Sau đề nghị của Bộ GD-ĐT, nhiều ‘vùng xanh’ vẫn chưa cho học sinh đến trường
Thống kê đến ngày 25.10 của Bộ GD-ĐT cho thấy, sau 10 ngày Bộ có hướng dẫn về việc nên cho học sinh đến trường học trực tiếp ở “vùng xanh” (cấp độ dịch ở mức 1, 2), nhưng số địa phương cho học sinh đến trường chưa chuyển biến đáng kể.
23 địa phương dạy học trực tiếp, Hà Nội tiếp tục trực tuyến
Tổng hợp của Bộ GD-ĐT đến ngày 25.10, sau hơn 10 ngày Bộ này ban hành hướng dẫn dạy học trực tiếp tương ứng với cấp độ dịch bệnh, vẫn chỉ có 23/63 tỉnh, thành phố cho 100% học sinh học trực tiếp gồm: Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Điện Biên, Hà Giang, Hải Phòng, Hoà Bình, Kon Tum, Lai Châu, Lào Cai, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Quảng Ninh, Sơn La, Lạng Sơn.
Có 25 địa phương tổ chức dạy học bằng hình thức trực tuyến và qua truyền hình; 15 địa phương kết hợp cả 3 hình thức: dạy học trực tiếp, trực tuyến, và qua truyền hình.
Trước đó, theo thống kê của Bộ GD-ĐT đến ngày 10.10, cả nước có 23 địa phương đang tổ chức dạy học trực tiếp cho 100% học sinh.
Những học sinh đầu tiên ở tâm dịch TP.HCM đã được trở lại trường – PHẠM HỮU
Như vậy, so với số liệu tổng hợp ngày 10.10, cả nước vẫn giữ nguyên về số lượng địa phương cho học sinh đi học trực tiếp; còn so với thời điểm sau khai giảng năm học thì con số này vẫn… giữ nguyên.
Tuy nhiên, trong số 23 địa phương cho học sinh học trực tiếp đến thời điểm này so với từ đầu năm học đã có thay đổi. Có 4 tỉnh đang dạy học trực tiếp 100% đã phải chuyển một số trường sang học trực tuyến do phát sinh ổ dịch mới, hoặc các ca bệnh liên quan đến trường học như Bắc Ninh, Phú Thọ, Bình Định, Hải Dương… Ngược lại, cũng có 4 địa phương đã chuyển từ dạy học trực tuyến sang dạy học trực tiếp như: Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Sơn La, Lạng Sơn.
Do vậy, dù có thêm 4 địa phương cho học sinh trở lại trường nhưng cũng bằng đó địa phương lại chuyển từ học trực tiếp sang học trực tuyến nên tổng số tỉnh, thành dạy học trực tiếp cho 100% chỉ dừng ở con số 23.
Số địa phương cho học sinh đến trường vẫn thấp so với cảnh báo về cấp độ dịch
Theo văn bản của Bộ GD-ĐT (có tham khảo ý kiến của Bộ Y tế) gửi UBND các tỉnh, thành phố ngày 15.10 về việc dạy học trực tiếp thì các trường học ở khu vực thuộc cấp độ 1 và 2 về dịch Covid-19 có thể dạy học trực tiếp hoàn toàn; cấp độ 3 dạy kết hợp trực tiếp và trực tuyến, cấp độ 4 tổ chức dạy học trực tuyến và trên truyền hình.
Nhiều tỉnh, thành trên cả nước đã đánh giá cấp độ dịch ở phạm vi tỉnh, huyện và phường, xã dựa vào Nghị quyết số 128 của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Y tế.
Video đang HOT
Cả nước có 37 tỉnh, thành ở cấp độ 2 (nguy cơ trung bình) và 26 tỉnh, thành ở cấp độ 1 (nguy cơ thấp – bình thường mới). Không có tỉnh, thành cấp độ 3 (nguy cơ cao) và cấp 4 (nguy cơ rất cao). Tuy nhiên, vẫn còn 14 huyện và 98 xã ở cấp độ 3, 2 huyện và 37 xã ở cấp độ 4.
Nếu áp dụng theo đề nghị của Bộ GD-ĐT thì tất cả tỉnh, thành cả nước đã có thể mở cửa trường học được, trừ các xã, huyện đang ở cấp độ 3 và 4.
Tuy nhiên, theo số thống kê mới nhất của của Bộ GD-ĐT như trên thì hiện cả nước chỉ có 25 tỉnh, thành cho toàn bộ học sinh đến trường.
Trường học ở Hà Nội nhiều lần dọn dẹp để sẵn sàng đón học sinh nhưng đến giờ vẫn dạy học trực tuyến – T.H.S
Tại Hà Nội, dù tất cả các xã phường đều ở cấp độ 1, 2 nhưng sau một vài lần bàn bạc, đề xuất rồi rút lại, đến hôm nay, 26.10, thành phố này vẫn chưa đưa ra bất cứ phương án chính thức nào về việc cho học sinh trở lại trường. Hà Nội vẫn tiếp tục nằm trong danh sách các địa phương dạy học trực tuyến hoàn toàn từ đầu năm học đến nay. Trong khi đó, tâm dịch TP.HCM đã bắt đầu cho học sinh ở H.Cần Giờ đến trường (nằm trong số 15 tỉnh, thành có kết hợp các hình thức dạy học khác nhau).
Một số địa phương có ca mắc mới trong cộng đồng hoặc F0, F1 có liên quan đến trường học như Phú Thọ, Bắc Ninh, Thanh Hoá, Quảng Ninh… cũng đóng cửa trường học theo phạm vi nhỏ theo cấp xã hoặc huyện, thay vì cho toàn bộ học sinh cả tỉnh ở nhà như trước đây.
Ngày 25.10, chia sẻ trên một số phương tiện truyền thông, PGS-TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cố vấn cao cấp của Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, nêu thực tế rất nhiều tỉnh, thành phố, nhiều địa bàn ở nông thôn là “vùng xanh” không có dịch nhưng tại sao vẫn chưa cho học sinh đi học? Chúng ta quy đồng cả một tỉnh, cả một thành phố sẽ ảnh hưởng rất lớn, cần có kế hoạch phân vùng nào gọn vùng đấy. Vùng nào có nguy cơ, vùng nào không? dịch ở mức độ nào giải quyết nguy cơ đó, phạm vi đó.
“Rủi ro các cháu không được đi học, không được đến trường cao hơn việc có thể một số cháu nhiễm Covid-19″, ông Trần Đắc Phu nói.
Số địa phương cho học sinh đến trường giảm, Bộ GD-ĐT có giải pháp gì?
Dù tình hình chống dịch Covid-19 trên cả nước được đánh giá là kiểm soát tốt hơn, các dịch vụ thiết yếu đang dần mở cửa trở lại, nhưng số lượng địa phương mở cửa trường cho học sinh đến trường đang giảm.
Trước tình hình này, Bộ GD-ĐT đã đưa ra giải pháp để kết thúc năm học mà chất lượng dạy học không ảnh hưởng quá nặng nề.
Hiện nay học sinh ở hầu hết các địa phương học trực tuyến, học qua truyền hình - NGỌC THẮNG
Ngày đến trường lùi dần
Theo cập nhật thông tin của Bộ từ các sở GD-ĐT, tính đến ngày 8.10, cả nước có 23 tỉnh, TP tổ chức dạy học trực tiếp; 9 tỉnh, TP kết hợp dạy học trực tiếp, trực tuyến và qua truyền hình; 31 tỉnh, TP tổ chức dạy học trực tuyến và qua truyền hình.
Phụ huynh sốt ruột, Hà Nội nói "chưa có kế hoạch"
Dù đã đưa ra rất nhiều "dự lệnh" về việc sẵn sàng đón HS trở lại trường từ cuối tháng 9 đến nay nhưng Hà Nội hiện vẫn nằm trong nhóm các địa phương tổ chức dạy học trực tuyến và qua truyền hình. Một số huyện ngoại thành, thuộc vùng xanh suốt mấy tháng qua không có ca bệnh trong cộng đồng như Ba Vì, Sóc Sơn... đã kiến nghị và lên kế hoạch chi tiết cho việc đón HS trở lại trường. Tuy nhiên, Hà Nội vẫn đang áp dụng chung một hình thức học tập trực tuyến với tất cả các trường học trên toàn TP, bất kể là vùng xanh hay vùng đỏ.
Mới đây, một trường tư thục ở H.Sóc Sơn gây xôn xao dư luận khi "vượt rào" tiếp nhận HS đi học trực tiếp, bất chấp việc chưa có quyết định của UBND TP. Trường này đã bị xử lý vi phạm, yêu cầu dừng việc đón HS đến trường và xử phạt hành chính tổng số tiền 60 triệu đồng. Tuy nhiên, phụ huynh thì lên tiếng cho rằng TP cần có giải pháp linh hoạt hơn cho HS ở khu vực an toàn được đến trường vì đây còn là nhu cầu bức thiết của người dân. Họ chỉ ra bất cập khi hết thời gian thực hiện giãn cách, cha mẹ đã đi làm trong khi con vẫn ở nhà không có người trông coi.
Ngày 12.10, trả lời báo chí về việc TP đã tính toán gì về thời điểm cho HS đi học trở lại chưa, ông Nguyễn Mạnh Quyền, Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội, cho hay: "TP chưa có lộ trình và thời điểm cụ thể. Chúng tôi đang rà soát phải tính toán thêm, nhất là khi mở hàng không và các hoạt động vận tải. Khi nào có sự an toàn, TP mới báo cáo Thường trực Thành ủy. Nếu có mở lại việc học trực tiếp cũng sẽ mở các vùng an toàn trước".
Như vậy, so với đầu năm học và 2 tuần trước, số địa phương cho học sinh (HS) đến trường giảm 2 tỉnh, thành; có thêm 6 địa phương tổ chức dạy học trực tuyến và qua truyền hình.
Ghi nhận thực tế cho thấy những địa phương ở phía nam vốn là tâm dịch như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai... đến nay tình hình dịch bệnh kiểm soát tốt hơn nhưng chưa có địa phương nào có thể đón HS trở lại trường. Sở GD-ĐT TP.HCM đưa ra dự kiến phải đến tháng 1.2022 mới có thể mở cổng trường đồng loạt.
Trong khi đó, một số địa phương vốn đang "bình yên" lại xuất hiện các ca F0 ngoài cộng đồng, trong đó nhiều F0 là HS, giáo viên nên buộc phải tạm hoãn hoặc tạm dừng dạy học trực tiếp.
Lấy mẫu xét nghiệm cho trẻ em tại Trường mầm non Sao Mai (Bắc Ninh). Trong số 10 ca mắc Covid-19 mới ghi nhận từ ngày 10.10 đến nay ở Bắc Ninh có 6 ca bệnh là trẻ em Trường mầm non Sao Mai. - CTTĐT BẮC NINH
Tại Bình Định, theo kế hoạch, các trường trong nội thành TP.Quy Nhơn bắt đầu tổ chức dạy và học từ ngày 11.10. Riêng các trường mầm non, tiểu học, THCS tại 2 phường Bùi Thị Xuân và Trần Quang Diệu tổ chức dạy và học từ ngày 18.10. Tuy nhiên, tối 10.10, Sở GD-ĐT tỉnh này phải phát đi thông báo khẩn về việc lùi thời gian đến trường theo dự kiến do xuất hiện một số ổ dịch mới trên địa bàn.
Tỉnh Bắc Ninh trải qua gần 1 tháng không có các ca bệnh mới trong cộng đồng. Trước đó, từ ngày 24.9, tỉnh này cho HS, học viên các cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp trở lại trường và chia ca để đảm bảo giãn cách. Đến ngày 1.10, Bắc Ninh tiếp tục cho phép trẻ mầm non, sinh viên Trường CĐ Sư phạm Bắc Ninh đến trường. Tuy nhiên, sau 10 ngày đi học, đến ngày 10 và 11.10, Bắc Ninh phát hiện chùm ca bệnh Covid-19 gồm 6 trường hợp HS Trường mầm non Sao Mai (P.Võ Cường,
TP.Bắc Ninh). Do vậy, TP.Bắc Ninh đã phải tạm phong tỏa Trường mầm non Sao Mai, tiến hành lấy mẫu xét nghiệm cho toàn bộ HS và giáo viên. HS ở các phường Võ Cường và Phong Khê được yêu cầu tạm dừng đến trường từ ngày 11.10 cho đến khi có thông báo mới.
Ngày 13.10, H.Phước Sơn (Quảng Nam) vừa ghi nhận thêm 19 ca dương tính Covid-19 liên quan đến 1 F0 phát hiện trước đó, trong đó có 17 HS, 1 giáo viên, hiện địa phương phải giãn cách xã hội toàn xã hội, tạm thời đóng cửa trường học. Tương tự, H.Mộ Đức (Quảng Ngãi) cũng phải tạm dừng cho HS đến trường học trực tiếp từ ngày 12.10 vì phát hiện có 2 ca F0 là HS tiểu học và THCS tại 2 trường trên địa bàn.
Trước đó, Hà Nam là một trong 25 địa phương cho HS đi học trực tiếp từ đầu năm học. Tuy nhiên, từ cuối tháng 9 đến nay, tỉnh này đã buộc phải chuyển toàn bộ HS các cấp sang học trực tuyến vì phát hiện hàng chục ca F0 là HS và giáo viên ở một số trường trên địa bàn.
Bộ GD-ĐT chấp nhận sẽ phải kéo dài năm học
Mới đây, tại cuộc họp giữa Phó thủ tướng Vũ Đức Đam với một số bộ, ngành về tình hình thực hiện kế hoạch năm học 2021 - 2022, Bộ cũng đã nêu thực tế tình hình dạy học của các địa phương trên cả nước hiện nay, đồng thời xác định sẽ còn nhiều khó khăn ở phía trước.
Chuẩn bị đủ nguồn vắc xin tiêm cho hơn 8 triệu trẻ em từ 12 - 17 tuổi
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thông tin: Bộ Y tế đã lựa chọn được loại vắc xin phù hợp và đang chuẩn bị đủ nguồn vắc xin để sẵn sàng tiêm cho trẻ em từ 12 - 17 tuổi. Theo Bộ Y tế, cả nước hiện có trên 8 triệu trẻ em từ 12 - 17 tuổi, với số lượng vắc xin cần để tiêm 2 mũi là khoảng 16 triệu liều. Bộ Y tế phấn đấu trong quý 4/2021 sẽ tiêm đủ 2 mũi cho trên 95% trẻ em thuộc đối tượng này. Đối với trẻ em từ 3 - 11 tuổi (khoảng trên 14 triệu em), Bộ Y tế đang tiếp cận nguồn vắc xin phù hợp, đồng thời tham khảo kinh nghiệm thế giới và các chuyên gia, nhà khoa học trong nước để khi đảm bảo điều kiện sẽ sẵn sàng tiêm cho trẻ em lứa tuổi này.
Để bù đắp kiến thức cho HS khi có thể mở cửa lại trường học, ông Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, cho rằng giải pháp đầu tiên được Bộ tính đến là chỉ đạo các địa phương linh hoạt trong việc kết thúc năm học, trong đó chấp nhận việc kéo dài thời gian để bù đắp kiến thức cho HS. Việc này sẽ tùy thuộc vào tình hình từng địa phương để có xử lý cho phù hợp. Giải pháp thứ hai, khi HS trở lại học trực tiếp thì việc học trực tuyến, qua truyền hình vẫn tiếp tục là công cụ duy trì trong việc bù đắp, củng cố kiến thức cho HS.
"Bộ sẽ có những điều chỉnh trong kiểm tra, đánh giá theo hướng phù hợp với tinh thần cốt lõi và khuyến khích tinh thần tự học của HS", ông Sơn khẳng định.
Thống nhất với phương án của Bộ là kế hoạch năm học 2021 - 2022 sẽ kết thúc linh hoạt, tùy vào tình hình của địa phương, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý sự linh hoạt không chỉ ở cấp tỉnh mà phải cả cấp huyện, xã; việc thi cử, đánh giá kết quả học tập định kỳ, cuối năm phải được thực hiện rất linh hoạt.
Ông Đam cũng yêu cầu phải tổ chức tiêm vắc xin sớm và thật an toàn cho HS trong độ tuổi theo quy định của Bộ Y tế, giao Bộ Y tế phối hợp với Bộ GD-ĐT tổ chức ngay việc đăng ký tiêm vắc xin cho trẻ em từ 12 - 17 tuổi, để khi có vắc xin sẽ tổ chức tiêm nhanh.
Ông Đam cũng đề nghị các tỉnh, thành căn cứ tình hình dịch bệnh, nơi nào không nhất thiết phải sử dụng các cơ sở giáo dục thì sớm tu sửa, củng cố thêm một bước hạ tầng thông tin phục vụ học tập; đảm bảo khi dịch đi qua, HS có môi trường học tập khang trang, sạch sẽ.
Chấp nhận kéo dài năm học, quý 4 sẽ tiêm đủ 2 mũi vắc xin cho 95% HS 12-17 tuổi Một trong những giải pháp đầu tiên được Bộ GD-ĐT tính đến để bù đắp kiến thức cho học sinh khi có thể quay lại trường học là tuỳ tình hình từng địa phương, sẽ kéo dài thời gian năm học. Theo Trung tâm Truyền thông Bộ GD-ĐT, chiều 12.10, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã chủ trì cuộc làm việc với...