Sau khi ăn xiên mực nướng, cô bé 7 tuổi nhập viện trong tình trạng nôn ra máu và được bác sĩ khuyên nên tránh ăn 3 nhóm thực phẩm
Cô bé ăn xong thì có dấu hiệu đau bụng, buồn nôn, nôn ra máu nên được người nhà đưa đến bệnh viện khám.
Tiểu Hoan (7 tuổi) là một cô bé sống tại thành phố Tây An, Trung Quốc. Dạo gần đây, khi bố cho tiền mua xiên mực nướng, cô bé ăn xong thì có dấu hiệu đau bụng, buồn nôn, nôn ra máu nên được người nhà đưa đến bệnh viện khám.
Cô bé có dấu hiệu đau bụng, buồn nôn, nôn ra máu sau khi ăn xiên mực nướng.
Bác sĩ Hạnh, bệnh viện Xi’an Children’s Hospital, chia sẻ: “Bệnh nhi có triệu chứng đau bụng nhưng không có dấu hiệu sốt, do đó bác sĩ đã tìm hiểu tiền sử mắc bệnh và phát hiện triệu chứng của bệnh nhi có liên quan đến căn bệnh từng được chẩn đoán mắc 4 năm trước là bệnh viêm mao mạch dị ứng, căn bệnh này đã tái phát sau khi bệnh nhi ăn xiên mực nướng”. Sau khi tiếp nhận điều trị chống dị ứng và lọc máu, tình trạng của cô bé đã cải thiện và xuất viện về nhà.
Bác sĩ Hạnh, bệnh viện Xi’an Children’s Hospital.
Theo kinh nghiệm lâm sàng, bác sĩ Hạnh cho biết, bệnh viêm mao mạch dị ứng gồm các đốm xuất huyết, xuất hiện ở chi dưới và mông của người bệnh. Bệnh này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và phổ biến hơn ở trẻ em. Bác sĩ Hạnh cảnh báo, bệnh nhân mắc bệnh viêm mao mạch dị ứng ngoài điều trị thuốc, cần phải kiểm soát chế độ ăn uống. Người bị bệnh viêm mao mạch dị ứng nên tránh 3 loại thực phẩm gây kích ứng là: Các loại hải sản, trái cây dễ gây dị ứng và chế phẩm từ sữa.
Viêm mao mạch dị ứng là gì?
Video đang HOT
Ban xuất huyết Henoch-Schonlei (HSP), hay còn gọi là viêm mao mạch dị ứng, là rối loạn tự miễn dịch gây viêm và xuất huyết trong các mạch máu nhỏ ở da, khớp, ruột và thận của bạn.
Tình trạng này được gọi là viêm mạch máu, có thể làm các mạch máu của các cơ quan bị rò rỉ và sẽ dẫn đến một số triệu chứng nghiêm trọng.
Những nguyên nhân nào gây ra ban xuất huyết Henoch-Schonlein (viêm mao mạch dị ứng)?
Trong ban xuất huyết Henoch-Schonlein (HSP), một số mạch máu nhỏ của cơ thể sẽ bị viêm và có thể gây ra máu ở da, khớp, bụng và thận. Những dấu hiệu ban đầu của viêm mạch máu thường không rõ ràng, mặc dù hệ thống miễn dịch bất thường – nơi hệ miễn dịch tấn công các tế bào và cơ quan của cơ thể – cũng gây ra những dấu hiệu tương tự.
Gần 30-50% các trường hợp bị HSP phát bệnh sau khi bị nhiễm trùng đường hô hấp trên, chẳng hạn như cảm lạnh khoảng 10 ngày. Nhiễm trùng có thể bao gồm thủy đậu, viêm họng, bệnh sởi và viêm gan. Các tác nhân khác có thể có bao gồm một số thuốc, thực phẩm, côn trùng cắn hoặc tiếp xúc với thời tiết lạnh.
Các triệu chứng phổ biến của ban xuất huyết Henoch-Schonlein (HSP) là:
Phát ban (ban xuất huyết). Điểm đối xứng màu đỏ-tím, thường được tìm thấy trên lưng, mông, chi trên, và đùi trên ở trẻ nhỏ hoặc trên mắt cá chân và cẳng chân ở trẻ và người lớn. Đây là dấu hiệu điển hình nhất của ban xuất huyết Henoch-Schonlei (HSP).
- Sưng và đau khớp (viêm khớp): Những người có HSP thường bị viêm khớp, liên quan đến đau và sưng – chủ yếu ở đầu gối và mắt cá chân. Đau khớp đôi khi đi trước phát ban bình thường một hoặc hai ngày, nhưng chúng sẽ mất đi và không gây ra bất kỳ vấn đề mãn tính nào.
- Các triệu chứng về tiêu hóa: Đau bụng, buồn nôn, nôn hoặc phân có máu có thể xảy ra trước khi phát ban xuất hiện.
- Triệu chứng ở thận: Một lượng nhỏ máu và protein có thể được tìm thấy trong nước tiểu khi thận bị ảnh hưởng.
Bệnh nhân phát hiện bị ung thư dạ dày sau 3 tháng đau bụng
Bà Chen (người Trung Quốc) phát hiện bị ung thư khi nội soi dạ dày sau 3 tháng chịu đựng những cơn đau bụng âm ỉ.
Bà Chen nhập viện do bị đau vùng bụng trên. Bà đã chịu đựng tình trạng này suốt 3 tháng. Ban đầu, người phụ nữ 55 tuổi không quá bận tâm vì chỉ đau âm ỉ.
Nhưng sau đó, các triệu chứng ngày càng nặng và tăng tần suất. "Tôi không muốn ăn uống gì và bị sụt cân sau nửa tháng", bà Chen tâm sự.
Đau thượng vị kéo dài có thể liên quan tới các bệnh dạ dày. Ảnh minh họa: Healthline
Qua nội soi dạ dày, bác sĩ phát hiện ra khối u có đường kính 4 cm trong dạ dày của bà Chen. Ở Trung Quốc, số trường hợp bị phát hiện ung thư dạ dày lên tới 400.000 người mỗi năm.
Dạ dày là bộ phận quan trọng trong hệ tiêu hóa của cơ thể. Sau khi vào dạ dày, thức ăn dưới dạng nhuyễn sẽ được trộn lẫn với các dịch vị trước khi chuyển xuống ruột non để tiếp tục tiêu hóa.
Nếu bạn có đầy đủ 4 dấu hiệu dưới đây, nguy cơ bị ung thư dạ dày của bạn rất cao:
1. Bị đau thượng vị khi ăn
Nếu cơn đau thượng vị (vùng bụng trên rốn) xuất hiện đột ngột, có thể người bệnh bị ngộ độc thực phẩm, do ăn quá no, không điều độ hoặc viêm ruột thừa (nếu có sốt).
Nhưng nếu tình trạng này kéo dài, bệnh nhân có khả năng lớn bị bệnh liên quan tới dạ dày như viêm loét, thậm chí là ung thư.
Đau thượng vị là một trong những dấu hiệu rõ rệt nhất cảnh báo ung thư dạ dày. Hiện tượng này xảy ra do niêm mạc dạ dày bị tổn thương dẫn tới những cơn đau liên tục.
2. Ăn mất ngon
Mặc dù không phải là nơi sản sinh ra chất dinh dưỡng cho cơ thể nhưng dạ dày đóng vai trò quan trọng trong quá trình đó. Thức ăn rắn vào tới dạ dày được nhào trộn với dịch vị để tạo thành một hỗn hợp sẽ tiếp tục được xử lý ở ruột non.
Dạ dày bị loét, có khối u sẽ gây ra cảm giác chán ăn đột ngột ở những người từng luôn ngon miệng.
3. Buồn nôn và nôn khi ăn
Dạ dày của người bị ung thư sẽ cứng như da. Lúc này, hoạt động của dạ dày sẽ trở nên yếu ớt rõ rệt, bị tắc nghẽn. Khi đó, bệnh nhân dễ có cảm giác buồn nôn và nôn.
4. Nôn ra máu hoặc phân màu đen
Khi khối u phát triển, bệnh nhân sẽ có hiện tượng xuất huyết đường tiêu hóa. Khi đó, người bệnh có thể nôn ra máu hoặc phân màu đen. Đây là lúc tình trạng khá nặng, cần đi khám ngay.
Cứu sống kịp thời bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa nguy kịch Bệnh nhân hiện tỉnh táo, dấu hiệu sinh tồn ổn định, bụng mềm, không thấy xuất huyết tiêu hóa tái phát và dự kiến ra viện sớm. Sáng 22/6, bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, các bác sĩ Khoa Nội soi phối hợp bác sĩ Khoa nội Tiêu hóa đã cứu sống kịp thời bệnh nhân bị xuất huyết...