Sau IPO, Uber mất 2 Giám đốc cấp cao
Công ty công nghệ chia sẻ xe hàng đầu của Mỹ Uber đã mất đi hai lãnh đạo cấp cao, chỉ 1 tháng sau khi lên sàn chứng khoán.
Thứ sáu tuần trước, hãng gọi xe Uber xác nhận giám đốc hoạt động (COO) Barney Harford và giám đốc marketing (CMO) Rebecca Messina của công ty sẽ nghỉ việc.
Công bố này được đưa ra chỉ một tháng sau khi Uber chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO).
Harford được Khosrowshahi đưa vào Uber vào tháng 12/2017 với vai trò “cánh tay phải” của mình. Trước đó, Khosrowshahi và Harford từng làm việc với nhau tại Expedia – tại đây Khosrowshahi là giám đốc điều hành.
Harford đã gây không ít tranh cãi trong thời gian tương đối ngắn ngủi tại Uber. Tháng 7 năm ngoái, tờ New York Times đưa tin nói về việc một số nhân viên Uber tỏ ra quan ngại về những bình luận được cho là mang tính phân biệt chủng tộc của ông.
Trong khi đó, giám đốc marketing Rebecca Messina mới chỉ làm việc tại Uber được 9 tháng.
Khosrowshahi cho biết Messina rời Uber sau khi công ty quyết định kết hợp 3 bộ phận gồm chính sách, truyền thông và marketing vào làm một và hoạt động dưới sự điều hành của Jill Hazelbaker – người đã làm việc tại Uber từ năm 2015.
Video đang HOT
” Không có thời điểm nào thực sự thích hợp để công bố những thay đổi như thế này, nhưng với IPO ở đằng sau, tôi cảm thấy đây là thời điểm phù hợp để đơn giản hoá bộ máy tổ chức và chuẩn bị cho tương lai”, Khosrowshahi viết.
Nằm trong kế hoạch điều chỉnh bộ máy lãnh đạo, thêm 2 giám đốc nữa – một người phụ trách Uber Eats và một người phụ trách dịch vụ gọi xe của Uber trên toàn cầu – sẽ báo cáo trực tiếp cho Khosrowshahi.
Uber đang phải đối mặt với những quan ngại liên quan tới lịch sử lỗ nặng và tăng trưởng doanh thu chậm lại. Ngoài ra, lo lắng của các nhà đầu tư về chiến tranh thương mại Mỹ – Trung leo thang cũng ảnh hưởng không nhỏ tới cổ phiếu công ty này.
Sự xáo trộn về nhân sự này diễn ra trong bối cảnh Uber vừa trải qua một tháng đầu tiên đầy sóng gió trên sàn chứng khoán. Trong đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào đầu tháng 5/2019, Uber đưa ra mức giá dự kiến là 45 USD/cổ phiếu.
Theo thuonggiaonline.vn
ĐHĐCĐ Dầu Tường An: Đặt kế hoạch kinh doanh thận trọng, lợi nhuận 136 tỷ đồng
Đại diện Tường An cho biết, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang không ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu của TAC, nhưng ảnh hưởng đến giá mua nguyên liệu do tỷ giá biến động.
Sáng ngày 10/06/2019, Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019 của CTCP Dầu thực vật Tường An (mã TAC) đang diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh.
Năm 2018 là năm thứ 2 liên tiếp Tường An thực hiện quá trình chuyển đổi
Năm 2018, TAC không thể hoàn thành kế hoạch kinh doanh đề ra cho cả 2 chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận, với doanh thu thuần đạt 4.408 tỷ đồng, tăng 1,64% nhờ sự tăng trưởng ở phân khúc sản phẩm cao cấp; lợi nhuận trước thuế 136 tỷ đồng, giảm 18% so với năm 2017. Dù vậy, cổ tức thực hiện vẫn giữ ở mức 24% như kế hoạch đã đề ra.
"HĐQT xin nhận trách nhiệm về việc đã đề ra kế hoạch kinh doanh lạc quan dựa trên nền tảng và cơ hội của Tường An đang có mà không lường hết các rủi ro đến từ việc thay đổi chính sách thương mại của Mỹ và cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung" - lãnh đạo TAC trình bày.
Sự thay đổi chính sách thương mại của Mỹ và cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung trong thời gian qua "nằm ngoài tầm kiểm soát" của doanh nghiệp, đã tác động đến nhiều ngành nghề trong đó có lĩnh vực dầu ăn. Cụ thể, năm 2018 giá dầu thế giới đã có những diễn biến vô cùng khó lường, giá liên tục giảm và kéo dài bất thường.
Việc phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu khiến ngành dầu ăn dễ chịu ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài như tỷ giá, những cú sốc về nguồn hàng cung cấp và điều này đã tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Tường An.
Để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực từ những biến động trên thị trường dầu ăn, năm 2018, Tường An đã tăng cường các biện pháp giám sát, phân tích, dự báo. Chủ động cơ cấu lại danh mục sản phẩm thông qua chiến lược cao cấp hóa thương hiệu; chủ động điều chỉnh kế hoạch kinh doanh đảm bảo duy trì được thị trường hiện có; tái cấu trúc hệ thống kênh phân phối và vận hành hệ thống.....
Tiếp tục thực hiện mục tiêu "Lấp đầy Gian bếp Việt"
HĐQT Tường An đánh giá, thị trường thực phẩm tại Việt Nam trong thời gian tới sẽ tiếp tục tăng trưởng do mức độ tăng thu nhập khả dụng. Dù vậy, năm nay, diễn biến giá dầu nguyên liệu tiếp tục phức tạp, tình hình kinh tế thế giới và khu vực được dự báo sẽ tiếp tục khó lường, nhất là cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Kinh tế thế giới được dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại và tiềm ẩn nhiều khó khăn, thách thức; ngành hàng tiêu dùng nhanh được dự báo là tăng trưởng chậm lại.
Ban lãnh đạo Tường An đánh giá, dưới tác động của chiến tranh thương mại biến động tỷ giá, lãi suất, rủi ro trên thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế tiếp tục gia tăng và tác động trực tiếp đến giá nguyên liệu liệu dầu ăn, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dầu ăn.
Để thích ứng với những biến động và rủi ro nói trên, chiến lược kinh doanh năm 2019 Tường An tập trung vào tiếp tục cao cấp hóa sản phẩm, phát triển hệ thống kênh phân phối, tăng cường phát triển thương hiệu, tiếp tục mở rộng và thâm nhập ngành hàng mới. Trong đó với chiến lược tiếp tục cao cấp hóa sản phẩm, tập trung vào phân khúc sản phẩm cao cấp, lãnh đạo Tường An cho rằng phân khúc sản phẩm cao cấp ít chịu rủi ro kinh tế thế giới.
Với sự thận trọng, Tường An đạt mục tiêu năm 2019 với doanh thu thuần 3.854 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế 136 tỷ đồng, bằng mức thực hiện được trong năm 2018; cổ tức kế hoạch 20%.
Lãnh đạo của Tường An cho biết thêm, từ tháng 4/2018 giá dầu ăn bắt đầu giảm, mức giảm khoảng 10%, nhưng xu hướng giảm không dừng lại. Vì vậy, giá mua nguyên liệu chốt ở thời trong quá khứ, đến khi nhận hàng doanh nghiệp đã bị lỗ. 6 tháng đầu năm xu hướng giá nguyên liệu tiếp tục giảm nên ban lãnh đạo công ty rất thận trọng. Trong bối cảnh đó, nhóm sản phẩm cao cấp sẽ bền vững trong tương lai, ít chịu ảnh hưởng bởi biến động giá nguyên liệu. Khi giá dầu nguyên liệu phục hồi, Tường An sẽ tấn công sau hơn vào nhóm sản phẩm thấp cấp.
Đại hội thảo luận
Kết quả kinh doanh 5 tháng đầu năm 2019? Doanh thu đạt khoảng 1.400 tỷ đồng, giảm 18% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận khoảng 50 tỷ đồng, tăng so với cùng kỳ.
TAC dự kiến thực hiện chia cổ tức 24% khi nào? Công ty sẽ tiến hành các thủ tục ngay sau khi được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
Chiến tranh thương mại Mỹ Trung tiếp tục leo thang sẽ ảnh hưởng thế nào đến việc mua nguyên liệu của TAC? TAC nhập nguyên liệu được sản xuất tại Indonesia và Malaysia. Vì vậy, chiến tranh thương mại Mỹ Trung leo thang không ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu của TAC, nhưng ảnh hưởng đến giá mua nguyên liệu do biến động tỷ giá.
HỒNG QUÂN
Theo bizlive.vn
Lực mua lớn nhất trên thị trường chứng khoán "biến mất" Trong bối cảnh các thị trường chứng khoán toàn cầu bị bao trùm bởi bóng mây từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, lại có thêm một lý do nữa khiến giới đầu tư lo ngại: Sức mua mạnh nhất trên thị trường thời gian qua chuẩn bị biến mất. Ảnh Shutterstock Mặc dù chao đảo trong thời gian gần đây, nhưng...