Sau Gambia, Indonesia điều tra những ca suy thận cấp tính ở trẻ em uống thuốc siro
Hôm nay (12.10), giới chức y tế Indonesia tuyên bố sẽ mở cuộc điều tra về những trường hợp suy thận cấp tính dẫn đến tử vong của hơn 20 trẻ em ở thủ đô Jakarta trong năm nay.
Hãng dược Maiden Pharmaceuticals đang trong tầm ngắm. Ảnh REUTERS
Reuters dẫn lời phát ngôn viên Bộ Y tế Indonesia Mohammad Syahril cho hay nước này ghi nhận 131 trường hợp suy thận cấp tính ở bệnh nhi từ tháng 1.
Video đang HOT
Tổng số ca tử vong trên toàn quốc vẫn đang chờ được xác định. Chỉ tính riêng ở thủ đô Jakarta, giới chức y tế ghi nhận 31 ca, trong số này 68% tử vong.
Vụ điều tra ở Indonesia diễn ra vào thời điểm giới chức Gambia cho hay gần 70 trẻ em nước này đã thiệt mạng vì suy thận cấp tính do uống thuốc paracetamol dưới dạng siro để trị sốt.
Ngày 5.10, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phát cảnh báo với nội dung kết quả phân tích tại phòng thí nghiệm cho thấy 4 sản phẩm do hãng dược Maiden Pharmaceuticals ở New Delhi (Ấn Độ) có thành phần ở mức không thể chấp nhận của diethylene glycol và ethylene glycol, vốn là hai chất độc và dẫn đến tổn thương thận. Bốn sản phẩm này lần lượt là Promethazine Oral Solution, siro ho Kofexmalin, siro ho Makoff và siro trị sốt Magrip N.
Giới chức Indonesia cho hay những loại thuốc siro trên không đăng ký lưu hành tại nước này. Ông Syahril nói những trường hợp ở Gambia không liên quan những ca ở Indonesia.
Bộ Y tế Indonesia cho biết đang thảo luận với nhóm chuyên gia WHO đang chịu trách nhiệm điều tra những trường hợp tử vong ở bệnh nhi Gambia.
Cùng ngày, giới chức Ấn Độ cho hay đã phát hiện 12 trường hợp vi phạm ở một nhà máy của hãng dược Maiden và ra lệnh ngừng sản xuất thuốc siro ho tại đây.
Indonesia xem xét điều trị miễn phí cho bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ
Ngày 23/8, Bộ Y tế Indonesia cho biết bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ có thể được điều trị miễn phí theo cơ chế của Cơ quan Quản lý an sinh xã hội về y tế của Indonesia (BPJS Kesehatan).
Hình ảnh virus đậu mùa khỉ dưới kính hiển vi. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, người phát ngôn Bộ Y tế Indonesia - ông Mohammad Syahril, nêu rõ cơ chế BPJS có thể áp dụng đối với nhiều căn bệnh khác nhau. Hiện những người mắc COVID-19 cũng đang được điều trị miễn phí theo cơ chế này.
Trong khi đó, quan chức phụ trách giám sát y tế và kiểm dịch của Bộ Y tế Indonesia - bà Endang Budi Hastuti, cho biết chính phủ sẽ chịu chi phí y tế cho bệnh nhân đậu mùa khỉ nếu căn bệnh này được liệt kê trong danh sách các bệnh truyền nhiễm mới nổi (PIE). Bà Endang nhấn mạnh đối với bệnh đậu mùa khỉ, chính phủ sẽ hỗ trợ hoàn toàn chi phí khám chữa bệnh. Theo quy định, nhà nước sẽ chi trả kinh phí đối với các bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện nếu những bệnh này nằm trong danh mục bệnh truyền nhiễm mới nổi.
Trước đó, ngày 20/8, Indonesia đã xác nhận trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên. Bệnh nhân là nam giới, 27 tuổi, sống tại Jakarta. Người này đã xuất hiện các triệu chứng chỉ vài ngày sau khi đi du lịch tới một số quốc gia Tây Âu. Hiện bệnh nhân không có các triệu chứng nặng.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ban bố tình trạng khẩn cấp về y tế toàn cầu vì bệnh đậu mùa khỉ. Một số quốc gia cũng đã ban bố tình trạng khẩn cấp về y tế liên quan tới căn bệnh này. Hiện dịch bệnh này đã xuất hiện ở hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ với gần 42.000 ca mắc.
Bộ Y tế Indonesia lên tiếng trấn an người dân về bệnh đậu mùa khỉ Theo người phát ngôn Bộ Y tế Indonesia Mohammad Syahril, nếu so sánh với đại dịch COVID-19, mức độ tổn hại sức khỏe của bệnh đậu mùa khỉ là rất nhỏ. Bên cạnh đó, bệnh nhân đậu mùa khỉ điều trị tại bệnh viện không yêu cầu được giữ trong phòng cách ly áp suất âm như bệnh nhân COVID-19. Hình ảnh virus...