Sâu gỗ, món đặc sản “kinh dị” ở Philippines
Những con sâu nhầy nhụa kéo ra từ thân cây gỗ mục, chỉ bỏ đầu, ruột và thưởng thức sống, là món ăn đặc sản được xếp hàng “kinh dị”.
Đi sâu vào rừng Bakawan, dưới những thân đước mục nát của cây ngập mặn đã chết, sự sống tưởng chừng như không còn nữa, nhưng lại là nơi trú ẩn cho một món đặc sản ở Philippines. Đó là những con sâu gỗ Tamilok.
Thu hoạch sâu gỗ Tamilok
Chúng được biết tới với cái tên sâu gỗ mọt, có vẻ ngoài nhầy nhụa, trơn trượt đặc trưng của sinh vật nhuyễn thể giống như hàu.
“Nhà” của loài sâu này nằm ở thân và cành cây đước ngập mặn đã mục nát dưới vùng đầm lầy. Khi những cây gỗ được lôi ra, người ta sẽ thấy sinh vật nhầy nhụa ngọ nguậy trong những chiếc lỗ dọc theo thân cây.
Sâu Tamilok ưa môi trường gỗ mục. Đó là nguồn thức ăn duy nhất để chúng phát triển trong điều kiện nước mặn.
Trên thực tế, loài sâu này sẽ chết ngay khi tiếp xúc với không khí bên ngoài. Chúng không thể tồn tại nếu thiếu đầm lầy.
Những con sâu gỗ béo mập có thể dài hơn 30 cm
Những con sâu gỗ béo mập có thể dài hơn 30 cm. Với vẻ ngoài chẳng mấy bắt mắt thậm chí đáng sợ, nhưng người Philippines lại biến Tamilok thành món đặc sản ngon lành, rất phổ biến tại các tỉnh như Aklan hay Palawan.
Đáng ngạc nhiên, sâu gỗ được nhận xét có hương vị ngon lạ miệng. Với người dân bản địa, họ chọn cách ăn sống. Khi thưởng thức, bạn chỉ cần bỏ đầu, đuôi, bóp hết thức ăn trong ruột sâu, trộn với ớt và cho vào bát nước sạch.
Món ăn có thể thưởng thức sống hoặc chiên giòn, nướng
Người biết ăn thì cho rằng, Tamilok có vị ngon như hàu sống nhưng thịt ngọt hơn, mùi hơi tanh với kết cấu sền sệt kem màu trắng đục, phảng phất hương vị của mùi gỗ.
Khi giới thiệu với thực khách, người Philippines khuyến cáo nên nuốt cả con mới ngon. Nếu không ăn trực tiếp, bạn có thể dùng kèm giấm hoặc thứ nước sốt làm từ trái cây họ nhà cam quýt. Tuy nhiên, với vẻ ngoài chẳng khác gì… giun, nhiều khách ngoại quốc sẽ e dè khi thưởng thức lần đầu.
Nếu bạn sợ ăn sống, sẽ có kiểu thưởng thức khác là chiên giòn hay nướng, có vẻ giúp dễ ăn hơn. Du khách có thể tìm mua những con sâu gỗ ở những quầy bán hàng rong đường phố tại Philippines với giá bình dân. Lúc ăn, bạn nên chấm trong nước sốt hoặc wasabi.
Không phải ai cũng đủ can đảm ăn sống
Tuy có vẻ ngoài đáng sợ nhưng sâu gỗ Tamilok lại chứa giá trị dinh dưỡng cao, giàu sắt, canxi, kẽm, vitamin A và B12.
Tamilok giờ đây nổi tiếng khắp thế giới, được biết đến là món đặc sản xếp hạng “kinh dị”. Khi món ăn được biết tới nhiều hơn, người dân địa phương phải thu hoạch số lượng lớn nhằm đáp ứng nhu cầu, nhưng cũng vì thế gây thiệt hại cho hệ sinh thái của rừng ngập mặn.
Theo Dân trí
Rừng ngập mặn Cần Giờ đang bị tàn phá
Với diện tích hơn ba mươi bảy ngàn héc ta, rừng ngập mặn Cần Giờ được xem là lá phổi xanh của Sài Gòn. Năm 2001, rừng ngập mặn Cần Giờ được tổ chức UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới.
Ông Anh, cư dân Cần Giờ nói rằng với việc chặt cây rừng để làm đường sá, các dự án du lịch đã khiến tôm, cua cá nơi đây bị mất môi trường sống. "Tôm, cá với cua đồ đó, nó mất cái thiên nhiên của con cua nó bò lên đây nó ở, với cá đồ... Tới mùa tháng tám, tháng chín là nó ngập lên tới đây luôn đó. Ngập lên năm, sáu tấc vậy đó.
Thu hoạch là lúc đó cua mình đóng, có cá, mấy người đóng đáy đồ đó. Cá, tôm đồ người ta thu hoạch". Với việc những con đường được mở xuyên rừng để phục vụ các dự án du lịch, đang khiến cho nhiều nơi ở rừng ngập mặn Cần Giờ lâm vào tình cảnh xác xơ của cây đước, cây mắm bị đốn hạ. Nhiều nơi để làm đường, buộc phải phá diện tích lớn của rừng. Ông Đào, người dân địa phương nhìn nhận rừng nơi đây đã mất nhiều còn do các dự án kinh doanh: "Bị vì làm đường, rồi người ta mở công trình này nọ đó nên nó giảm lại. Hồi đó thì nhiều rừng, giờ nó mở công trình đồ đó, mở con đường này hết mấy chục mẫu rồi".
Theo VOA
Phát hiện khu rừng hóa thạch 419 triệu năm tuổi ở Trung Quốc Dấu tích hóa thạch của một khu rừng 419 triệu năm tuổi vừa được tìm thấy ở Trung Quốc mang đến cho các nhà nghiên cứu những hiểu biết mới về thời điểm cuộc sống bắt đầu nổi lên từ biển. Khu vực này có kích thước xấp xỉ 35 sân bóng đá tương đương 250.000 m2. Khu rừng thời kỳ Devonia được...