Sau khi bán cho Việt Nam và Campuchia, Lào bắt đầu xuất khẩu điện sang Singapore
Ngày 23/6, Singapore đã bắt đầu nhập khẩu năng lượng tái tạo từ Lào thông qua Thái Lan và Malaysia.
Đây là động thái đánh dấu thương mại điện xuyên biên giới đa phương đầu tiên liên quan đến bốn nước thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và cũng là lần đầu tiên Singapore nhập khẩu năng lượng tái tạo.
Thuỷ điện Xayaburi ở Lào. Ảnh: xayaburi.com.
Cụ thể, 100 megawatt (MW) thủy điện từ Lào sẽ được đưa vào Singapore bằng các kết nối liên kết hiện có trong khuôn khổ Dự án Tích hợp Điện của Lào-Thái Lan-Malaysia-Singapore – một dự án liên chính phủ được thành lập vào năm 2014 để nghiên cứu tính khả thi của thương mại điện xuyên biên giới.
Video đang HOT
Công suất 100 MW chiếm khoảng 1,5% nhu cầu điện ở thời kỳ cao điểm của Singapore vào năm 2020 và có thể cung cấp năng lượng cho khoảng 144.000 căn hộ bốn phòng của nước này trong một năm.
Tháng 10/2021, Singapore công bố kế hoạch nhập khẩu khoảng 30% điện năng từ các nguồn carbon thấp vào năm 2035 để giảm lượng khí thải carbon trong ngành điện của mình. Hiện tại, hơn 95% điện năng của Singapore được tạo ra bằng cách đốt khí đốt tự nhiên, một loại nhiên liệu hóa thạch.
Ngành điện Singapore chiếm khoảng 40% tổng lượng khí thải của nước này. Những hạn chế về đất đai ở “đảo quốc sư tử” đã cản trở việc xây dựng các trang trại năng lượng Mặt Trời lớn, và nước này cũng không thể tiếp cận các dạng năng lượng tái tạo thay thế, chẳng hạn như năng lượng gió hoặc thủy điện. Tuy nhiên, một báo cáo gần đây do Cơ quan thị trường năng lượng Singapore (EMA) ủy quyền cho thấy lĩnh vực này sẽ đạt được mục tiêu mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050.
EMA cho biết cơ quan này cũng đang nghiên cứu các dự án thử nghiệm để nhập khẩu điện từ Malaysia và Indonesia.
Hợp đồng nhập khẩu điện này được ký kết vào tháng 9/2021. Việc nhập khẩu sẽ nhằm mục đích kiểm tra các khuôn khổ quy định và kỹ thuật đối với việc nhập khẩu điện vào Singapore, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu quy mô lớn hơn từ khu vực này trong tương lai.
Hai bên cho biết lưới điện ASEAN là một sáng kiến quan trọng của khu vực nhằm tăng cường tính liên kết, tính bền vững và an ninh năng lượng thông qua các kết nối điện hiện có. Điều này mang lại cơ hội khai thác các nguồn năng lượng tái tạo và carbon thấp trong khu vực, đồng thời góp phần hướng tới phát triển kinh tế, cải thiện an ninh và ổn định năng lượng.
Trước khi xuất khẩu điện sang Singapore, Chính phủ Lào tập trung triển khai hàng loạt các dự án thủy điện trên toàn quốc nhằm thúc đẩy xuất khẩu điện năng sang nhiều nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam, Campuchia. Ngoài ra, Lào còn xuất khẩu điện năng sang nhiều nước khác nữa như Thái Lan, Trung Quốc.
Lào sẽ sớm bán điện cho Singapore theo thỏa thuận
Tờ Vientine Times số ra ngày 20/6 đưa tin Lào sẽ sớm bán điện cho Singapore trong khuôn khổ Dự án Hội nhập năng lượng Lào - Thái Lan - Malaysia - Singapore (LTMS-PIP).
Theo báo trên, cuối tuần qua, trước sự chứng kiến của Bộ trưởng Năng lượng và Mỏ của Lào, ông Daovong Phonekeo và Đại sứ Singapore tại Lào, bà Leow Siu Lin, Công ty Điện lực Lào (EDL) và Công ty Keppel Infrastructure Holdings của Singapore đã ký với Thỏa thuận mua bán điện. Theo đó, phía Lào sẽ xuất khẩu 30 MW điện sang Singapore vào mùa khô và 100 MW vào mùa mưa trong giai đoạn 2022 - 2023.
LTMS-PIP là dự án Dự án Hội nhập Năng lượng Lào - Thái Lan - Malaysia - Singapore.
Đây là ý tưởng được bốn nước trên đưa ra vào tháng 9/2014 nhằm trao đổi điện giữa các nước láng giềng thông qua Cộng đồng Kinh tế ASEAN và Mạng lưới điện ASEAN (APG).
Phát biểu tại lễ ký, Giám đốc Điều hành EDL, ông Chanthaboun Soukaloun, đánh giá LTMS-PIP sẽ một dấu mốc đáng chú ý khác cho mục tiêu lớn hơn nhằm hiện thực hóa mục tiêu thành lập Mạng lưới điện ASEAN trong tương lai gần (APG).
Trong những năm qua, để phục vụ nhu cầu điện trong nước và hướng tới xuất khẩu, Chính phủ Lào đã triển khai xây dựng hàng loạt nhà máy thủy điện và đang lên kế hoạch xây dựng nhiều nhà máy khác nhằm hiện thực hóa mục tiêu biến nước này thành "bình ắc quy"của Đông Nam Á.
"Mở khóa" tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo của châu Á Các đại biểu cho rằng cần thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia trong việc dỡ bỏ những rào cản về quyền sở hữu trí tuệ nhằm tăng cường chia sẻ kiến thức và chuyển giao công nghệ năng lượng tái tạo. Dự án năng lượng tái tạo ở Ninh Thuận. (Ảnh: Công Thử/TTXVN) Chiều 15/6, báo Việt Nam News (Thông tấn...