Sau hục hặc, chia tay nhau trong êm đẹp
Được HĐXX nêu hướng giải quyết bằng cách thỏa thuận, công ty xin hòa giải, chấp nhận yêu cầu của người lao động và chia tay nhau trong nhẹ nhàng.
TAND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ xét xử một vụ tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà tòa này từng thụ lý giải quyết phúc thẩm. Nguyên đơn của vụ án là ông Nguyễn Hoàng Đức Vinh (sinh năm 1983) và bị đơn là Công ty cổ phần Trung tâm thương mại Lotte Việt Nam (gọi tắt là Công ty Lotte, chi nhánh phường Long Bình, TP Biên Hòa, Đồng Nai).
Mất việc và khởi kiện
Theo hồ sơ khởi kiện, năm 2014, ông Vinh có ký hợp đồng lao động và bắt đầu làm việc tại Công ty Lotte với công việc phụ trách an ninh, giám sát. Đến năm 2017, ông Vinh có mâu thuẫn với các đồng nghiệp.
Tháng 12-2017, lãnh đạo Công ty Lotte thông báo với ông Vinh chờ bố trí công việc mới. Tuy nhiên, công ty không bố trí công việc mới, cũng không trả tiền lương cho ông Vinh. Sau đó, ông Vinh đã làm đơn gửi đến Phòng LĐ-TB&XH (TP Biên Hòa, Đồng Nai) đề nghị hòa giải để công ty bố trí công việc và trả tiền lương cho ông.
Ngày 6-6-2018, Phòng LĐ-TB&XH tổ chức hòa giải. Tại đây, phía công ty cho rằng ông Vinh không đến công ty làm việc nên công ty không trả lương. Đồng thời, công ty cũng chưa áp dụng hình thức kỷ luật nào với ông Vinh.
Hòa giải bất thành, ông Vinh đã khởi kiện Công ty Lotte ra tòa. Trong quá trình thu thập chứng cứ để giao nộp cho tòa án, ông Vinh phát hiện công ty đã chấm dứt hợp đồng lao động với ông từ tháng 2-2018.
Cho rằng Công ty Lotte chấm dứt hợp đồng lao động với mình là trái pháp luật, ông Vinh đã sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện. Cụ thể, ông Vinh yêu cầu tòa án buộc Công ty Lotte phải nhận ông lại làm việc và trả tiền lương, bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế, bồi thường… tổng cộng 63,7 triệu đồng.
Video đang HOT
Nguyên đơn Nguyễn Hoàng Đức Vinh tại phiên tòa phúc thẩm. Ảnh: MV
Thiện chí của phía bị đơn ở giai đoạn phúc thẩm
Xử sơ thẩm, TAND TP Biên Hòa đã tuyên chấp nhận toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn. HĐXX nhận định: Đại diện Công ty Lotte trình bày đã nhiều lần liên lạc gửi văn bản thông báo, yêu cầu ông Vinh trở lại làm việc. Tuy nhiên, các phiếu gửi này chỉ ghi nơi gửi, không có dấu nơi nhận. Do đó, những văn bản thông báo này không được chấp nhận là chứng cứ để nói rằng ông Vinh tự ý bỏ việc.
Về lời khai công ty không áp dụng bất cứ hình thức kỷ luật nào, HĐXX xét thấy không có căn cứ. Bởi vì dựa trên công văn của BHXH thì công ty đã ngưng đóng BHXH cho ông Vinh với lý do nghỉ ốm đau dài ngày. Do đó, việc công ty không trả lương, không đóng BHXH cho ông Vinh là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.
Do có kháng nghị của VKS nên mới đây TAND tỉnh Đồng Nai đã mở phiên phúc thẩm xét xử vụ án. Tại tòa, nguyên đơn vẫn đề nghị tòa nhận trở lại làm việc, truy đóng bảo hiểm và trả số tiền hơn 47 triệu đồng cho những ngày không được làm việc. Đại diện bị đơn cũng đề cập đến việc bồi thường cho nguyên đơn để giải quyết vụ án.
Sau đó, phía bị đơn xin được hòa giải với nguyên đơn. Từ đó, HĐXX phúc thẩm đã quyết định tạm dừng phiên tòa để hai bên có thời gian thương lượng, giải quyết. Kết quả, bị đơn đồng ý bồi thường cho nguyên đơn số tiền 200 triệu đồng. Theo thỏa thuận, nguyên đơn cũng đồng ý không trở lại công ty để làm việc nữa.
Căn cứ vào kết quả thương lượng, HĐXX phúc thẩm đã quyết định hủy bản án sơ thẩm, đình chỉ xét xử phúc thẩm và công nhận kết quả thỏa thuận này.
Nội dung kháng nghị của VKS
Sau khi TAND TP Biên Hòa xử sơ thẩm, VKS cùng cấp đã ban hành quyết định kháng nghị. Theo VKS, quá trình xét xử ông Vinh không đưa ra được chứng cứ chứng minh lãnh đạo công ty chỉ đạo ông chờ bố trí công việc khác. Bảng phân công công việc của ông Vinh vẫn được xếp lịch làm việc bình thường, do ông xin nghỉ phép với lý do cá nhân nên công ty bố trí nhân sự làm thay.
Tại phiên tòa sơ thẩm, ông Vinh khai có đến công ty nhưng không được vào. Tuy nhiên, bảng chấm công của công ty không thể hiện việc ông đến công ty (máy chấm công bằng vân tay đặt bên ngoài cửa ra vào trụ sở công ty). Do đó, lời khai của ông Vinh là không có căn cứ.
Do ông Vinh tự ý nghỉ việc nên công ty không chuyển tiền lương. Đồng thời, theo quy định tại khoản 3 Điều 85 Luật BHXH năm 2014 thì công ty không đóng BHXH cho ông Vinh là phù hợp với quy định của pháp luật. Từ đó, VKS đề nghị TAND tỉnh Đồng Nai sửa án sơ thẩm tuyên không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.
Kiến nghị mở rộng đối tượng được vay gói 62.000 tỷ đồng
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có Tờ trình gửi Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó kiến nghị mở rộng đối tượng thụ hưởng và bỏ bớt 1 tiêu chí cho doanh nghiệp vay trong gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng.
Sau quá trình thảo luận và thống nhất ý kiến của các bộ, ngành, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đã đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 42/NQ-CP.
Theo đó, đề xuất mở rộng hỗ trợ cho người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương tại cơ sở giáo dục dân lập, tư thục, cơ sở giáo dục công lập tự bảo đảm chi thường xuyên ở các cấp mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Thời gian hỗ trợ theo thời gian thực tế tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương, theo hàng tháng, tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch, tính từ ngày 1/2/2020 và không quá 3 tháng (trước đó tính bắt đầu từ ngày 1/4/2020).
Theo kế hoạch, quy mô hỗ trợ của gói hỗ trợ khoảng 62.000 tỷ đồng, hỗ trợ cho khoảng 20 triệu đối tượng được thụ hưởng. Trong số này, hỗ trợ bằng tiền mặt từ ngân sách nhà nước khoảng 30.000 tỷ đồng, còn lại là hỗ trợ gián tiếp, cho vay có điều kiện như gói 16.000 tỷ đồng để trả lương người lao động, cho vay hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo 6.000 tỷ đồng... Tuy nhiên, gói hỗ trợ 16.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp vay để trả lương cho lao động đến nay mới chỉ có 1 doanh nghiệp được vay.
Một trong những nguyên nhân là một số điều kiện trong gói hỗ trợ này quá khó để doanh nghiệp có thể đáp ứng được. Để giải quyết được vấn đề này, tại tờ trình trên, Bộ LĐ-TB&XH đã kiến nghị bỏ điều kiện "đã trả trước tối thiểu 50% lương ngừng việc cho người lao động theo Khoản 3, Điều 98 Bộ luật Lao động".
Tiêu chí thời gian lao động ngừng việc được hỗ trợ là trong khoảng thời gian tính từ tháng 4 đến tháng 6/2020 cũng được kiến nghị sửa thành tính từ tháng 4 đến tháng 12/2020 để tiếp tục hỗ trợ người sử dụng lao động đến hết năm 2020 bằng nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội. Tuy nhiên, thời gian hỗ trợ cho vay vẫn không quá 3 tháng.
Gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng đã hỗ trợ cho gần 16 triệu người thuộc các nhóm đối tượng được thụ hưởng với tổng kinh phí là trên 17,5 ngàn tỷ đồng. Ảnh: Internet.
Ngoài ra, Bộ LĐ-TB&XH cũng đề xuất sửa điều kiện "Doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính, không cân đối đủ nguồn để trả lương ngừng việc cho người lao động, đã sử dụng hết quỹ dự phòng tiền lương để trả lương cho người lao động ngừng việc" thành "Người sử dụng lao động có doanh thu quý I/2020 giảm 20% trở lên so với quý IV/2019 hoặc doanh thu của quý liền kề trước thời điểm xét hưởng giảm 20% trở lên so với cùng kỳ năm 2019" để cụ thể hóa tiêu chí xét duyệt hồ sơ cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội.
Về điều kiện được tạm hoãn đóng vào quỹ hưu trí tử tuất, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất giảm 50% lao động tham gia BHXH trở lên so với thời điểm cơ quan có thẩm quyền công bố dịch, xuống còn 20%. Với phương án này, dự kiến có khoảng 70% doanh nghiệp đủ điều kiện. Và giả định có khoảng từ 30% đến 50% số doanh nghiệp tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, tương ứng khoảng 120.000 doanh nghiệp đến 200.000 doanh nghiệp với khoảng từ 3,2 triệu đến 5,4 triệu lao động được tạm dừng đóng, với số tiền giảm 1 tháng khoảng từ 3.969 đến 6.618 tỷ đồng.
Theo Bộ LĐ - TBXH, tính đến ngày 27/7/2020, các địa phương đã phê duyệt danh sách gần 16 triệu người thuộc các nhóm đối tượng được thụ hưởng với tổng kinh phí là trên 17,5 ngàn tỷ đồng. Kho bạc bạc Nhà nước trung ương đã thực hiện giải ngân 11.920,865 tỷ đồng để thực hiện hỗ trợ cho 11.964.652 người và 12.784 hộ kinh doanh, gồm: đối tượng là người có công với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo đã được hỗ trợ 11.562.186 người với kinh phí là 11.504,656 tỷ đồng; đối tượng là người lao động đã được hỗ trợ 402.466 người với kinh phí là 403,425 tỷ đồng.
Nóng lòng vay qua Facebook, bị lừa sạch tiền trong tài khoản Mới đây, chị T.G (38 tuổi, ngụ Đắk Lắk) gọi điện đến Đường dây nóng Báo Thanh Niên khóc nức nở vì cần tiền, chị vay vội qua các app quảng cáo trên Facebook nhưng lại bị lừa hết những đồng tiền cuối cùng trong tài khoản. Trang quảng cáo cho vay tiền trên Facebook mà chị G. đã liên hệ - ẢNH:...