Sau Facebook, tin tức giả mạo cũng “khó sống” trên Google
Google đã tìm ra cách mới để chống lại tin tức giả mạo xuất hiện trong các kết quả tìm kiếm.
Trong nhiều tháng qua, Google, Facebook và nhiều ông lớn công nghệ khác đã cố gắng tìm ra những cách thức để chống lại các trò lừa bịp cũng như thông tin giả mạo xuất hiện trong các kết quả tìm kiếm.
Tính năng đánh dấu tin tức giả mạo trên Google.
Video đang HOT
Mới đây, Google tuyên bố họ sẽ phát hành một công cụ đính vào các kết quả tìm kiếm để người dùng đánh dấu nội dung có vẻ sai hoặc gây hiểu nhầm. Chính những sự đóng góp nói trên từ người dùng sẽ giúp thuật toán tìm kiếm của Google tự động loại bỏ các nội dung lừa đảo.
Google cho biết thêm, thuật toán tìm kiếm của họ đã được tối ưu để hạ cấp các nội dung có chất lượng thấp, chẳng hạn dựa trên yếu tố thông tin trên trang web đó có phải là “xào” lại từ một trang độc quyền nào khác hay không.
Khi Google và Facebook trở thành nguồn tin tức và thông tin trực tuyến chính cho nhiều người, hai công ty này bắt đầu nhận ra họ có trách nhiệm đảm bảo người dùng đang nhìn thấy sự thật chứ không phải là sự giả mạo. Hồi đầu năm nay, Facebook cũng đã tung ra công cụ tương tự cùng với những lời khuyên giúp người dùng phát hiện thông tin giả mạo.
(Theo Dân Việt)
Facebook có thể bị phạt tới 50 triệu euro nếu để "fake news" phát tán
Tờ Newsweek đưa tin, theo dự luật đang được nội các của Thủ tướng Đức Angela Merkel đề xuất, các mạng xã hội như Facebook có thể bị phạt đến 50 triệu euro (53 triệu USD) nếu để tin tức giả mạo lan truyền.
Nội các của Thủ tướng Đức Angela Merkel đã đề xuất dự luật trên bởi lo ngại rằng những tin tức giả mạo sẽ ảnh hưởng đến cuộc bầu cử sắp tới. Dự luật cần quốc hội thông qua trước khi chính thức thành luật.
Hôm 5/4, Bộ trưởng Tư pháp Đức Heiko Maas cho hay, các mạng xã hội sẽ bị phạt nặng nếu không thể loại bỏ những tin tức cực đoan hay những thông tin giả mạo.
Ông nói: "Không nên khoan dung cho sự kích động các hành động tội phạm trên các mạng xã hội cũng như trên đường phố. Chúng ta nợ các nạn nhân của những tội ác và cần phải quản lý tốt hơn".
Trong khoảng thời gian từ tháng Một đến tháng Hai năm 2017, Facebook mới chỉ gỡ bỏ được 39% số nội dung cực đoan.
Ông Mass cho biết thêm, Liên minh châu Âu cần có một biện pháp chung để quản lý tốt hơn nội dung xuất hiện trên các mạng xã hội trên khắp châu lục.
Các nhóm bảo vệ quyền kỹ thuật số như Hiệp hội Xã hội Số đã phản đối dự luật. Họ cho rằng dự luật sẽ tăng cường kiểm duyệt trực tuyến và hạn chế quyền tự do ngôn luận.
Tại Đức, Facebook đã cung cấp nhiều biện pháp để chống lây lan các tin tức giả mạo. Mạng xã hội này đã hợp tác với tổ chức tin tức phi lợi nhuận Correctiv để cho ra công cụ cho phép người dùng đánh dấu vào những thông tin mà họ cho là giả mạo. Correctiv sẽ điều tra những nội dung bị đánh dấu.
(Theo Infonet)
Tin giả về ung thư lan truyền cực mạnh trên mạng xã hội Khi nhật báo nổi tiếng Independent của Anh phân tích 20 câu chuyện chia sẻ nhiều nhất trong năm 2016 về ung thư, thật bất ngờ khi hơn phân nửa số này lại chứa những thông tin được giới chuyên môn xem là giả. Ấy vậy mà những tin tức đó lại lan truyền cực mạnh trên mạng xã hội. Tin giả nhưng...