Sau ‘cuộc thảo luận marathon’ kéo dài 3 ngày, Ủy ban châu Âu sẽ có nữ Chủ tịch đầu tiên
Tối 2/7, tại Brussels (Bỉ), 28 nhà lãnh đạo của Liên minh châu Âu (EU) đã đi đến thống nhất về danh sách đề cử các chức danh chủ chốt của khối cho nhiệm kỳ mới, trong đó, Bộ trưởng Quốc phòng của Đức, bà Ursula von der Leyen, được giới thiệu làm Chủ tịch Ủy ban châu Âu.
EU thống nhất danh sách ứng viên cho các chức danh chủ chốt. (Nguồn: BBC)
Theo thỏa thuận, Thủ tướng Bỉ Charles Michel sẽ giữ chức Chủ tịch Hội đồng châu Âu, Ngoại trưởng Tây Ban Nha Josep Borrell làm Đại diện cấp cao của EU về chính sách an ninh và đối ngoại, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde giữ chức Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).
Trong cuộc họp báo sau cuộc họp diễn ra căng thẳng trong 3 ngày, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk đã hoan nghênh thỏa thuận khi lần đầu tiên có hai vị trí lãnh đạo then chốt của EU được dành cho phụ nữ.
Ông Tusk bày tỏ “hoàn toàn chắc chắn” rằng, lãnh đạo mới của khối sẽ không thay đổi quan điểm và không đưa ra những nhượng bộ đối với thỏa thuận về việc Anh rời khỏi EU, còn gọi là Brexit.
Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết, sau một cuộc thảo luận marathon, bà Ursula von der Leyen đã nhận được sự đề cử gần tuyệt đối cho chức danh Chủ tịch Ủy ban châu Âu với một phiếu trắng của bà Merkel và điều này phù hợp với quy tắc bầu cử của Đức.
Bà Merkel khẳng định, điều đó chứng tỏ rằng, ứng viên người Đức này được thông qua mà không vấp phải một sự phản đối nào.
Video đang HOT
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói rằng, các đề cử cho các chức vụ hàng đầu của EU là “tích cực và đồng thuận”, mang lại một khởi đầu mới tốt đẹp cho khối.
Để một ứng cử viên nhận được chấp thuận, họ cần sự ủng hộ của ít nhất 21 trong số 28 nhà lãnh đạo EU, đại diện cho 65% dân số của khối. Ngoài chức danh Chủ tịch Hội đồng châu Âu, các chức danh còn lại vẫn phải được sự đồng ý của Nghị viện châu Âu.
Các nhà lãnh đạo EU đã dành 3 ngày liên tiếp cho Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 3 kể từ sau cuộc bầu cử châu Âu để tranh luận xem ai sẽ nắm giữ các vị trí hàng đầu của khối cho đến năm 2024.
Các chức danh trên rất quan trọng, có vai trò định hình các chính sách trải dài trên các lĩnh vực từ thương mại, di cư cho tới khí hậu của khối kinh tế lớn nhất thế giới với 500 triệu dân.
Một số nhà lãnh đạo thậm chí đã ngủ gật vì kiệt sức trong các cuộc đàm phán xuyên đêm 30/6 đến rạng sáng 1/7 và phải dừng giữa chừng vào trưa 1/7 để tiếp tục họp trở lại vào trưa 2/7.
Trong bối cảnh các lực lượng chính trị trong khối ngày càng phân tán, các nhà lãnh đạo đã cố gắng để cân bằng các mối liên kết chính trị cũng như những lợi ích của các khu vực khác nhau và lấp đầy khoảng cách về giới ở các vị trí cấp cao.
Nếu không đạt được sự đồng thuận thì khối có nguy cơ đối mặt với sự chỉ trích từ những người theo chủ nghĩa dân tộc, vốn luôn muốn chống đối và làm suy yếu hình ảnh của EU, trong khi vẫn đang phải chống chọi với nhiều thách thức bên ngoài từ Mỹ, Nga, Iran và Trung Quốc.
Theo TG&VN
Anh viết thư "xin" châu Âu hoãn Brexit
Thủ tướng Anh Theresa May đã viết thư đề nghị Liên minh châu Âu (EU) lùi thời hạn nước này rời khối vì bế tắc trong việc tìm kiếm thoả thuận Brexit.
Thủ tướng Anh Theresa May ngày 20-3 tuyên bố bà đã viết thư cho Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Donald Tusk để "thông báo với ông rằng Anh muốn trì hoãn kích hoạt Điều 50 đến ngày 30-6", Reuters đưa tin.
Nữ Thủ tướng Anh Theresa May. Ảnh: Reuters
Anh lẽ ra phải kích hoạt Điều 50 của Hiệp ước Lisbon, vốn quy địch quy trình một nước nào đó rời khỏi EU, vào ngày 29-3 này. Tuy nhiên, hơn 2 năm sau ngày trưng cầu dân ý rời EU, London vẫn bế tắc trong việc tìm kiếm một thoả thuận Brexit với Brussels.
Hiện EU chưa đưa ra bình luận chính thức nào liên quan đến đề nghị từ phía London. Các nguồn tin châu Âu nói rằng quyết định chính thức sẽ chỉ được đưa ra sau ít nhất một tuần nữa.
Trước đó, hôm 11-3, cả Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Jean-Claude Juncker lẫn ông Donald Tusk đều tuyên bố Brexit phải hoàn tất trước cuộc bầu cử châu Âu dự kiến diễn ra ngày 23 đến 26-5 này, bởi nếu Brexit không được tiến hành trước thời điểm này, Anh sẽ vẫn còn nghĩa vụ pháp lý tham gia bầu cử.
Brexit quẩn quanh ngõ cụt vì Hạ viện Anh bác bỏ dự thảo thoả thuận. Ảnh: Reuters
Tháng 11 năm ngoái, Chính phủ của bà May và EU đã thông qua các điều khoản của một dự thảo thoả thuận Brexit gồm các vấn đề tài chính, quyền công dân và Bắc Ireland. Tuy nhiên, văn kiện này 2 lần bị Hạ viện Anh bác bỏ. Đa phần nghị sĩ cho rằng nó khiến Anh chịu thua thiệt khi rời EU.
Vấn đề là, dù bác bỏ thoả thuận trên, nhưng các nghị sĩ Anh đều cho rằng sẽ là "không thể chấp nhận được" nếu London rời bỏ mái nhà chung EU mà không có thoả thuận nào.
Cũng trong lá thư gửi ông Donald Tusk, Thủ tướng May cho biết bà sẽ đưa thỏa thuận Brexit trở lại quốc hội một lần nữa. "Tôi tin tưởng rằng quốc hội sẽ phê chuẩn thỏa thuận một cách xây dựng. Nhưng điều này rõ ràng không thể hoàn thành được trước ngày 29-3", bà nói.
"Tôi không muốn gia hạn dài. Với tư cách Thủ tướng Anh, tôi sẽ không tiếp tục trì hoãn Brexit tiếp sau thời hạn 30-6", nữ Thủ tướng Anh cam kết.
Theo CAND
Thiện Minh
Lo ngại không thuyết phục được EU, bà May hoãn bỏ phiếu lần 2 thỏa thuận Brexit Thủ tướng Anh Theresa May đã quyết định hoãn việc trình Hạ viện Anh thông qua thỏa thuận Brexit lần 2 vào tuần tới do bà lo ngại sẽ không thuyết phục được EU đàm phán lại. Nhật báo Telegraph của Anh ngày 6/2 cho biết phát biểu tại cuộc họp nội các Anh hôm 5/2, ông Julian Smith, nghị sĩ phụ trách...