Sau hòa đàm, Syria vẫn chưa yên
Cam kết giữa Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan về giải quyết xung đột và vận mệnh của Syria là do người dân nước này quyết định đã được ký kết. Tuy nhiên, tình hình chiến sự Syria đang ẩn chứa những cơn sóng ngầm có nguy cơ cao bùng phát thành các cuộc giao tranh.
Hàng nghìn người tị nạn Syria mắc kẹt tại biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp.
Israel và Iran đang “đổ dầu vào lửa”
Theo các thông tin của tờ Y-Net, ngay sau khi cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan diễn ra, một “sự cố không lường trước” đã xảy ra khi có sự góp mặt của Israel về vấn đề Syria.
Trong một cuộc không kích bên trong lãnh thổ Syria, không quân Israel đã phá hủy một tổ hợp công nghiệp được cho là nơi Quân đội Syria (SAA) sản xuất vũ khí hóa học, nằm ở miền Trung tỉnh Homs.
Các nguồn tin quân sự của Y-Net còn cho biết, cuộc không kích trên diễn ra vào rạng sáng ngày 6/3 tại tỉnh Homs, một số mục tiêu của Quân đội Syria ở tỉnh al-Quneitra giáp với cao nguyên Golan cũng bị Israel tấn công. Y-Net mô tả khá chi tiết về cuộc tấn công nhưng không có được bằng chứng cơ sở vũ khí hóa học trên tồn tại, hay vị trí chính xác của cơ sở này.
Còn truyền thông Syria cho biết, phòng không nước này đã đánh chặn toàn bộ các tên lửa không kích vào Homs, và mục tiêu mà Israel nhắm tới không phải một cơ sở sản xuất vũ khí hóa học như họ tuyên bố mà đó là căn cứ của lực lượng dân quân Hezbollah. Trong khi đó, Iran – “đối thủ truyền kiếp” của Israel cũng tăng cường sự hiện diện tại Syria làm vấn đề thêm phức tạp. Theo Hãng thông tấn Fars của Iran, một sĩ quan chỉ huy cao cấp của lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), Chuẩn tướng Farhad Dabirian đã thiệt mạng trong một vụ tấn công ở ngoại ô thủ đô Damascus của Syria hôm 6/3.
Video đang HOT
Theo nhận định của truyền thông phương Tây, cả Israel và Iran đều có một số lợi ích tại Syria về mặt địa chính trị cũng như sự ủng hộ các bên đối lập tại Syria. Sự can dự của 2 nước này trong những ngày qua sẽ khiến Syria đối diện với những bất ổn và xung đột mới.
Chưa “thật tâm”?
Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar cho biết, một phái đoàn quân sự Nga sẽ tới thăm Thổ Nhĩ Kỳ vào tuần tới để thảo luận về thỏa thuận ngừng bắn ở Idlib, bên cạnh đó hoạt động tuần tra chung giữa Quân cảnh Nga và Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ trên đường cao tốc M4 sẽ bắt đầu diễn ra từ ngày 15/3.
“Tuy nhiên, Ankara sẵn sàng không do dự khi sử dụng vũ lực để ngăn cản Quân đội Syria tiến thêm vào Nam Idlib từ phía Tây Hama, cũng như các hành động gây hấn nhắm vào binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ đang làm nhiệm vụ ở Idlib”- ông Hulusi Akar nói.
Theo chuyên trang tin tức hàng không Avia.Pro, thỏa thuận giữa các nhà lãnh đạo Nga – Thổ ký chưa ráo mực, thì ngay trong ngày 6/3, hai chiến đấu cơ Nga đã ngăn chặn một chiếc F-16 Thổ Nhĩ Kỳ đang có ý định tấn công một máy bay của không quân Syria ở Tây Bắc Syria.
“Chiếc Su-22 của Syria rơi vào tầm ngắm của chiếc F-16 Thổ Nhĩ Kỳ khi nó đang không kích một mục tiêu của phiến quân Syria ở Idlib. Tuy nhiên, ý định trên của phi công F-16 đã thất bại khi hai máy bay Nga xuất hiện” – theo mô tả của Avia.Pro.
Các thông tin mới nhất cũng cho thấy tranh thủ thời gian ngừng bắn, Nga gửi thêm vũ khí tới Syria. Theo đó, một tàu vận tải của Nga vừa di chuyển qua eo biển Bosphorus của Thổ Nhĩ Kỳ với đích đến của con tàu này là cảng Tartus của Syria. Đây được xem là cơ hội tốt để Nga giúp SAA cũng cố lại lực lượng chuẩn bị cho cho cuộc chiến sắp tới ở Idlib. Không quân Nga cũng đang thực hiện các chuyến bay tuần tra dọc biên giới Syria nhằm ngăn chiến đấu cơ Thổ Nhĩ Kỳ xâm nhập vào không phận Syria.
Trong một diễn biến mới nhất, phiến quân Hay’at Tahrir al-Sham (HTS) được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn đã thực hiện một cuộc tấn công bằng UAV mang theo bom tự chế vào một trạm kiểm soát của SAA ở gần thị trấn Saraqib. Lực lượng HTS cũng đã đẩy lùi được một cuộc tấn công của SAA ở đồng bằng Al-Ghab ở vùng nông thôn phía Tây Hama.
“Syria chưa thể có hòa bình, người dân Syria chưa thể vui mừng trọn vẹn trong khi tất cả các bên liên quan chưa thật tâm, nói một đằng, làm một nẻo, nhất là 2 nước có vai trò chính là Nga và Thổ Nhĩ Kì. Trong khi các nước khác như Iran, Israel cũng muốn chia sẻ lợi ích từ tình hình chiến sự Syria” – theo nhận định của AFP.
Đình Tú
Theo ĐĐK
NATO sẽ triển khai tên lửa giúp Thổ Nhĩ Kỳ chống Nga
Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương - NATO đã tuyên bố triển khai các hệ thống tên lửa phòng không nhằm chống lại máy bay chiến đấu Nga ở Syria.
Trang Avia của Nga cho biết, các quốc gia NATO đã quyết định tham gia vào cuộc xung đột quân sự ở Syria nhằm chống lại Moskva. Cụ thể, liên minh quân sự dự định sẽ tăng cường năng lực phòng không trong khu vực.
Thông tin về chủ đề này được trình bày bởi người đứng đầu Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương, ông Jens Stoltenberg đã nói rằng ngoài việc tăng cường phòng không trong khu vực, NATO sẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho Tổng thống Recep Tayyiv Erdogan.
Truyền thông Nga tin rằng phát biểu trên của ông Stoltenberg rõ ràng mang đầy tính khiêu khích nhằm mục đích chống lại Nga và Syria, bất chấp sự chiếm đóng của Thổ Nhĩ Kỳ trên lãnh thổ Syria.
Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa SAMP/T của châu Âu
Tuyên bố của NATO về vấn đề này cụ thể như sau: "Các nước đồng minh lên án những cuộc không kích liên tục của Không quân Nga và Syria diễn ra ở tỉnh Idlib vì gây thương vong cho cả dân thường".
"Chúng tôi kêu gọi nhanh chóng ngăn chặn các cuộc tấn công, tôn trọng luật pháp quốc tế và ủng hộ những nỗ lực của Liên Hợp Quốc cho một giải pháp hòa bình bền vững".
"Tình trạng nguy hiểm này phải được loại bỏ để tránh làm xấu thêm thảm họa nhân đạo kinh hoàng trong khu vực và cung cấp quyền tiếp cận khẩn cấp cho những người bị mắc kẹt ở tỉnh Idlib. Chúng tôi kêu gọi quay trở lại ngay lập tức thỏa thuận ngừng bắn vào năm 2018".
"Cuộc họp hôm nay là một dấu hiệu của sự đoàn kết với Thổ Nhĩ Kỳ. Ankara là đồng minh của NATO bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi cuộc xung đột khủng khiếp ở Syria, nơi diễn ra hầu hết các cuộc tấn công khủng bố và là nơi cư trú của hàng triệu người tị nạn".
"NATO sẽ tiếp tục hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ thông qua một loạt các biện pháp, bao gồm cả tăng cường năng lực phòng không, điều này sẽ giúp Ankara chống lại mối đe dọa tấn công tên lửa từ Syria. Tôi cảm ơn Thổ Nhĩ Kỳ đã thường xuyên thông báo cho liên minh về tình hình ở Syria", ông Stoltenberg nêu rõ.
Hiện tại giới quan sát chưa biết cụ thể rằng hệ thống tên lửa phòng không nào đang được đề cập đến, tuy nhiên các chuyên gia tin rằng động thái trên sẽ tạo ra mối đe dọa đối với Nga.
Tùng Dương
Theo baodatviet.vn
Su-24 của Nga tấn công khủng bố ở Syria Các máy bay Su-24 của Nga đã tấn công ngăn chặn khủng bố di chuyển sâu hơn vào lãnh thổ Syria, theo yêu cầu của Bộ chỉ huy Syria. Trung tâm Nga về hòa giải các bên tham chiến ở Syria cho biết, ngày 20/2, các máy bay Su-24 của Lực lượng không quân Nga đã tấn công những mục tiêu khủng bố...