Sau khi cấy tóc, cần làm gì?
Trong bài viết trước, sau khi có những chia sẻ về phương pháp và quy trình cấy tóc dành cho những người tóc rụng nhiều. Sẽ tiếp tục bật mí cho bạn những việc cần chú ý sau khi thực hiện phương pháp cấy thêm tóc mới để có được kết quả tốt nhất và hạn chế rủi ro.
1. Sau khi cấy tóc có thể xảy ra điều gì?
Sau khi cấy tóc, da đầu bạn có thể trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết. Lúc này có thể bạn sẽ phải dùng đến thuốc để giảm đau và ngăn ngừa nhiễm trùng, sưng viêm.
Thời gian phục hồi tùy thuộc vào phương pháp mà bạn chọn. Nhưng dù là phương pháp nào bạn cũng sẽ có thể hoạt động bình thường sau 1 tuần và cắt chỉ sau 10 ngày.
Theo những nghiên cứu thực tế, phần tóc mới cấy sẽ rụng đi trong khoảng 6 tuần sau khi cấy tóc. Nhưng sau đó, tóc mới sẽ mọc lại ở những nang tóc này trong vài tháng tiếp theo.
Trong thời gian vừa mới thực hiện tiểu phẫu, nếu xảy ra bất cứ điều gì bất thường, bạn cần hỏi ngay ý kiến bác sĩ và đi khám để tránh hậu quả nghiêm trọng.
2. Bạn nên làm gì sau khi cấy tóc để phục hồi thật tốt?
Bạn cần phải hạn chế ra đường và nghỉ ngơi tại nhà vài ngày để giảm bầm tím và sưng viêm, cũng như hạn chế việc nhiễm trùng.
Bạn phải sử dụng thuốc mà bạn sĩ kê đúng liều lượng và thời gian. Thường thì bạn sẽ được kê kháng sinh dưới cả dạng uống và bôi.
Gội đầu sau khi cấy tóc đòi hỏi sự cẩn thận tuyệt đối. Bạn phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Cần có người cùng đi với bạn đến bệnh viện khi thực hiện tiểu phẫu tóc này vì bạn có thể sẽ phải tiêm thuốc tê hoặc thuốc mê. Vì đây là tiểu phẫu nhỏ nên ít có trường hợp lưu trú tại bệnh viện nên cần người có để đưa bạn về an toàn trong tình trạng bạn chưa hoàn toàn tỉnh táo.
3. Bạn không nên làm gì sau khi cấy tóc
Video đang HOT
Hầu hết các kỹ thuật cấy tóc sẽ không cần dùng đến băng trừ FUT. Nếu thực hiện biện pháp này thì bạn phải chú ý giữ băng luôn sạch sẽ, cố định và không bị ướt để tránh nhiễm trùng và làm vết thương lâu lành. Khoảng 10 ngày đến 2 tuần sau khi cấy tóc bạn sẽ đến bệnh viện để cắt chỉ nếu loại chỉ bác sĩ sử dụng không phải là chỉ tự tiêu.
Trong 3 đêm đầu sau khi cấy tóc, bạn không được nằm hẳn xuống gối để ngủ. Cách tốt nhất là tư thế nửa nằm nửa ngồi, có lót nhiều gối cao để không vô ý chạm vào phần tóc mới cấy. Khi vết thương và chỗ cấy trong quá trình lành, bạn không được chạm tay hoặc tác động mạnh cho dù có ngứa hoặc đau. Việc này có thể làm rơi phần nang tóc mới cấy chưa kịp tương thích hoàn toàn với phần da mới.
Sau khi thực hiện tiểu phẫu 48 tiếng, bạn không được dùng rượu bia và các đồ uống có cồn. Nếu bạn là người nghiện thuốc, bạn cần phải bỏ thuốc trước khi quyết định cấy thêm tóc. Thuốc lá sẽ làm lượng máu lưu thông lên các nang tóc mới bị hạn chế, chúng sẽ tương thích với da đầu mới và mọc tóc mới chậm hơn.
Bác sĩ sẽ kê cho bạn một loại thuốc để kích thích mọc tóc chuyên dụng, thường là dạng xịt. Vào ngày đầu khi vừa mới cấy tóc, bạn cần xịt thuốc sau mỗi 30 phút. Ngoài ra, bạn không được tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc kích thích mọc tóc nào khác trong thời gian này.
Các vận động mạnh đều phải được hạn chế sau tuần đầu tiên cấy chân tóc. Bạn không nên nghiêng đầu về phía trước và hạn chế hắt hơi hoặc xì mũi.
Tránh để phần mới cấy tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời trong quá trình hồi phục vì sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của phần da đầu đó và sự phát triển của nang tóc. Bạn cần phải đội nón và che chắn kỹ khi ra đường.
Nếu bạn đã chọn phương pháp cấy tóc, bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt những lời khuyên về cách chăm sóc tóc và da đầu. Việc này sẽ ảnh hưởng đến tốc độ hồi phục và độ khỏe mạnh của nang tóc mới. Hy vọng những lưu ý sẽ giúp bạn sớm có mái tóc đẹp!
Theo dep365.com
Dị ứng mỹ phẩm, chớ xem thường!
Ngày nay, không chỉ chị em mà nam giới cũng dùng mỹ phẩm chăm sóc, làm đẹp da.
Một vài thành phần trong mỹ phẩm có thể gây dị ứng bất cứ lúc nào. Cơ thể đôi khi nhạy cảm với một số thành phần khiến cho hệ thống miễn dịch phản ứng thái quá đột xuất, dẫn đến dị ứng.
Dị ứng mỹ phẩm là phản ứng của da khi tiếp xúc với loai mỹ phẩm mà thành phần có chất gây dị ứng (di nguyên). Dị ứng mỹ phẩm cũng có thể xảy ra do dùng quá liều lượng; dùng sai phương pháp, sai chỉ định; do làn da người sử dụng không dung nạp hoạt chất của mỹ phẩm. Dị ứng mỹ phẩm thường có biểu hiện: Đau rát vùng da vừa dùng mỹ phẩm, ngứa theo từng đợt, mẩn ngứa thành nốt ban đỏ, da mặt sưng tấy, có khi thấy tức ngực, khó thở, nổi mề đay như vết muỗi cắn...
Tinh trang di ưng thể hiện ơ nhiêu mưc đô từ nhẹ đến nặng. Người bệnh cần biết mưc đô bênh đê co cách xử lý kịp thời, tránh lam tình trạng dị ứng nặng thêm: Ban đầu da kích ứng tại chỗ với biểu hiện da đỏ, hơi rát, ngứa. Ở mức độ 2: nổi mụn nước. Mức độ 3 cao hơn sẽ gây nhiễm trùng, mụn mủ. Nặng hơn nữa là mức độ 4: viêm tấy tại chỗ, sưng một vùng da, đôi khi lan ra toàn thân. Mức độ 5: nếu mỹ phẩm có nhiều chất độc hại, có thể gây loét da.
Những loai mỹ phẩm dễ gây dị ứng là: nước hoa, thuốc mọc tóc, thuốc uốn - nhuộm tóc, kem dưỡng tóc, kem làm trắng da, kem chống nếp nhăn, thuốc nước hoặc kem chống mọc lông, kem lót khi trang điểm, kem chống nắng, thuốc khử mùi và giảm mồ hôi, sữa rửa mặt, dung dịch tẩy trang, nước hoa hồng, kem dưỡng da ngày - đêm, sơn móng...
Một vài thành phần trong mỹ phẩm có thể gây dị ứng cho người sử dụng.
Dấu hiệu nhận biết dị ứng mỹ phẩm
Sau khi dùng mỹ phẩm, nếu bị dị ứng, bạn sẽ thấy xuất hiện một hay nhiều hơn các triệu chứng sau đây:
Mụn trứng cá: Là triệu chứng thường gặp nhất, do bôi những loại mỹ phẩm làm bít các lỗ chân lông, gây ứ đọng chất bã nhờn.
Viêm da dị ứng: Đây là dạng dị ứng rầm rộ hơn, biểu hiện bằng mảng hồng ban (mảng đỏ vùng bôi mỹ phẩm), kèm theo mụn.
Mề đay: Bao gồm những sẩn phù, rất giống những vết muỗi cắn hay lằn roi đánh vào mặt da, kèm theo ngứa.
Chàm tiếp xúc: Mảng hồng ban giới hạn rõ, kèm theo mụn nước và ngứa.
Khô da: Da khô và tróc vẩy.
Teo da: Thường gặp ở những người dùng nhóm thuốc có corticoid kéo dài.
Sạm da: Tăng sắc tố sẫm màu.
Lão hóa da: Như nhăn da, đốm nâu, khô, nhám, tăng sừng.
Nên làm gì khi bị dị ứng mỹ phẩm?
Nếu nghi ngờ mình bị dị ứng loại mỹ phẩm nào, đầu tiên là phải ngừng sử dụng ngay loại mỹ phẩm đó. Khi ngưng dùng mà triệu chứng dị ứng vẫn còn thì phải ngừng tất cả các loại mỹ phẩm đang dùng. Sau khi bôi mỹ phẩm, nếu thấy da bị nổi sẩn, ngứa đỏ thì ngừng ngay lập tức, dùng vòi nước xối để làm sạch mỹ phẩm trên da. Thông thường chỉ cần ngưng dùng mỹ phẩm thì các triệu chứng trên sẽ giảm dần và hết hẳn. Tuy nhiên, một số người bị dị ứng ngày càng nặng hơn, cần đi khám chuyên khoa da liễu để điều trị và phục hồi da theo đúng chỉ định của bác sĩ. Khi bị dị ứng mỹ phẩm, cần bình tĩnh nhận biết loại mỹ phẩm gây dị ứng cho mình, để thông báo cho bác sĩ có hướng điều trị. Tuyệt đối không tự ý bôi bất cứ thứ gì lên da mà không theo chỉ định của bác sĩ. Nhiều người nóng vội muốn dị ứng hết ngay, đã dùng thuốc theo sự mách bảo. Khi ấy da đang bị tổn thương và mẫn cảm, việc dùng thêm thuốc mà chưa có chỉ định của thầy thuốc sẽ khiến tình trạng dị ứng càng thêm chồng chéo và nặng hơn, việc điều trị càng thêm khó khăn.
Cách phòng ngừa
Không mua và dùng những mỹ phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc. Không sử dụng lại loại mỹ phẩm đã từng gây dị ứng cho mình. Chọn mua những loại mỹ phẩm đã quen dùng, co nguôn gôc xuất xứ ro rang, chât lương tin cây. Cần tẩy trang hàng ngày vào buổi tối để làm cho sạch hết mỹ phẩm bôi trên da mặt.
Nên tránh lạm dụng mỹ phẩm. Nhớ kiểm tra mỹ phẩm mới trước khi sử dụng. Cần thử phản ứng trước khi sử dụng, nhất là những mỹ phẩm mới sử dụng lần đầu tiên. Phương pháp thử da ở mặt trong cánh tay: thoa mỹ phẩm vào vùng da ở mặt trong cánh tay để trong 24 - 48 giờ. Nếu không thấy dị ứng là bạn có thể dùng được loại mỹ phẩm đó.
Phương pháp PUT là phương pháp xác định phản ứng chậm với mỹ phẩm: Thoa mỹ phẩm lên vùng da bên trong cánh tay 2 lần một ngày trong 2 tuần với diện rộng khoảng 5cm2. Nếu quá thời gian trên ở vùng da thoa thuốc không biểu hiện ngứa, hồng ban, nổi mụn nước... thì bạn hãy yên tâm dùng loại mỹ phẩm đó.
Để dùng mỹ phẩm an toàn, hãy lưu ý những quy tắc cơ bản: Rửa tay và mặt sạch trước khi trang điểm - đây là cách ngăn ngừa dị ứng cơ bản nhất. Tuyệt đối không trang điểm mắt khi bị đau mắt, hay có biểu hiện ngứa bất thường ở mắt, ở da mặt, da đầu... Trong quá trình dùng phải bảo quản và giữ vệ sinh cân thân, tránh ánh nắng và nhiệt độ cao. Không dung chung my phâm vơi ngươi khac.
Bạn cần nhớ rằng mỹ phẩm chỉ đem đến vẻ đẹp bên ngoài. Muốn có một làn da khỏe đẹp cần chăm tập thể dục, giữ vệ sinh da toc, uông đu nươc, ăn nhiều rau quả, trái cây, thức ăn chứa nhiều vitamin C, E, không thức khuya, nên tránh ăn thức ăn ngọt béo, hạn chế các gia vị cay nóng... Các trường hợp có cơ địa dị ứng, đã từng mắc viêm mũi dị ứng, hen phế quản, viêm da dị ứng... cần thận trọng khi sử dụng mỹ phẩm vì cơ thể và làn da họ rất nhạy cảm với các tác nhân dị ứng.
BS. Thu Nga
Theo suckhoedoisong.vn
Nghiên cứu mới công bố: Ô nhiễm không khí có thể gây rụng tóc, hói đầu Không những gây ra những ảnh hưởng đối với chức năng của phổi, ô nhiễm không khí còn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến da đầu và gây rụng tóc. Chúng ta đều biết rằng ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư và những vấn đề sức khỏe liên quan đến tim và phổi. Ước tính,...