Sau đảo chính, Thổ Nhĩ Kỳ sa thải gần 8.000 cảnh sát
Liên quan đến cuộc đảo chính bất thành hồi tháng 7, Thổ Nhĩ Kỳ vừa sa thải gần 8.000 cảnh sát tình nghi “dính líu” đến vụ việc.
Theo đó 7.669 cảnh sát cùng với 323 quân nhân lực lượng hiến binh Thổ Nhĩ Kỳ bị sa thải ngày 1/9. Đợt thanh trừng không chỉ giới hạn trong lực lượng an ninh. Gần 520 người đảm nhận vị trí quản lý các vấn đề liên quan đến tôn giáo cũng bị cách chức, theo tờ Gazette. Báo Vnexpress thông tin.
Cảnh sát áp giải binh sĩ nghi liên quan đến đảo chính ở thành phố Mugla, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AP.
Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc giáo sĩ Fethullah Gulen, đang sống lưu vong tại Mỹ, là chủ mưu cuộc đảo chính bất thành diễn ra ngày 15 và 16/7, làm 240 người thiệt mạng. Ankara cho rằng Gulen còn điều hành một “nhà nước song song” và những người ủng hộ ông xâm nhập vào các cơ quan chính phủ. Gulen phủ nhận các cáo buộc này.
Kênh NTV hôm qua đưa tin 543 công tố viên và thẩm phán Thổ Nhĩ Kỳ bị cách chức để điều tra với cáo buộc có liên quan đến phong trào Gulen, nâng tổng số người trong lĩnh vực tư pháp bị thanh trừng lên 3.390. Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cùng ngày thông báo sa thải 820 quân nhân, không bao gồm cấp tướng và đô đốc.
Video đang HOT
Trong một diễn biến khác mà Doanh nghiệp Việt Nam đã đưa tin, Thổ Nhĩ Kỳ dựng tường bê tông chằng dây thép gai dọc biên giới Syria. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đang tiếp tục xây dựng một bức tường bê tông dọc biên giới với Syria nhằm duy trì an ninh khu vực biên giới.
Thổ Nhĩ Kỳ có chung 900 km đường biên giới với Syria – quốc gia lâm vào cuộc nội chiến kể từ năm 2011.
Ông Abdullah Ciftci, người đứng đầu quận Suruc, đông Nam tỉnh Sanliurfa, tiết lộ với hãng thông tấn Anadolu hôm 01/9 rằng, biên giới Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được an toàn hơn với bức tường cao 3,6 mét chằng dây thép gai và hệ thống tháp canh.
“An ninh trên khu vực biên giới Thổ Nhĩ Kỳ đã trở nên rất quan trọng do sự hiện diện của PYD/PKK và nhóm khủng bố IS gần biên giới. Việc thắt chặt an ninh biên giới với Syria mang ý nghĩa nhiều hơn đối với an ninh của cả quốc gia chúng tôi và thế giới”, ông Cirtci chia sẻ.
“Thổ Nhĩ Kỳ không chiếm đóng lãnh thổ của bất kỳ quốc gia nào. Bức tường này được dựng lên để đảm bảo an ninh cho chúng tôi cũng như an ninh của các quốc gia láng giềng”, ông cho biết thêm.
Lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ đang tăng cường an ninh bên phía quốc gia này bằng cách xây các bức tường bê tông, còn bên phía biên giới Syria bằng các lực lượng không quân của liên quân quốc tế do Mỹ đứng đầu thông qua chiến dịch mang tên Lá chắn Euphrates.
Theo Doanh Nghiệp
Thổ Nhĩ Kỳ sa thải gần 8.000 cảnh sát nghi liên quan đảo chính
Thổ Nhĩ Kỳ sa thải gần 8.000 cảnh sát nghi liên quan đến cuộc đảo chính bất thành hồi tháng 7.
Cảnh sát áp giải binh sĩ nghi liên quan đến đảo chính ở thành phố Mugla, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AP.
7.669 cảnh sát cùng với 323 quân nhân lực lượng hiến binh Thổ Nhĩ Kỳ bị sa thải ngày 1/9. Đợt thanh trừng không chỉ giới hạn trong lực lượng an ninh. Gần 520 người đảm nhận vị trí quản lý các vấn đề liên quan đến tôn giáo cũng bị cách chức, theo tờ Gazette.
Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc giáo sĩ Fethullah Gulen, đang sống lưu vong tại Mỹ, là chủ mưu cuộc đảo chính bất thành diễn ra ngày 15 và 16/7, làm 240 người thiệt mạng. Ankara cho rằng Gulen còn điều hành một "nhà nước song song" và những người ủng hộ ông xâm nhập vào các cơ quan chính phủ. Gulen phủ nhận các cáo buộc này.
Thổ Nhĩ Kỳ sau đó tiến hành thanh lọc lại toàn bộ cơ quan chính phủ để loại bỏ cái gọi là "virus" của Gulen.
Kênh NTV hôm qua đưa tin 543 công tố viên và thẩm phán Thổ Nhĩ Kỳ bị cách chức để điều tra với cáo buộc có liên quan đến phong trào Gulen, nâng tổng số người trong lĩnh vực tư pháp bị thanh trừng lên 3.390. Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cùng ngày thông báo sa thải 820 quân nhân, không bao gồm cấp tướng và đô đốc.
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim tháng trước cho biết Ankara đã bắt 40.000 người, trong đó 20.000 người vẫn đang bị tạm giữ.
Như Tâm
Theo VNE
Tổng thống Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ sắp gặp lần đầu sau đảo chính Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ gặp người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 tổ chức tại tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) bắt tay người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tại hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2015 ở Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh:Reuters. "Hai lãnh đạo...