tiếp tục giảm thêm 11.100 đồng (7%) sau sự cố liên quan tới YouTube được đưa ra. Với phiên giảm sàn thứ 7 liên tiếp, thị giá của Yeah1 tiếp tục chìm sâu xuống vùng thấp nhất kể từ khi niêm yết đến nay.
Những nhà đầu tư nắm giữ YEG đã mất tới 97.400 đồng mỗi cổ phiếu sở hữu, tương đương gần 40% giá trị chỉ vì sự cố lần này.
Đi kèm với đó, vốn hóa công ty công nghệ này cũng đã chính thức "bốc hơi" gần 3.000 tỷ đồng chỉ sau thời gian ngắn. Hiện thị trường chỉ còn định giá vốn hóa của Yeah1 vào khoảng 4.800 tỷ đồng.
Đáng chú ý, nhóm "tháo chạy" khỏi YEG hôm nay chủ yếu là nhà đầu tư nước ngoài. Khối này đã bán ròng gần 110.000 cổ phiếu YEG, chiếm trên 80% khối lượng giao dịch trong ngày.
Với số dư bán ở mức giá sàn vẫn còn tới gần 156.000 cổ phiếu, nhiều khả năng đà giảm của Yeah1 vẫn chưa dừng lại ở mức giá hiện nay khi tâm lý của các nhà đầu tư vẫn hoài nghi.
Sau khi một số lãnh đạo công ty đăng ký mua vào cổ phiếu, mới đây, ông Hoàng Đức Trung, Thành viên HĐQT Yeah1 cũng đăng ký mua thêm 200.000 cổ phiếu YEG để gia tăng tỷ lệ sở hữu.
Bên cạnh đó, CTCP Quản lý quỹ VinaCapital cũng đã đăng ký mua vào 100.000 cổ phiếu YEG. Đây chính là một quỹ đầu tư khác thuộc nhóm VinaCapital, cùng với DFJ Vinacapital Venture Investment Ltd.
Tuy nhiên, trong khi DFJ Vinacapital Venture Investment Ltd là cổ đông lớn sở hữu 7% vốn của Yeah1, thì CTCP Quản lý quỹ VinaCapital chưa sở hữu bất kỳ cổ phiếu nào của doanh nghiệp này.
Bán ScaleLab hay tự cứu mình?
Ngày 11/3, trong nỗ lực khắc phục sự cố lần này, ban lãnh đạo Yeah1 cũng đã chính thức bán lại 100% vốn tại Công ty ScaleLab, LLC cho các chủ sở hữu cũ.
Theo đó, Yeah1 sẽ nhận lại 12 triệu USD, bàn giao ScaleLab về các chủ sở hữu cũ.
Brenner Pass Investment Corp - đơn vị thuộc sở hữu và kiểm soát hoàn toàn bởi Giám đốc điều hành và người sáng lập David E Benner (chủ cũ của ScaleLab) đã đồng ý mua lại tất cả quyền đối với doanh nghiệp của mình và sẽ toàn quyền kiểm soát MCN này ngay lập tức.
Theo lý giải từ Yeah1, việc bán lại khoản đầu tư trên nhằm đảm bảo lợi ích cao nhất cho các cổ đông, và cả đội ngũ sáng tạo nội dung hiện tại của ScaleLab và hệ sinh thái YouTube.
Thực tế, việc Yeah1 chuyển nhượng lại ScaleLab cho các chủ cũ với mục đích để mạng đa kênh này sẽ không còn nằm trong hệ thống của Yeah1. Qua đó sẽ không còn bị liên đới tới hoạt động của SpringMe Pte. Ltd (MCN bị YouTube cho rằng có hoạt động quản lý tuyển chọn kênh chưa phù hợp với chính sách).
Bên cạnh đó, việc chuyển nhượng lại ScaleLab cũng sẽ giúp Yeah1 không phải trích lập dự phòng với khoản đầu tư lên tới 12 triệu USD này trong trường hợp không đạt thỏa thuận lại được với YouTube Adsense.
Bởi nếu tiếp tục giữ lại ScaleLab, mà trường hợp xấu nhất xảy ra là Yeah1 và YouTube không có một thỏa thuận chung thì Yeah1 Network, Springme và cả ScaleLab sẽ không còn là các nhà mạng MCN của YouTube và sẽ không được tiếp tục quản lý kênh của bên thứ ba.
Theo đó, Yeah cũng sẽ không còn doanh thu từ mảng quản lý kênh của bên thứ ba, và gần như không còn doanh thu từ ScaleLab do hầu hết doanh thu của mạng đa kênh này đều đến từ quản lý kênh của bên thứ 3.
Trong trường hợp này, Yeah1 còn phải trích lập hết và xóa khoản đầu tư 12 triệu USD vào ScaleLab, đồng thời hạch toán lỗ số tiền tương đương đã chi vào thương vụ.
Theo Công ty chứng khoán HSC, nếu trường hợp này xảy ra, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ Yeah1 sẽ giảm tới 83,3% so với dự báo trước đây là 256,7 tỷ đồng, xuống chỉ còn 26 tỷ đồng.
Theo zing.vn
Cổ phiếu giảm sàn 5 phiên liên tiếp, Yeah1 trượt dài trong khủng hoảng Cổ phiếu YEG của Tập đoàn Yeah1 đang trong những ngày "đen tối" khi lau sàn phiên thứ 5 liên tiếp, vốn hóa giảm gần 2.500 tỷ đồng và những thông tin tiêu cực vẫn chưa thôi đeo bám. Thông tin Youtube công bố chấm dứt thỏa thuận lưu trữ nội dung (CHSA) từ ngày 31/3 tiếp tục khiến Yeah1 YEG -12.8% trượt...