Sau khi chết, người đàn ông cứu mạng sống của bệnh nhân Covid-19 nguy kịch
Lá phổi hiến tặng của một người đàn ông chết não ở Ấn Độ đã mang lại cuộc sống mới cho bệnh nhân Covid-19.
Một người đàn ông Ấn Độ vừa qua đời cách đây ít lâu khi mới 34 tuổi. Bệnh nhân này bị xuất huyết não vào tuần trước và được tuyên bố chết não ở Bệnh viện Gleneagles Global.
Vợ của anh đã đồng ý hiến phổi, đôi bàn tay, trái tim, gan và da của chồng cho nhiều bệnh nhân khác nhau trong các bệnh viện.
Hiện Ấn Độ là nước có ca nhiễm nCoV cao thứ 3 thế giới
Đôi bàn tay của anh được tặng cho Monika More, một phụ nữ trẻ sống ở ngoại ô Mumbai. Cô mất tay trong một vụ tai nạn tàu hỏa từ năm 2014 và phải sử dụng tay giả suốt nhiều năm qua.
Trong khi đó, phổi của anh được ghép cho một trường hợp 48 tuổi nhiễm Covid-19. Ca phẫu thuật thực hiện vào ngày 27/8. Sau mổ, bệnh nhân tiến triển tốt và đang được theo dõi tiếp trong Khu Hồi sức tích cực dành cho người ghép tạng.
Người đàn ông này bị tổn thương phổi nghiêm trọng khi nhiễm virus nCoV vào ngày 8/6 và chỉ còn một phần phổi vẫn còn hoạt động.
Video đang HOT
Khi bắt đầu không thở được và độ bão hòa oxy giảm xuống, ông phải dùng máy thở vào ngày 20/6. Tình trạng của bệnh nhân ngày càng tệ hơn và ông được chuyển sang một bệnh viện khác vào ngày 20/7.
Sau đó, ông tiếp tục phải sử dụng ECMO ( tim phổi nhân tạo) trong hơn một tháng.
“Các bác sĩ và nhân viên hỗ trợ chấp nhận thử thách khi tiến hành ghép phổi cho bệnh nhân Covid-19 mà không nghĩ tới nguy cơ sức khỏe và sự an toàn của mình. Chúng tôi mừng cho bệnh nhân vì ca phẫu thuật đã thành công”, bác sĩ Balakrishnan, Giám đốc Chương trình Ghép Tim Phổi ở Trung tâm Y tế MGM, cho hay.
Phát ngôn viên của Bệnh viện Gleneagles Global gửi lời tri ân tới gia đình người hiến tạng cũng như các đơn vị liên quan. Nhờ đó, sự ra đi của một người đàn ông chết não đã đem lại cuộc sống mới cho nhiều người khác.
“Tôi cũng muốn cảm ơn sự hỗ trợ của lực lượng cảnh sát giao thông và Cơ quan Hàng không Mumbai, Chennai giúp việc vận chuyển tạng kịp thời gian”, người này nói.
Hiện Ấn Độ là nước có số ca nhiễm Covid-19 cao thứ 3 thế giới với 3,6 triệu bệnh nhân, 64.000 người chết.
Kháng thể chống virus ở người nhiễm Covid-19 biến mất sau vài tháng
Lượng kháng thể của bệnh nhân Covid-19 đạt mức cao nhất sau 3 tuần phát bệnh rồi giảm nhanh chóng.
Một số nghiên cứu mới đây cho thấy những bệnh nhân Covid-19 khỏi bệnh mất khả năng miễn dịch với virus nCoV chỉ trong vòng vài tháng.
Thông tin này "dội gáo nước lạnh" vào sự lạc quan của các nhà sản xuất vắc xin đang tích cực đẩy nhanh quá trình sản xuất vắc xin đại trà để sản sinh kháng thể chống lại virus nCoV.
Kỹ thuật viên đang tiến hành nghiên cứu vắc xin trong phòng thí nghiệm ở Vienna (Áo).
Theo khảo sát trên 90 bệnh nhân Covid-19 của Đại học King London (Anh), lượng kháng thể của bệnh nhân đạt mức cao nhất sau 3 tuần có triệu chứng rồi giảm nhanh chóng.
Chỉ có gần 17% số người bệnh tăng lượng kháng thể sau 3 tháng. Ở Tây Ban Nha cũng ghi nhận được những tỷ lệ tương tự.
"Bệnh nhân không triệu chứng có lượng kháng thể thấp và người bệnh nhẹ có lượng kháng thể không tồn tại lâu", bác sĩ Tetsuo Nakayama, Viện Khoa học Cuộc sống Kitasato (Nhật), cho hay.
Theo Giáo sư Barry Bloom, Đại học Y tế Công cộng Harvard (Mỹ), dữ liệu từ nhiều quốc gia cho thấy, kháng thể chống nCoV ở bệnh nhân có xu hướng giảm nhanh hơn kháng thể các loại virus khác. "Chúng chỉ tồn tại vài tháng trong khi các loại khác kéo dài lâu hơn".
Vị giáo sư này nói, một số bệnh nhân SARS (Hội chứng suy hô hấp cấp nghiêm trọng) vẫn còn kháng thể sau khi nhiễm bệnh 18 năm.
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn không biết chắc lượng kháng thể bao nhiêu là đủ để bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, một lượng kháng thể dù nhỏ cũng cần được bảo vệ.
Các mẫu nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ở Vienna (Áo)
Tuy nhiên, tình hình dường như không quá bi quan nhờ hệ thống miễn dịch mạnh mẽ của con người. Trong máu tồn tại tế bào T giúp cơ thể chống lại sự viêm nhiễm cùng với sự trợ giúp của tế bào B sản sinh kháng thể dựa trên ghi nhớ về các viêm nhiễm trước đây.
Vẫn còn nhiều câu hỏi về hiệu quả của các loại vắc xin chống lại virus nCoV. Dù vậy, theo một nhóm các nhà khoa học ở Đại học Oxford (Anh), vắc xin của Anh đã kích thích tế bào T hoạt động sau khi tiêm 14 ngày còn kháng thể phản ứng sau 28 ngày.
"Chúng tôi nhận thấy phản ứng miễn dịch cao nhất ở 10 người tham gia tiêm 2 liều vắc xin. Điều đó là một tín hiệu mừng cho việc nghiên cứu vắc xin", Giáo sư Andrew Pollard, Đại học Oxford, nói.
Vắc xin được kỳ vọng sẽ mở đường cho nền kinh tế thế giới phục hồi. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng không dễ dàng để có loại vắc xin hiệu quả và an toàn. Ngoài ra, cần có thêm các nghiên cứu dài hạn để biết người được tiêm ngừa có thể chống lại Covid-19 trong bao lâu.
"Mọi người kỳ vọng đại dịch sẽ được kiểm soát vào mùa hè 2021 tuy nhiên, không có gì chắc chắn cho điều này cả", Giáo sư Pollard chia sẻ.
Một tia hy vọng lớn là Nga thông qua loại vắc xin đầu tiên chống nCoV, thúc đẩy quá trình phát triển vắc xin trên toàn cầu. Tuy nhiên, vẫn còn không ít nghi ngại về độ an toàn của loại vắc xin này khi quá trình thử nghiệm quá gấp rút.
Bệnh nhân Covid-19 thoát chết nhờ ghép phổi ở Trung Quốc Các bác sĩ Vũ Hán đã ghép phổi cho một bệnh nhân 65 tuổi sau khi virus nCoV tàn phá các cơ quan trong cơ thể của ông. Ông Cui An bắt đầu sốt cao vào ngày 23/1, có kết quả dương tính nCoV đầu tháng 2. Bệnh nhân phải sử dụng ECMO (tim phổi nhân tạo) trong suốt 2 tháng khi điều...