Sau hơn 7 năm, huyện Phúc Thọ (Hà Nội) đã về đích NTM trọn vẹn
Sau hơn 7 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Phúc Thọ (Hà Nội) đã về đích trọn vẹn nhờ sự chung sức, đồng lòng xây dựng NTM của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân.
Hiện nay, huyện Phúc Thọ có 22/22 xã, đạt 100% số xã được thành phố công nhận xã đạt chuẩn NTM. Huyện đang tiến hành tổ chức thực hiện tiếp NTM nâng cao ở 22 xã.
3 mô hình độc đáo
Ông Doãn Trung Tuấn – Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ cho hay, phong trào toàn dân chung sức xây dựng NTM đã thực sự làm thay đổi một cách toàn diện và sâu sắc Phúc Thọ cả về bình diện nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội của huyện hàng năm đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, 100% đường giao thông nông thôn được bê tông hóa, cảnh quan môi trường ngày càng được cải thiện
Nghề trồng hoa ly mang lại thu nhập cao cho người dân một số xã của huyện Phúc Thọ (Hà Nội). Ảnh: Hải Đăng
Phúc Thọ đã tập trung dồn điền đổi thửa, tổ chức lại sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân. Các nhiệm vụ được triển khai đồng bộ nhưng có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải; dễ làm trước, khó làm sau. Huyện tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”.
Đặc biệt, ông Tuấn cho biết, Phúc Thọ đã triển khai hiệu quả 3 mô hình. Một là mô hình ngày sinh hoạt cộng đồng: 180 cụm dân cư trên địa bàn đồng loạt tổ chức sinh hoạt theo chủ đề như dồn điền đổi thửa, xây dựng NTM, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thực hiện bộ quy tắc ứng xử nơi công cộng…
Huyện định hướng nội dung, hỗ trợ mỗi cụm dân cư 1 triệu đồng, phân công cán bộ trực tiếp về dự. Đây thực sự là mô hình hiệu quả trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân.
Video đang HOT
Hai là hoạt động đối thoại giữa Bí thư, Chủ tịch UBND huyện, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã với đại diện nhân dân hàng năm theo các nhóm chủ đề. Công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư được huyện đặc biệt chú trọng với quan điểm “tăng đối thoại, giảm đơn thư”, “mỗi tuần, mỗi tháng giải quyết dứt điểm một vụ việc”. Với quan điểm đó, trong 2 năm qua, huyện đã giải quyết được nhiều vụ việc tồn đọng lâu năm, trong đó có những vụ việc tồn đọng 20, 30 năm.
Ba là từ tháng 6.2017, Phúc Thọ phát động cuộc vận động 3 sạch: “Nước sạch, môi trường sạch, nông nghiệp sạch”. Sau hơn một năm, cuộc vận động đã góp phần nâng cao nhận thức và quyết tâm của người dân về một nền nông nghiệp an toàn, về trách nhiệm gìn giữ, bảo vệ môi trường sống xanh, sạch, đẹp…
Tập trung 3 khâu đột phá
Theo báo cáo của UBND huyện Phúc Thọ, đến nay, các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn đã được đầu tư tương đối đồng bộ.
Chăm sóc cà chua tại HTX Nông nghiệp Thanh Đa (huyện Phúc Thọ, Hà Nội). Ảnh: Bá Hoạt
Huyện đã xây dựng được 6 chuỗi liên kết giá trị, thực hiện hỗ trợ truy xuất nguồn gốc sản phẩm để nâng cao giá trị nông sản và tăng niềm tin với người tiêu dùng, chủ yếu là những loại nông sản chủ lực của huyện như rau an toàn, chuối, bưởi, thịt lợn.
Phúc Thọ xác định mục tiêu phấn đấu xây dựng thành công huyện NTM điển hình tiên tiến, một vùng nông thôn trù phú, kinh tế khá giả, môi trường xanh, nông nghiệp sạch, văn hóa đẹp, người dân sống thân thiện, mến khách, trở thành nơi mà mọi người mong được đến, thích ở lại và muốn đầu tư.
Để thực hiện mục tiêu này, ông Doãn Trung Tuấn cho biết, Phúc Thọ xác định 3 khâu đột phá. Thứ nhất là quyết liệt chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm nâng cao giá trị sản xuất trên 1ha canh tác, giúp “dân giàu”.
Thứ hai là thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân (theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5, khóa XII) nhằm tăng thu ngân sách, cải cách thủ tục hành chính, giải quyết các vướng mắc liên quan đến quy hoạch, đất đai, mặt bằng sản xuất nhằm thu hút doanh nghiệp về đầu tư…
Thứ ba là thực hiện hiệu quả cuộc vận động “3 sạch”, nâng cao tiêu chí huyện NTM, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Theo Danviet
"Quên" quyền lợi của dân khi thực hiện dự án Ao hồ bơi?
Hàng loạt cây cối được gia đình ông Nguyễn Ngọc Tỵ trồng từ năm 1984, nhưng khi Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Phúc Thọ (Hà Nội) triển khai thực hiện dự án Ao hồ bơi thì tự ý nhổ bỏ mà không quan tâm đến quyền lợi của người dân.
Hàng loạt cây của gia đình ông Tỵ trồng đã bị máy cẩu bổ gục. Ảnh: TQ
Ông Nguyễn Ngọc Tỵ, cụm 3, xã Tam Hiệp, huyện Phúc Thọ cho biết, sáng ngày 1/3/2019, gia đình ông bất ngờ khi thấy một đoàn người lạ cùng xe cẩu tiến thẳng vào khu vườn trước cửa nhà tiến hành phá tường rào, cây cối. Những cây trồng lâu năm, có thân lớn như xoan, sấu... bị máy cẩu bổ gục. Phút chốc, khu vườn rộng gần 100m2 chỉ còn là đống đổ nát.
"Không chỉ phá hoại cây cối trong vườn, nhóm người này còn tiến hành đo đạc, cắm mốc giới để phục vụ cho dự án kè Ao hồ bơi. Gia đình tôi đã ghi lại hình ảnh của nhóm người này và làm đơn trình báo gửi tới UBND huyện Phúc Thọ; Công an huyện Phúc Thọ và Công an xã Tam Hiệp. Trong đơn tôi yêu cầu xử lý nghiêm hành vi xâm nhập gia cư bất hợp pháp; Hủy hoại tài sản công dân của nhóm người lạ; Làm rõ trách nhiệm của lãnh đạo UBND xã Tam Hiệp; Lãnh đạo Ban Quản lý dự án và đề nghị dừng thi công dự án Ao hồ bơi để giải quyết dứt điểm sự việc" - ông Tỵ nói.
Theo ông Tỵ, trước đó, ngày 25/2, UBND xã Tam Hiệp có gửi giấy mời ông tới trụ sở UBND xã làm việc để xác định mốc giới hồ bơi (vốn là hồ trước cửa nhà ông, thuộc sự quản lý của Trường Tiểu học Tam Hiệp). Trước khi buổi làm việc diễn ra, ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã đề nghị vợ chồng ông Tỵ đưa điện thoại cho mình, sau đó ông Tuấn đem cất ở một phòng khác. Tiếp đó, cán bộ địa chính tên là Yến đưa cho vợ chồng ông Tỵ tờ giấy trắng, chưa có nội dung bảo ký vào.
Buổi làm việc xoay quanh về lịch sử thửa đất gia đình ông Tỵ đang sử dụng. Vợ chồng ông Tỵ khẳng định, thửa đất đang ở được mua từ một người quen trong dòng họ từ năm 1984, có giấy tờ viết tay. Từ thời gian đó đến nay thửa đất vẫn nguyên hiện trạng nhà và vườn. Rất nhiều năm gia đình ông Tỵ có đơn đề nghị UBND xã Tam Hiệp hướng dẫn làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng đều không nhận được hồi âm.
Quá trình sử dụng đất ổn định, không nằm trong quy hoạch, không diễn ra tranh chấp với ai, bản thân UBND xã cũng chưa một lần nào lập biên bản hành chính về hành vi lấn chiếm đất.
Tại buổi làm việc với UBND xã Tam Hiệp ngày 28/2, vợ chồng ông Tỵ vẫn khẳng định đất gia đình đang sử dụng hợp pháp, hoàn toàn đủ điều kiện để được các cấp chính quyền làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong khi đất đai của gia đình chưa được giải quyết dứt điểm, ngay sáng hôm sau (1/3) thửa đất của gia đình ông Tỵ đã bị một nhóm người tới phá dỡ cây cối và tường rào.
Trao đổi với PV, ông Lê Hồng Hưng, Phó Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Phúc Thọ khẳng định, nhóm người cùng máy móc vào đất mà ông Tỵ đang khẳng định quyền sở hữu thuộc Công ty TNHH Toàn Thắng, đồng thời cũng là đơn vị trúng thầu thi công dự án Ao hồ bơi Trường Tiểu học Tam Hiệp, xã Tam Hiệp. Công ty này có trụ sở tại xã Tam Hiệp.
Ông Hưng cho biết, dự án trước đó do UBND xã Tam Hiệp làm chủ đầu tư, sau này UBND huyện giao cho Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Phúc Thọ làm chủ đầu tư. Tổng mức đầu tư gần 3,4 tỷ đồng, thi công trong vòng 6 tháng, các hạng mục thi công gồm nạo vét ao, dựng lan can, kè hồ, vỉa hè, tường bao...
Ông Hưng cho rằng đây là đất công nên không cần phải làm thủ tục kiểm đếm cây cối hay đền bù hoặc hỗ trợ cho gia đình ông Tỵ.
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, cho đến ngày 27/2, UBND xã Tam Hiệp vẫn cho mời gia đình ông Tỵ tới làm việc về mốc giới Ao hồ bơi nhưng trước đó 7 ngày (ngày 20/2), UBND xã Tam Hiệp, Ban quản lý dự án huyện Phúc Thọ và Công ty TNHH Toàn Thắng đã tổ chức khởi công dự án. Thế nhưng, theo quan sát của PV, đến ngày 5/3 vẫn không thấy chủ đầu tư cùng nhà thầu thi công cắm biển báo dự án theo quy định?
Để làm rõ những phản ánh của người dân, PV đã đặt lịch làm việc với ông Hoàng Văn Kha, Chủ tịch UBND xã Tam Hiệp, nhưng ông Kha từ chối.
Làm việc với phóng viên, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chánh Văn phòng, thành viên Ban tiếp công dân UBND huyện Phúc Thọ cho biết, UBND huyện Phúc Thọ đã nhận được đơn của ông Tỵ và UBND huyện đang yêu cầu UBND xã Tam Hiệp báo cáo sự vụ.
Trần Quý
Theo Baothanhntra
Hợp tác xã Tiền Phong: Dấu ấn kinh tế tập thể kiểu mới Nhờ tích cực đổi mới, sáng tạo, xây dựng phương án hoạt động hiệu quả, những năm qua, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và Kinh doanh dịch vụ Tiền Phong (xã Tiên Phong, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam) duy trì sản xuất hiệu quả và ngày càng phát triển, trở thành điểm tựa vững chắc cho nhà nông phát triển kinh...