Sau khi cơ quan, tổ chức di dời khỏi nội đô, nhiều chung cư, nhà thương mại lại “mọc” lên
Theo đánh giá của Bộ Tư pháp, một số cơ quan, tổ chức chưa thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng, tiến độ di dời khỏi nội thành rất chậm, có tình trạng nhiều dự án nhà thương mại, chung cư cao tầng được xây dựng trên nền đất sau khi di dời.
Tiến độ di dời trụ sở cơ quan, bộ ngành thực hiện chậm
Ngày 21/11, Bộ Tư pháp và UBND TP Hà Nội phối hợp tổ chức Hội nghị tổng kết thi hành Luật Thủ đô. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long và Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đồng chủ trì hội nghị.
Tại hội nghị, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật (Bộ Tư pháp) Nguyễn Hồng Tuyến cho biết, việc thực hiện các chính sách đặc thù theo quy định của Luật Thủ đô bước đầu đã giúp cho TP thiết lập đồng bộ các công cụ pháp lý cho viêc xây dựng, quản lý quy hoạch nhằm thực hiện thống nhất theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Hệ thống giao thông vận tải, hạ tầng kỹ thuật của Thủ đô đã có những bước phát triên vượt bậc; cảnh quan kiến trúc hai bên đường trên một số tuyến phố thực hiện thí điểm đã được chỉnh trang sạch đẹp; nhiêu dự án khu đô thị mới mọc lên mang tâm vóc của môt đô thị hiện đại đang dân hiện hữu; xây dựng nông thôn mới đạt kết quả toàn diện, nổi bật; các di sản văn hóa – lịch sử được quan tâm bảo tồn, tôn tạo; phát triển giáo dục – đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tiếp tục dẫn đầu cả nước về quy mô, mạng lưới trường lớp, chất lượng giáo dục toàn diện, mũi nhọn…
Một số bệnh viện tuyến trung ương đã xây trụ sở mới nhưng vẫn sử dụng trụ sở cũ trong nội đô.
Các quy định của Luật đã tạo cơ chế tăng nguồn thu tài chính, ngân sách cho Thủ đô; môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện, thuận lợi hơn. Tuy nhiên, theo ông Tuyến: “Bên cạnh các kết quả đã đạt được, việc thi hành Luật Thủ đô và thực hiện một số chính sách đặc thù của Luật trên địa bàn TP vẫn còn những hạn chế. Trong đó, quy mô và tốc độ phát triển kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của Thủ đô; chưa phát huy hết thế mạnh về vốn, khoa học công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao…”.
Video đang HOT
Ông Tuyến cũng thông tin thêm, mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực, cố gắng, song vẫn còn một số nội dung của Luật Thủ đô còn chậm được ban hành văn bản quy định chi tiết để kịp thời thực hiện thống nhất, đồng bộ, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu lực, hiệu quả thi hành Luật. Điều này làm cho một số quy định của Luật chậm đi vào cuộc sống. Báo cáo của Bộ Tư pháp cũng chỉ rõ những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện quy hoạch và quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị. Công tác di dời và quản lý quỹ đất sau khi di dời đối với một số cơ quan, tổ chức chưa được thực hiện nghiêm theo Quyết định số 130/QĐ-TTg ngày 23/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ: tiến độ di dời thực hiện rất chậm; quỹ đất sau khi di dời chưa được bàn giao lại cho TP để ưu tiên xây dựng, phát triển các công trình công cộng.
Thực tế đã có nhiều dự án nhà thương mại, chung cư cao tầng được xây dựng trên nền đất sau khi di dời. Ví dụ như trên đường Nguyễn Trãi, đường Nguyễn Tuân, quận Thanh Xuân trước đây là nơi đặt trụ sở, nhà xưởng của các ngành công nghiệp như Cao su Sao vàng, Xà phòng, Thuốc lá Thăng Long, Dệt Mùa đông, Xe đạp thống nhất, Xe buýt Hà Nội…, nay là những dự án tổ hợp nhà liền kề, trung tâm thương mại và căn hộ thương mại với quy mô, mật độ rất lớn.
Áp lực dân số, quá tải hạ tầng vẫn gia tăng
Mặc dù TP cũng đã xem xét, giới thiệu địa điểm, quỹ đất để đầu tư xây dựng các bệnh viện tuyến trung ương, cơ sở giáo dục, trụ sở làm việc của 9 bộ, ngành trung ương, nhưng tính đến thời điểm này mới chỉ có Trường Đại học Y tế công cộng là đơn vị duy nhất thực hiện di dời, song khu đất sau khi di dời lại được chuyển đổi xây dựng Tổ hợp dự án nhà cao tầng. Đối với bệnh viện tuyến trung ương, hiện chỉ có Bệnh viện K cơ sở 2 và Bệnh viện Nội tiết đã xây dựng cơ sở mới và đưa vào sử dụng, nhưng vẫn tiếp tục sử dụng cơ sở cũ trong nội thành. Trong số 9 bộ, ngành thì hiện có 7 cơ quan vẫn tiếp tục giữ lại trụ sở làm việc cũ, 2 cơ quan còn lại được chấp thuận chuyển đổi mục đích sang đầu tư xây dựng nhà ở, văn phòng cao tầng.
Bên cạnh đó, theo quy hoạch chung xây dựng Thủ đô thì khu vực nội đô lịch sử được xác định là hạn chế phát triển nhà ở, công trình cao tầng, giảm mật độ xây dựng và mật độ cư trú, song song với đó là ở các đô thị vệ tinh, các khu đô thị mới phải được xây dựng nhà ở đạt tiêu chuẩn quốc gia, đáp ứng cho nhiều đối tượng sử dụng để giảm tải cho đô thị trung tâm. Tuy nhiên, trong thời gian qua, ở những khu vực này, nhiều dự án chung cư cao tầng vẫn tiếp tục được xây dựng; tạo thêm áp lực về gia tăng dân số, quá tải về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong khu vực nội thành Hà Nội.
Nhà máy xe đạp Thống Nhất di dời, chung cư “mọc lên”.
Bộ Tư pháp kiến nghị, Chính phủ chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện nghiêm Quyết định số 130/QĐ-TTg ngày 23/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ về biện pháp, lộ trình di dời và việc sử dụng quỹ đất sau khi di dời cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ quan, đơn vị trong khu vực nội thành Hà Nội…
Phát biểu kết luận, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đề nghị tiếp tục tổ chức thi hành nghiêm túc, hiệu quả Luật Thủ đô. Đồng thời, UBND TP Hà Nội, các bộ, ngành tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp trong việc hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đảm bảo chất lượng, đáp ứng được yêu cầu về xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội trong thời gian tới theo mục tiêu mà Nghị quyết 15-NQ/TW đã đề ra.
Thay mặt lãnh đạo TP Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết sẽ tiếp thu các ý kiến để tiếp tục hoàn thiện trong thời gian tới. Đồng thời Chủ tịch Hà Nội cho biết, Hà Nội đề xuất 9 chính sách xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi). Trong quá trình xây dựng Luật, Hà Nội mong các bộ, ngành, cơ quan tiếp tục quan tâm, để Hà Nội phát triển, trở thành đầu tàu của Vùng Thủ đô, của Vùng đồng bằng sông Hồng, khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh, xây dựng Thủ đô phát triển nhanh và bền vững.
Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh: "Không dính dáng lợi ích, mình trong veo thì sợ cái gì"
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng nếu Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Mê Linh mà "không dính dáng lợi ích gì" thì nên quyết tâm làm, xử lý các vấn đề liên quan đến đất dịch vụ cho người dân
Chiều 16-11, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã tiếp xúc cử tri huyện Mê Linh và huyện Sóc Sơn. Tại hội nghị, các cử tri đã đề cập một loạt vấn đề dân sinh, trong đó có nhiều nội dung liên quan đến đất đai, các dự án chậm triển khai trên địa bàn.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri chiều 16-11
Cử tri Đào Thị Duyên (73 tuổi, cử tri xã Tiền Phong, huyện Mê Linh) cho biết rất phấn khởi khi được trực tiếp có tiếng nói đến Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh và các đại biểu Quốc hội về vấn đề chậm giải quyết đất dịch vụ của gia đình bà nói riêng và người dân trên địa bàn huyện Mê Linh nói chung.
Theo bà Duyên, từ năm 1997 đến ngày 1-8-2008, người dân đã chấp hành chủ trương để nhà nước thu hồi đất xây nhà ở cho khu công nghiệp trên địa bàn huyện. Sau đó, người dân được hưởng đất dịch vụ theo nghị quyết. Tuy nhiên, người dân đã mong đợi hết năm này đến năm khác, đem câu chuyện liên quan đến đất dịch vụ đến phản ánh ở nhiều buổi tiếp xúc cử tri nhưng vẫn không được hồi âm cụ thể. Trong khi đó, kiến nghị thì "đưa lên đưa xuống" còn người dân thì "không khác gì quả bóng".
Bà Duyên cho biết theo thông tin bà nắm bắt được, hiện TP Hà Nội đã rà soát, có văn bản báo cáo, trong đó kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép huyện Mê Linh giao đất dịch vụ cho tất cả người dân có đất bị thu hồi trên 30% trong giai đoạn 1997-2008. Do đó, cử tri Đào Thị Duyên đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội quan tâm, có ý kiến với Chính phủ, Bộ TN-MT để huyện Mê Linh sớm giao đất dịch vụ cho nhân dân. "Nay Chủ tịch UBND TP về đây, mong thấu hiểu được nỗi khổ của chúng tôi. Chúng tôi bây giờ, đất được chia cho là cả đời sinh sống, qua nhiều thế hệ rồi. Bản thân chúng tôi, ngoài 60 tuổi thành gánh nặng của con cháu, lương không có. Rất mong ông nghe chúng tôi phản ánh thì quan tâm hơn nữa, có ý kiến với Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường để trả đất dịch vụ cho chúng tôi" - bà Duyên bày tỏ.
Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh cho biết vấn đề đất dịch vụ là vấn đề rất "trăn trở" của các thế hệ lãnh đạo Hà Nội và điều này không chỉ xảy ra ở riêng huyện Mê Linh. Nguyên nhân khiến tình trạng này xảy ra là do sự không đồng bộ trong chính sách giữa Hà Nội cũ và các khu vực ở các tỉnh lân cận khi sáp nhập vào để thiết lập thủ đô Hà Nội mới.
"Đối với việc xử lý dứt điểm các vấn đề liên quan đến tỉnh Hà Tây cũ còn phức tạp hơn nữa. Tôi đọc hồ sơ thấy Mê Linh tương đối thuận. Các đồng chí cần quyết tâm triển khai để trả lại quyền lợi chính đáng cho bà con. Không có cớ gì mà bên Vĩnh Phúc, người cũng như vậy mà người ta xử lý xong rồi. Thế mà Mê Linh thì nợ mấy ngàn suất thế này thì không ổn. Lỗi là lỗi của chúng ta, ở cấp ủy, lãnh đạo huyện, lãnh đạo thành phố" - ông Thanh nói.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho rằng nếu Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Mê Linh mà "không dính dáng lợi ích gì" thì nên quyết tâm làm, xử lý các vấn đề liên quan đến đất dịch vụ. Lãnh đạo các sở, ngành nếu cũng không có quyền lợi trong việc giao đất dịch vụ này thì phải quyết tâm làm, trả đất dịch vụ cho người dân. "Tôi mong tinh thần các đồng chí cố gắng. Cứ ngồi so đo mấy câu mấy chữ để mấy chục năm, tôi nghĩ là không ổn" - ông Thanh nói.
Cũng theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội, liên quan đến đất dịch vụ, ở huyện Thanh Oai còn cấp thừa 6.500 m2 cho dân. Trải qua mấy chục năm, người dân đã xây dựng nhà cửa...
"Các thế hệ lãnh đạo đương nhiệm hiện nay hơn chỗ khác vì là thế hệ sau không dính dáng gì cả nên dũng cảm mà làm. Nếu mọi việc không được giải quyết rồi mỗi lúc một chính sách thì mọi thứ càng ngày càng khó. Mình chẳng dính dáng gì mình không sợ. Mình trong veo thì sợ cái gì. Tôi sợ nhất là các đồng chí ở thôn, ở xã, các đồng chí lưu ý" - Chủ tịch UBND TP Hà Nội nêu rõ.
2 lần đấu giá đất ở TP.Đông Hà, không 1 người tham gia Trái với cảnh tranh mua tranh bán cách đây chỉ 1 năm, trong 2 lần tổ chức đấu giá đất gần nhất do Trung tâm Phát triển quỹ đất TP.Đông Hà tổ chức đều không có người tham gia. Ngày 3.11, Trung tâm Phát triển quỹ đất TP. Đông Hà (Quảng Trị) cho biết sau 2 lần đấu giá quyền sử dụng đất...