Sau khi bị tấn công bằng tên lửa, Ukraine tạm dừng xuất khẩu điện sang EU
Ngày 10/10, Bộ Năng lượng Ukraine thông báo sau các cuộc tấn công bằng tên lửa, nước này sẽ ngừng xuất khẩu điện sang các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) kể từ ngày 11/10.
Ukraine bắt đầu xuất khẩu điện sang EU thông qua Romania từ đầu tháng 7/2022 Ảnh: AFP
Theo Bộ Năng lượng Ukraine, nước này cần thời gian để ổn định hệ thống năng lượng trong nước. Trong khi đó, Cơ quan Tình trạng khẩn cấp quốc gia Ukraine cho biết nhiều khu vực ở nước này đã mất điện hoàn toàn và nguồn cung năng lượng cũng bị gián đoạn một phần.
Tháng 6 vừa qua, Bộ Năng lượng Ukraine cho biết nước này kỳ vọng từ nay đến cuối năm sẽ thu được 1,5 tỷ euro (tương đương 1,45 tỷ USD) từ việc xuất khẩu điện sang EU – thị trường xuất khẩu năng lượng chính của Ukraine kể từ khi tháng 2 vừa qua – thời điểm Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại nước này.
Na Uy cân nhắc giảm xuất khẩu điện, nguồn cung năng lượng châu Âu càng eo hẹp
Tình trạng thiếu mưa đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất thủy điện của quốc gia Bắc Âu này.
Video đang HOT
Đập thủy điện Sarvsfossen ở Na Uy. Ảnh: Alamy
Tờ Finacial Times đưa tin Na Uy sẽ hạn chế xuất khẩu điện sang châu Âu nếu mực nước ở các nhà máy thủy điện tiếp tục ở mức thấp như hiện nay. Các nhà quan sát đã ví động thái trên như là một cú đánh đập tan hy vọng rằng quốc gia Bắc Âu này có thể giúp các nước láng giềng giảm bớt mối lo ngại về năng lượng trong mùa đông đầy khó khăn năm nay.
Dưới sức ép từ giá điện cao trong nước, Chính phủ Na Uy ngày 8/8 đã quyết định ưu tiên bơm đầy các hồ chứa khi mực nước hiện thấp hơn mức trung bình theo mùa.
Na Uy là một trong những nhà xuất khẩu điện lớn nhất ở châu Âu và thường bán điện cho Anh, Đức, Hà Lan và Đan Mạch. Động thái mới nhất này đã báo hiệu một mùa đông khó khăn cho "cựu lục địa" khi phải đối mặt với những hệ lụy về nguồn cung cấp năng lượng do ảnh hưởng từ cuộc xung đột tại Ukraine.
"Chính phủ sẽ đảm bảo rằng chúng ta được ưu tiên lấp đầy các hồ chứa thủy điện, đảm bảo an ninh cung cấp điện, cũng như hạn chế xuất khẩu khi mực nước trong các hồ chứa xuống rất thấp", Bộ trưởng Dầu mỏ và Năng lượng Na Uy Terje Aasland phát biểu.
Na Uy đã xuất khẩu điện trong suốt mùa hè vừa qua mặc dù nhiều hồ chứa thủy điện đang ở mức thấp nhất trong lịch sử. Theo Cục Tài nguyên Nước và Năng lượng Na Uy, mực nước ở phía nam Na Uy - nơi có hầu hết các đường cáp xuất khẩu của nước này - đang ở mức thấp nhất kể từ năm 1996, chỉ 49,3%, so với mức trung bình theo mùa là 74,4%.
Bộ trưởng Aasland cho biết các quan chức sẽ đưa ra quyết định chính xác trong tuần tới, song lưu ý rằng khi mực nước hồ chứa thấp hơn mức trung bình theo mùa, xuất khẩu sẽ bị hạn chế.
Một số chính trị gia Na Uy đã đề nghị ngừng xuất khẩu cho đến khi cuộc khủng hoảng năng lượng này kết thúc. Tuy nhiên, các nhà chức trách cho rằng điều đó là không khả thi vì mặc dù không phải là thành viên Liên minh châu Âu (EU) nhưng Na Uy là một phần của thị trường điện duy nhất ở châu Âu.
Trong khi ở nhiều nước châu Âu, nhu cầu sử dụng điện hầu như ở mức bình ổn hoặc giảm kể từ năm 1990, mức tiêu thụ điện nội địa của Na Uy đã tăng mạnh gần 25% so với cùng kỳ, do nước này đã hạn chế khai thác nhiên liệu hóa thạch và khuyến khích sử dụng ô tô điện.
Một số nhà xuất khẩu điện lớn khác của châu Âu, đặc biệt là Pháp, cũng đang gặp phải vấn đề sản xuất. Sản lượng từ các lò phản ứng hạt nhân chủ chốt của nước này đã giảm thấp nhất trong nhiều thập kỷ.
Khả năng hạn chế xuất khẩu điện của Na Uy sẽ đặt ra thêm câu hỏi về an ninh nguồn cung cấp điện ở một số quốc gia trong mùa đông này. Một tuyến cáp điện ngầm giữa Anh và Na Uy đã được khai trương vào năm ngoái với khả năng xuất khẩu là 1,4 gigawatt, tương đương 2 - 3% nhu cầu dự kiến của Anh trong mùa đông năm nay.
Các nhà phân tích tại công ty tư vấn Aurora Energy Research có trụ sở tại Anh nhận định London có thể phải duy trì những nhà máy than dự kiến ngừng hoạt động vào tháng tới để bù đắp cho sự thiếu hụt từ Na Uy - một động thái có thể khiến người tiêu dùng phải chịu mức giá cao hơn.
Theo thông báo chính thức của EU ngày 8/8, kế hoạch của EU về cắt giảm tiêu thụ khí đốt trên toàn khối ở mức 15% nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng năng lượng sẽ có hiệu lực vào ngày 9/8.
Thông báo nhấn mạnh sau khi xem xét nguy cơ cận kề đối với an ninh nguồn cung khí đốt, kế hoạch trên sẽ có hiệu lực do vấn đề đã trở nên khẩn cấp. Mục đích của kế hoạch là giúp EU tăng dự trữ khí đốt kịp thời cho mùa Đông. Các nước thành viên sẽ nỗ lực hết sức để cắt giảm tiêu thụ khí đốt ở mức ít nhất 15% vào giai đoạn từ giữa tháng 8 đến tháng 3/2023, dựa trên mức tiêu thụ trung bình của 5 năm trước.
Ngày 5/8 vừa qua, các nước thành viên EU đã chính thức thông qua kế hoạch khẩn cấp của khối nhằm cắt giảm lượng khí đốt tiêu thụ, trong bối cảnh các nước đang cố gắng tiết kiệm nhiên liệu cho mùa Đông tới do nguồn cung khan hiếm. Theo thông báo của Cộng hòa Séc, quốc gia hiện giữ chức Chủ tịch luân phiên của EU, thỏa thuận này đã được các nước EU phê chuẩn, ngoại trừ Hungary và Ba Lan.
Lo thiếu khí đốt, Đức có thể giảm bán điện sang các nước láng giềng Ông Hendrik Neumann, Giám đốc kỹ thuật của Amprion - Nhà điều hành lưới điện hàng đầu của Đức, cho biết nước này có thể phải giảm lượng xuất khẩu điện sang các nước láng giềng trong mùa đông tới, bao gồm cả Pháp. Ảnh minh họa: Getty Images Theo tờ Financial Times, động thái trên là "biện pháp cuối cùng" của Đức...