Sáu hệ thống Patriot cùng khai hỏa vẫn bắn trượt UAV
Trong cuộc tấn công vào giếng dầu của Saudi Arabia của Houthi hôm 13/9, sáu hệ thống Patriot của Riyadh đồng loạt khai hỏa nhưng vẫn đánh trượt mục tiêu.
Thông tin về vụ đánh chặn tệ hại này được truyền thông Nga, tờ Arap News và một số tờ báo của Trung Đông đồng loạt đăng tin.
Để thực hiện đòn tấn công này, lực lượng Houthi tại Yemen đã dùng máy bay tấn công không người lái ( UAV) Qasef-K2.
Vụ tấn công nhằm vào 2 nhà máy lọc dầu của Saudi Aramco thuộc chính phủ Saudi Arabia. Đòn đánh không gây bất ngờ cho lực lượng phòng thủ Saudi triển khai quanh khu vực bởi những chiếc UAV tấn công đã bị phát hiện từ xa.
Hệ thống Patriot PAC-3 khai hỏa.
Tuy nhiên, khi chúng lọt vào khu vực tác xạ của lưới lửa phòng không Saudi, đồng loạt 6 hệ thống phòng thủ Patriot PAC-3 đã đồng loạt khai hỏa.
Nhưng điều lạ lùng là sau những loạt phóng tên lửa của cả 6 hệ thống Patriot này, những chiếc Qasef-K2 vẫn bình an vô sự và lao thẳng vào mục tiêu.
Dù không tiết lộ chi tiết thiệt hại của phía nhà máy lọc dầu nhưng nguồn tin cho biết, có tất cả 5 chiếc UAV của Houthi đánh trúng mục tiêu gây thiệt hại lớn. Sau vụ đánh chặn, tờ Arap News thừa nhận, đây có thể là vụ đánh chặn tai tiếng nhất trong lịch sử hoạt động của hệ thống tên lửa phòng thủ do Mỹ sản xuất này.
Video đang HOT
Trước đây, giới quân sự Mỹ thường biện minh cho những lần bắn trượt UAV của PAC-3 là chúng chỉ được thiết kế để đối phó với tên lửa, máy bay chiến đấu… chứ hoàn toàn không được thiết kế để thực hiện nhiệm vụ đối phó với UAV. Do đó, thất bại trong việc đánh chặn là chuyện dễ hiểu.
Tuy nhiên, nếu nhớ lại vụ tấn công bằng tên lửa Burkan-1 của Houthi vào Saudi hồi cuối năm 2017 cho thấy, giới quân sự Mỹ khó có lời nào giải cho khả năng đánh chặn kém cỏi của Patriot.
Trong vụ tấn công, Houthi chỉ phóng 1 quả Burkan-1, trong khi phòng thủ Saudi đã phóng tới 4 tên lửa từ hệ thống Patriot nhưng không một tên lửa đánh chặn nào đánh trúng mục tiêu.
Hậu quả là tên lửa Houthi đã đánh thẳng vào sân bay quốc tế King Khalid tại thủ đô Riyadh. Sau đó, Saudi Arabia đã có một số báo cáo về vụ nổ tại sân bay quốc tế này nhưng không rõ mức độ thiệt hại.
Mẫu tên lửa đạn đạo Burkan-1 được coi là phiên bản mới của tên lửa đạn đạo Scud do Liên Xô phát triển trước đây. Burkan-1 được chính Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển tên lửa Yemen chế tạo.
Burkan-1 sở hữu những thông số cực ấn tượng khi có đường kính 88cm, dài 12.5m, trọng lượng lên tới 8 tấn. Căn cứ vào hình dánh và tính năng của dòng tên lửa này cho thấy, nó gần như là phiên bản phóng to của tên lửa Scud-B (Quân đội Yemen đang sở hữu) chứ không phải phải hoàn toàn là tên lửa mới.
Cuộc chiến tại Yemen bắt đầu nổ ra từ năm 2015 vẫn còn tiếp diễn đến nay giữa Quân đội Yemen liên minh với lực lượng dân quân Houthi trung thành với Tổng thống Mohammed Ali al-Houthi, đối đầu với lực lượng vũ trang trung thành với Tổng thống bị lật đổ Abd Rabbuh Mansur Hadi do Saudi Arabia hậu thuẫn.
Trong cuộc chiến, hệ thống phòng thủ của Saudi Arabia với nòng cốt là Patriot PAC-3 từng nhiều lần chịu bó tay trước đòn tấn công của lực lượng Houthi bằng tên lửa Scud, tên lửa tự chế, UAV… phóng từ Yemen.
Không chỉ với trường hợp của Saudi Arabia, hệ thống Patriot còn thể hiện thành tích nghèo nàn trên hầu hết mọi chiến trường vũ khí này tham chiến kể cả khi hoạt động trong lực lượng phòng thủ của Israel.
Hòa Bình
Theo baodatviet
Thổ có thể ngừng mua thêm S-400 để được mua Patriot
Nhận định trên được đưa ra sau khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan nói về việc tiếp tục đàm phán với người đồng cấp Mỹ Donald Trump về việc mua Patriot.
Hãng Reuters dẫn tuyên bố của Tổng thống Erdogan hôm 13/9 rằng, ông sẽ thảo luận mua các hệ thống tên lửa phòng không Patriot với Tổng thống Trump tại cuộc họp Liên Hợp Quốc vào tuần tới:
"Tôi nói rằng dù đã nhận các hệ thống S-400, chúng tôi vẫn có thể mua một số lượng nhất định tổ hợp phòng không Patriot, nhưng các điều khoản ít nhất phải tương đương với hợp đồng S-400".
Ông Erdogan cho rằng quan hệ cá nhân với Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ giúp giải quyết căng thẳng quanh thương vụ Thổ Nhĩ Kỳ mua tên lửa S-400 Nga. Khả năng mua hệ thống Patriot từng được Erdogan nhắc tới khi điện đàm với người đồng cấp Mỹ cách đây hai tuần.
"Ông Trump nói: Ông nghiêm túc chứ? và tôi xác nhận điều đó", Erdogan nói và cho biết thêm, hai lãnh đạo sẽ bàn thêm chi tiết khi gặp nhau tại cuộc họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào cuối tháng 9/2019.
Trong khi đó, truyền thông Nga dẫn nguồn tin quân sự Mỹ tiết lộ, mọi chuyện sẽ không đơn giản như tuyên bố của ông Erdogan và điều kiện để Mỹ chấp thuận bán Patriot cho Thổ chính là việc nước này phải ngừng mua thêm những tổ hợp S-400 từ nhà sản xuất Nga.
Dù quyết định cuối cùng của Thổ phải sau cuộc gặp giữa ông Erdogan và Tổng thống Trump mới có thể rõ ràng nhưng nếu điều kiện trên được Mỹ chính thức đưa ra, khả năng Thổ chấp nhận điều kiện này là rất cao bởi từ khi đàm phán mua S-400, Ankara cũng từng nhiều lần khẳng định vẫn theo đuổi kế hoạch mua Patriot PAC-3 của Mỹ.
Người đại diện của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Ibrahim Kalyn cũng tuyên bố: "Ankara không có điều gì phản đối đối về Patriot, nếu các điều kiện của Washington được đưa ra mang tính tích cực, chúng tôi sẽ chấp nhận. Chúng tôi sẽ tiếp tục bàn bạc, quả bóng hiện giờ nằm ở bên phía Mỹ", người đại diện của ông Erdogan nói.
"Nếu được Mỹ chấp thuận bán, hệ thống Patriot sẽ làm bạn với tổ hợp S-400 trong lực lượng phòng thủ của Thổ Nhĩ Kỳ", vị đại diện này cho biết thêm.
Thổ Nhĩ Kỳ và Nga ký thỏa thuận mua tên lửa S-400 trị giá 2,5 tỷ USD vào tháng 12/2017. Mỹ liên tục phản đối thương vụ, cho rằng Nga có thể đưa chuyên gia tới Thổ Nhĩ Kỳ và tiếp cận mạng lưới phòng không NATO, cũng như nghiên cứu tiêm kích tàng hình F-35 để nắm thông tin tác chiến bí mật, xóa bỏ ưu thế của chiến đấu cơ đắt nhất thế giới.
Hồi cuối tháng 8/2019, Mỹ đã rút lại đề xuất bán các hệ thống phòng không Patriot với tổng trị giá 3,5 tỷ USD cho Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi gạt nước này khỏi chương trình siêu tiêm kích F-35 và từ chối bàn giao 105 chiếc F-35A theo thỏa thuận đã ký.
Đáp lại, Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo sẽ mua thêm tên lửa S-400, để ngỏ khả năng mua tiêm kích tàng hình Su-57 cùng chiến đấu cơ đa năng Su-35S và MiG-35 để thay thế F-35A. Chưa dừng lại ở đó, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin hôm 9/9 cho biết Washington đang xem xét biện pháp cấm vận Ankara vì hợp đồng S-400, nhưng không tiết lộ những mục tiêu có thể bị nhắm tới trong đòn trừng phạt mới.
Tuấn Vũ
Theo baodatviet
Vũ khí cực mạnh khiến Saudi Arabia tự tin hủy diệt Iran trong 8 giờ đồng hồ Khu vực Trung Đông thường xuyên chứng kiến việc Iran tuyên bố sẽ xóa sổ nhà nước Israel, tuy nhiên mới đây chính Tehran lại là đối tượng của một phát biểu tương tự đến từ Saudi Arabia. Trong tuần vừa qua khu vực Trung Đông đã được chứng kiến màn so kè giữa tiêm kích F-15 của Không quân Hoàng gia Saudi...