Sau khi chia tay: con gái cứ mạnh dạn sống cho mình, đừng vì ai mà phải khóc hoài
Tình yêu thường là thứ khó nắm bắt nhất: có khi hôm nay còn yêu nhau thắm thiết mặn nồng là thế, nhưng đùng một cái sáng hôm nhau ngủ dậy nhận được tin nhắn đòi chia tay cũng là chuyện thường tình.
Phần lớn những người sau chia tay thường sợ bị từ chối. Một khảo sát đã được thực hiện nhằm tìm ra sự liên hệ giữa việc bị từ chối với các phản ứng vật lý, thần kinh ở con người và nhận ra được những nhận định rất đáng quan tâm.
Có một câu chuyện từng là tất cả
Hà làm cho công ty truyền thông Hàn Quốc, cô xinh đẹp, độc lập lại tốt tính nhưng đường tình duyên vô cùng lận đận. Sau 2 mối tình đẫm nước mắt với những lần chia tay trong chóng vánh, Hà nghĩ mình sẽ chẳng thể yêu ai được nữa, cho đến khi Hà gặp Hậu.
Hậu lớn hơn cô 3 tuổi đang làm hải quan xuất nhập khẩu. Hà quen Hậu trong một lần tình cờ đi chơi với đám bạn. Ngày đó, chính Hậu là người chủ động xin số, hẹn hò cô đi xem phim, rồi tự nguyện đưa đón cô đi làm mỗi ngày. Cũng chính sự ân cần, chân thành của Hậu đã khiến Hà rung động trở lại. Tưởng rằng trái tim đã chai sạn Hà dần mở lòng và chấp nhận tình cảm của Hậu mặc dù anh chưa bao giờ là mẫu người mà cô mong ước gặp được.
Những ngày bên nhau, Hậu kéo Hà ra khỏi cuộc sống tẻ nhạt của một cô gái độc lập chỉ biết làm bạn với công việc, ăn, ngủ và phải tự thân vận động tất cả mọi chuyện. Hậu xuất hiện như ánh sáng nơi cuối con đường nắm tay Hà đi qua những ngày ngập tràn niềm vui. Anh chiều chuộng, luôn bên cạnh thậm chí là nhẫn nhịn ôm lấy những dằn vặt mỗi lần Mỹ bực tức gây ra.
Chính sự bảo bọc của Hậu đã khiến Hà thay đổi, cô dần trở nên ý lại vào bạn trai, hay cáu gắt vô lý và đôi khi còn có những việc làm quá đáng với Hậu. Ban đầu Hà chỉ nghĩ quen Hậu cho vui nhưng rồi tình cảm đó cứ dần lớn lên theo thời gian mà cô không hề hay biết.
Cho đến một ngày, giọt nước tràn ly. Hậu bắt đầu lạnh nhạt, thờ ơ và không còn xem Hà là quan trọng nữa. Anh ít trò chuyện hơn, ít nhắn tin hơn cũng chẳng còn muốn đưa đón hay cùng Hà đi ăn uống dạo phố mỗi tối sau giờ tan ca như xưa. Lúc Hà nhận ra mọi thứ dần thay đổi, cô muốn tìm một câu trả lời từ Hậu thì anh nói muốn có thời gian một tháng để suy nghĩ về chuyện tình cảm này và cuối cùng anh đề nghị chia tay vì quá chán phải chạy theo một người mãi.
Hậu bảo rằng cả hai chẳng thể hòa hợp về tính cách cũng chẳng thể đi với nhau một đoạn đường dài vì Hà ích kỷ, lúc nào cũng chỉ nghĩ đến bản thân mình. Dù cố gắng níu kéo và hàn gắn mọi thứ nhưng có lẽ những gì Hà đang làm cũng đã quá muộn màng.
Video đang HOT
Những ngày tháng sau chia tay đối với Hà là chuỗi ngày ảm đạm không tên. Cô như chết đi một nửa linh hồn, dù đi làm hay đi chơi cùng bạn bè cô vẫn luôn cảm thấy cô đơn, trống vắng. Buồn nhất là khi thấy bên kia khung chat người mình yêu thương vẫn sáng đèn nhưng chẳng thể nhắn tin cũng chẳng thể làm nũng như khi xưa.
Cô phải tập quen lại với cảnh tự mình đi làm mỗi sáng, sau giờ tan ca lại thui thủi một mình về nhà. Cô phải tập quen với những ngày cuối tuần tự đi mua cơm thay vì lúc nào cũng có Hậu mang cơm sang. Cô phải tập quen với việc nằm một góc nhà ôm điện thoại mỗi tối thứ 7, chủ nhật thay vì được Hậu đón đưa đi xem phim, dạo phố. Và hơn hết cô phải tập quen sống một mình, thay vì từng được che chở, yêu thương và luôn có người nhắn tin trò chuyện…
Cảm giác sau chia tay giống như mất đi một nửa thế giới, sinh lực không còn, tâm trí lân lân và tim lúc nào cũng nhói đau. Có lẽ có một câu hỏi mà ai sau khi chia tay cũng tự hỏi đó chính là “Chỉ cần họ thương mình lại thôi là sẽ chẳng có chuyện gì mà, nhưng sao không thể?”… Để rồi sau câu hỏi đó là những đêm đọc lại tin nhắn, nhớ lại những ký ức ngọt ngào đã có với nhau rồi lặng lẽ rớt nước mắt, tự dằn vặt bản thân.
Đi đến một góc đường quen, một quán nước quen cũng có thể bật khóc vì kỉ niệm ùa về. Mà đúng thật, làm sao có thể dễ dàng quên đi một người từng kề cạnh, từng là mạng sống của chính mình.
Vậy còn dưới góc nhìn khoa học thì sao?
Một khảo sát được thực hiện nhằm tìm ra sự liên hệ giữa việc bị từ chối với các phản ứng vật lý, thần kinh… ở con người. Người tham gia sẽ được đưa đến trước mặt một số người không quen biết và dự đoán xem họ có chấp nhận lời đề nghị hay thích mình hay không. Kết quả chỉ ra rằng, người họ nghĩ sẽ chấp nhận thì lại từ chối một cách bất ngờ. Lúc này, cơ thể họ đều xuất hiện một phản ứng chung, đó là nhịp tim bất ngờ chậm lại. Những người này đều phải mất một khoảng thời gian để làm quen và xử lý việc “bị từ chối” đó.
Những ảnh hưởng trên đều do hệ thống thần kinh đối giao cảm gây ra. Khi bị từ chối, hệ thống thần kinh này sẽ bị kích thích và tự điều chỉnh hoạt động các bộ phận khác nhau trong cơ thể như tim, phổi, nội tạng, bộ phận sinh dục… Đó là lý do mà khi bị từ chối, người ta thường thấy chóng mặt, khó thở và mất cảm hứng ái ân. Cách duy nhất để giải quyết được tình trạng này là phải ngăn sự hoạt động của hệ thần kinh đối giao cảm. Điều này có nghĩa, bạn phải làm cách nào “quên” đi việc mình bị từ chối hoặc làm cho việc bị từ chối trở nên quen thuộc.
Cảm giác tiếp theo của những người sau chia tay là hiện tượng “bỗng dưng nghiện yêu” và kiếm tìm lợi ích từ người yêu. Khi yêu ai thì hình ảnh của người đó sẽ xuất hiện, đồng hành trong mỗi suy nghĩ, việc làm của bạn, đặc biệt khi “nửa kia” giúp bạn giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, hay làm điều gì đó cho bạn. Và khi tất cả những thứ này biến mất, bạn sẽ cảm thấy hụt hẫng cảm giác như có một sự mất mát lớn, mất mát “thật sự”.
Trường ĐH Stony Brook (Mỹ) đã đưa ra một nghiên cứu khá thú vị về bộ não của người đang yêu và bộ não của kẻ nghiện thuốc. Bằng phương pháp quét não fMRI, các nhà khoa học đã tìm thấy điểm tương quan giữa hai bộ não này.
Kết quả này khá giống với lý thuyết của Fisher năm 2004 cho rằng, tình yêu cũng giống như thuốc phiện. Khi bị cuốn hút bởi một ai đó, não bạn tiết ra hoá chất dopamine, tạo ra phản ứng cũng giống như khi bạn dùng cocaine hay amphetamine. Khi đó, phần não xử lý tình cảm bùng nổ làm cho tim đập nhanh gấp 3 lần bình thường, dồn máu lên má và cơ quan sinh dục, đồng thời tạo ra cảm giác bồn chồn ở trong lòng.
Bởi vậy, những cảm xúc khi bị thất tình sẽ rất khó kiểm soát, dễ dẫn đến hành động mang tính bộc phát như giết người, tự tử, hay trầm cảm nặng… khi bị từ chối trong tình yêu.
Và cuối cùng những người vừa chấm dứt một mối tình sẽ luôn nhớ về quá khứ. Các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra thủ phạm cho điều này, đó chính là hormone tình yêu – oxytocin – chất “keo hóa học” giúp thúc đẩy cảm xúc tình yêu, gắn kết xã hội và hạnh phúc.
Thế nhưng, nghiên cứu mới đã chỉ ra, hormone này cũng khiến con người nhớ nhiều hơn đến những kỉ niệm buồn trong quá khứ. Bên cạnh đó, chúng còn làm tăng tính nhạy cảm, sự sợ hãi và lo lắng với các sự kiện trong tương lai. Oxytocin là một loại hormone được tiết ra ở vùng dưới đồi, dự trữ ở thùy sau của tuyến yên. Khi vùng dưới đồi gửi một tín hiệu thần kinh đến tuyến yên thì oxytocin sẽ được giải phóng.
Lúc này, oxytocin sẽ tác động mạnh mẽ đến những cảm xúc của chúng ta, khiến bạn dễ hồi tưởng đến kỷ niệm buồn, thói quen trong quá khứ. Từ đó, khiến bạn có sự so sánh giữa những vấn đề, hành động của người cũ với tình yêu mới. Điều này sẽ càng ngăn cản bạn tiến tới việc đi tìm một tình yêu mới. Vì thế các nhà khoa học khuyên rằng, thay vì cố gắng nối mọi thứ với quá khứ thì hãy tìm cách “thay thế” và lãng quên nó. Chỉ có như vậy, tình yêu mới sẽ trở nên đẹp và suôn sẻ hơn nhiều.
Những dấu hiệu nhận biết chàng đã hết yêu và sắp chia tay
Hoá ra, ai thì cũng như ai, sau chia tay hẳn sẽ vô cùng đau đớn. Nhưng nên nhớ tình yêu là duyên nợ, hết duyên người đi thì phải chấp nhận, biết đâu phía cuối con đường còn một người đang đứng chờ đợi bạn.
Đừng quá bi lụy để rồi chán chường, mệt mỏi, thờ ơ với mọi thứ, xung quanh bạn còn rất nhiều mối quan hệ khác mà đúng không? Không tình yêu thì có tình chị em/anh em, tình đồng nghiệp, đồng chí,… đâu phải cứ mất 1 thứ là đánh mất luôn toàn bộ những điều tốt đẹp trong cuộc sống này? Bạn có nghĩ như thế không?
Theo bestie.vn
Mỗi mối tình đẹp đều là dưỡng chất, dù có chia lìa, cũng sẽ đi cùng bạn suốt quãng đời còn lại
Chỉ khi sống thật tốt, bạn mới có thể buông bỏ. Nếu không, bạn vĩnh viễn nắm chặt những vụn vỡ, những thứ đã tan biến, không còn thuộc về bạn nữa để mà giày vò bản thân mình.
Nhiều người nói rằng thời gian luôn có phép màu, vậy sao sau khi chia tay, nhớ nhung ngày một cồn cào, không thể quên được, quẩn quanh những kí ức buồn vui.
Hay vì chưa đủ thời gian ?
Thời gian dù có nhiệm màu, nhưng bạn vẫn phải cho nó thêm thời gian. Có người lựa chọn đến bên bờ vai mới để quên quá khứ kia, nhưng liệu đó có phải giải pháp đúng đắn ? Người mới không làm bạn quên được thì bạn nên học cách yêu lấy mình, sống thật tốt sau khi chia tay.
Chỉ khi sống thật tốt, bạn mới có thể buông bỏ. Nếu không, bạn vĩnh viễn nắm chặt những vụn vỡ, những thứ đã tan biến, không còn thuộc về bạn nữa để mà giày vò bản thân mình.
Chẳng có một ai không thể thiếu ai, cuộc đời chẳng vỉ thế mà kết thúc, vẫn phải mạnh mẽ tiến về phía trước. Vấn đề là đi tiếp thế nào, đi trong vấn vương canh cánh trong trái tim còn đau đớn, những nhung nhớ không quên, hay buông bỏ mà sống an yên tự tại ? Tất cả là do bạn quyết định hết.
" Nhung nhớ không quên, ắt có hồi đáp" rốt cuộc chỉ là câu chuyện trên phim ảnh, đời thực chẳng bao giờ như vậy. Nhung nhớ không quên ngoài đời thực không nhất thiết cứ phải luôn đặt người ấy trong lòng, đè bẹp cảm xúc cả bản thân. Dù canh cánh không quên, cũng chẳng phải không buông bỏ được.
Hai người yêu nhau tha thiết, vì nhiều nguyên nhân mà không thể cùng đi đến cuối con đường, từ nay về sau, bất luận là lẻ loi , hay cùng sánh bước cùng người khác, bạn cũng phải nhớ hoàn thiện mình hơn nữa. Có như vậy khi gặp lại người ấy, bạn mới có thể mỉm cười thật tươi, người ấy sẽ thấy rằng không có họ bạn sống vẫn tốt, rằng bạn đã trở nên tuyệt vời hơn bao giờ hết.
Mỗi người từng thành đôi, dù đến cuối đường không thể cùng nhau nắm tay bước tiếp, cũng đã khiến bạn tốt lên. Tình yêu luôn thay đổi, hoặc ngọt ngào như trái dâu rừng căng mọng, hoặc đắng cay tồi tệ hơn, hoặc trở nên nhạt nhẽo như một món ăn không có gia vị. Dù nó biến chuyển thế nào thì chưa đến lúc đó, chúng ta cũng chẳng thể nào biết được.
Điều duy nhất có thể làm là, khi còn đang chìm đắm trong men tình, hãy chân thành trao đi để nếu một mai lỡ có đột ngột lụi tàn, ta cũng không nuối tiếc hay hối hận.
Em yêu anh biết bao, sau khi kết thúc cũng không tài nào mà buông bỏ được, nhưng em sẽ đặt anh vào ngăn kéo nỗi nhớ, khoá lại bằng thời gian và lí trí, cất thật kĩ rồi tiếp tục sống, chắc chắn sẽ từ từ buông bỏ được - em tin là vậy.
Một ngày nào đó chúng ta có gặp lại nhau, anh sẽ thấy em nhoẻn miệng cười dịu dàng, sẽ không lờ anh đi như người xa lạ. Vì sao ư? Vì trong đời em, anh không người không thể thay thế, là một phần trong cuộc đời em.
Sau chia tay, đường dài đằng đẵng, đi mãi đi mãi, xuân đi hạ tới, đời người mấy phen ấm lạnh, rồi mỗi người chúng ta sẽ dần già đi, em từ bỏ anh, nhưng chưa bao giờ quên.
Theo guu.vn
Là phụ nữ, đừng để người khác xem như một "cục sạc dự phòng" Bạn sinh ra không có cha thì sao, bạn không cao lớn thì sao? Chẳng ai vì thế mà có quyền sắp xếp cuôc đời bạn theo cách mà họ muốn. Khi yêu, mỗi người một cách nghĩ, một cách lựa chọn khác nhau, không ai có thể lấy kinh nghiệm của mình để dạy cho kẻ khác. Nhưng nếu là tôi ở...