Sau khi bán cổ phần cho VinaCapital, Nhựa Ngọc Nghĩa (NNG) bất ngờ báo lỗ 350 tỷ đồng
Gánh nặng trích lập dự phòng khiến Nhựa Ngọc Nghĩa (NNG) báo lỗ lớn trong quý 4 kéo cả năm 2019 kinh doanh thua lỗ.
Công ty Cổ phần Công nghiệp – Dịch vụ – Thương Mại Ngọc Nghĩa (mã UpCOM: NNG) đã công bố BCTC hợp nhất quý 4/2019 và lũy kế cả năm 2019.
Theo đó, riêng quý 4/2019 doanh thu thuần đạt 429 tỷ đồng giảm nhẹ so với cùng kỳ, giá vốn hàng bán giảm nhiều hơn mức giảm của doanh thu nên lãi gộp đạt 88,8 tỷ đồng tăng 26% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong kỳ doanh thu từ hoạt động tài chính giảm từ 4,8 tỷ đồng xuống chỉ còn 1,6 tỷ đồng trong khi chi phí tài chính trong đó chủ yếu là chi phí lãi vay vẫn ở mức cao với 25 tỷ đồng, chi phí bán hàng cũng tăng 9% lên hơn 25 tỷ đồng và chi phí QLDN lên tới 485,6 tỷ đồng là nguyên nhân chính khiến NNG báo lỗ ròng 434,6 tỷ đồng trong quý 4/2019 trong khi cùng kỳ cũng thua lỗ 420 tỷ đồng.
Trước đó NNG có lãi trong 9 tháng đầu năm, tuy nhiên khoản lỗ lớn trong quý 4 khiến lũy kế cả năm 2019, NNG lỗ ròng 350 tỷ đồng trong khi cùng kỳ có lãi gần 353 tỷ đồng. Đây cũng là năm đầu tiên NNG báo lỗ kể từ khi niêm yết.
Tính đến 31/12/2019, NNG có 350,7 tỷ đồng các khoản phải thu ngắn hạn trong đó phải thu về cho vay ngắn hạn là 641 tỷ đồng, phải thu ngắn hạn khách hàng là 348 tỷ đồng khiến NNG phải trích lập dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi lên tới 873,6 tỷ đồng. Nợ phải trả ở mức 1.598 tỷ đồng chiếm 58% tổng nguồn vốn trong đó vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn là 1.017 tỷ đồng, vay và nợ thuê tài chính dài hạn là 252,4 tỷ đồng, khoản lỗ lớn trong quý 4 khiến lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến 31/12/2019 chỉ còn 149 tỷ đồng.
Hiện trong BCTC quý 4/2019 không được NNG thể hiện khoản mục dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi, nhưng nếu theo BCTC 2018 đã được kiểm toán thì phần lớn giá trị trích lập dự phòng là cho CTCP Hàng tiêu dùng Opera vay theo các hợp đồng đã quá hạn trả nợ phát sinh từ năm 2013 và 2014.
Video đang HOT
Mới đây Nhựa Ngọc Nghĩa đã thông qua việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và toàn bộ tài sản gắn liền trên đất đối với lô IV-22 Tây Thạnh, quận Tân Phú, Tp.HCM; giá bán hơn 141 tỷ đồng (chưa gồm VAT), đơn vị mua lại là Công ty TNHH Sản xuất Công nghiệp Thương mại Trâm Anh.
Công ty cũng thông báo phát hành hơn 29 triệu cổ phiếu, giá phát hành 17.053 đồng/cp (cao hơn thị giá hiện nay đến 55%). Tổng số tiền thu về đạt 500 tỷ đồng, Công ty sẽ dùng 200 tỷ để bổ sung vốn lưu động cũng như cơ cấu nợ lưu động; hơn 300 tỷ còn lại sẽ được dùng để đầu tư máy móc thiết bị gia tăng công suất sản xuất. Đối tượng tham gia mua cổ phần đợt này là Tempel Four Limited – một pháp nhân do quỹ VOF của VinaCapital nắm giữ phần lớn vốn.
Trước đó vào ngày 10/10, VinaCapital đã thông báo sẽ đầu tư 21,4 triệu USD vào Ngọc Nghĩa, trong đó quỹ VOF góp 17 triệu USD. Giám đốc Điều hành VOF, ông Andy Ho cho biết đây là một thương vụ đầu tư hoàn hảo của VOF vào một công ty hàng đầu thị trường, trong đó Nhựa Ngọc Nghĩa đang được hưởng lợi từ câu chuyện tiêu dùng nội địa tăng trưởng mạnh mẽ tại Việt Nam.
Theo đánh giá của nhà đầu tư ngoại, Nhựa Ngọc Nghĩa có tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) về doanh thu là 15,3% trong giai đoạn 2016-2018. Công ty dự kiến sẽ đạt 74 triệu USD doanh thu từ hoạt động kinh doanh PET (polyetylen) cốt lõi trong năm 2019.
Được thành lập năm 1993, Nhựa Ngọc Nghĩa đã cung cấp bao bì nhựa cho các tên tuổi như Unilever, Coca-Cola, Pepsi và Vinamilk. Công ty có trụ sở tại Tp.HCM, sản lượng hàng năm đạt 3,7 tỷ khuôn, chai với 3 cơ sở sản xuất.
Tú Anh
Theo Tài chính Plus/HNX
Chứng khoán Việt Nam giảm mạnh top đầu Thế giới, danh mục Dragon Capital, VinaCapital đồng loạt giảm sâu
Trong khi đó, danh mục Pyn Elite Fund không có nhiều biến động do quỹ nắm giữ nhiều cổ phiếu ngân hàng, đặc biệt CTG.
Ảnh hưởng của dịch virus Corona đã khiến chứng khoán toàn cầu giảm mạnh trong những ngày đầu năm mới và thị trường Việt Nam cũng không ngoại lệ. Theo số liệu chốt phiên giao dịch 4/2, chỉ số VN-Index dừng tại 929,09 điểm, giảm 3,32% so với đầu năm và năm trong top 10 chỉ số chứng khoán giảm mạnh nhất Thế giới tính từ đầu năm 2020. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ năm 2016 chứng khoán Việt Nam giảm trong tháng 1.
Tính rộng ra trong khoảng thời gian 3 tháng và 6 tháng, VN-Index cũng nằm trong top những chỉ số chứng khoán "tệ" nhất Thế giới.
VN-Index có biến động "tệ" hàng đầu thế giới
Diễn biến kém tích cực của thị trường đã khiến danh mục phần lớn nhà đầu tư sụt giảm mạnh, ngay cả những quỹ đầu tư hàng đầu thị trường như Dragon Capital, VinaCapital cũng không ngoại lệ.
Dữ liệu tại ngày 31/1 cho biết NAV/Shares của Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL), quỹ lớn nhất do Dragon Capital quản lý là 6,51 USD, giảm 3,7% so với đầu năm. Trước đó trong năm 2019, tăng trưởng NAV/Shares của VEIL chỉ là 3,4%, thấp hơn nhiều so với đà tăng của VN-Index.
Top 10 cổ phiếu lớn nhất danh mục VEIL có sự hiện diện của các cổ phiếu như MWG, VHM, ACB, KDH, HPG, MBB, FPT, PNJ, VCB, SAB.
Tương tự, VinaCapital Vietnam Opportunity (VOF), quỹ lớn nhất do VinaCapital quản lý cũng chịu ảnh hưởng từ diễn biến tiêu cực của thị trường. Tại ngày 31/1, NAV/Shares của VOF đạt 4,84 USD, giảm 2,81% so với đầu năm.
Thời gian gần đây, VOF có xu hướng gia tăng tỷ trọng đầu tư vào các công ty tư nhân (Private Equity) cũng như trái phiếu để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của thị trường chứng khoán. Dù vậy, biến động mạnh của thị trường trong tháng qua vẫn gây ảnh hưởng nhất định tới danh mục quỹ. Vào thời điểm cuối năm 2019, HPG là cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất danh mục VOF, tiếp theo lần lượt là KDH, ACV, PNJ, VNM...
Trong khi đó, Pyn Elite Fund có biến động tích cực hơn khi NAV/Shares chỉ giảm nhẹ 0,9% trong tháng 1. Việc danh mục Pyn Elite Fund có biến động tích cực hơn VEIL, VOF do quỹ nắm giữ nhiều cổ phiếu ngân hàng, đây là nhóm cổ phiếu có diễn biến khả quan nhất thị trường thời gian gần đây.
Nắm giữ nhiều cổ phiếu ngân hàng, đặc biệt CTG giúp Pyn Elite Fund "chống bão"
Dữ liệu nhày 3/2 cho biết 3 cổ phiếu ngân hàng TPB, HDB, CTG đang chiếm tỷ trọng lớn nhất danh mục Pyn Elite Fund với tỷ trọng lần lượt là 11,86%; 11% và 10,53%. Trong đó, CTG được coi là "ngôi sao" trên thị trường những ngày gần đây với nhịp bứt phá mạnh mẽ bất chấp thị trường biến động. Kết thúc phiên giao dịch 4/2, thị giá CTG đạt 26.900 đồng/cp, tăng trưởng 29% so với đầu năm.
Biến động cổ phiếu CTG thời gian gần đây
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
VinaCapital muốn bán toàn bộ cổ phần tại Y khoa Tâm Trí DealStreetAsia dẫn nguồn tin thân cận cho biết, VinaCapital đang có kế hoạch chào bán cổ phần đang nắm giữ tại Tập đoàn Y khoa Tâm Trí (TMMC). Ảnh: vietnamfinance.vn Theo đó, kế hoạch bán cổ phần đã được quỹ này đưa ra từ năm 2019. VinaCapital muốn bán toàn bộ cổ phần đang nắm giữ tại công ty này với mức định...