Sau COVID-19, dịch viêm tiểu phế quản gây áp lực lên hệ thống y tế Pháp
Xuất hiện sớm vài tuần so với thông lệ hàng năm, dịch viêm tiểu phế quản đang khiến khoa nhi tại các bệnh viện trên khắp nước Pháp đứng trước nguy cơ quá tải, đặc biệt tại vùng thủ đô Ile-de-France và Grand-Est.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 tại một bệnh viện ở Levallois-Perret, phía Bắc Paris, Pháp. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo Cơ quan Y tế cộng đồng Pháp, bệnh do virus hợp bào hô hấp (RSV) gây ra này đã lây lan tới gần 1.800 trẻ em trên cả nước, trong đó hơn 30% trường hợp phải nhập viện.
Video đang HOT
Theo phóng viên TTXVN tại Paris, trong 2 năm qua, nhờ áp dụng các biện pháp an toàn và giãn cách vì dịch COVID-19, nhiều trẻ nhỏ và các bậc phụ huynh đã thoát khỏi dịch bệnh mùa đông này. Nhưng năm nay, dịch bệnh đã bùng phát ngay từ đầu năm học. Chủ tịch Hiệp hội Nhi khoa Pháp Christèle Gras-Le Guen cho rằng “tình trạng hiện nay là chưa từng có”.
Mặc dù đã quen ứng phó với những đợt dịch viêm tiểu phế quản từ các năm trước, nhưng nhiều phòng hồi sức cấp cứu nhi khoa vẫn gặp khó khăn do nhân viên y tế đều đã làm việc quá sức sau 4 làn sóng dịch COVID-19. Do thiếu giường bệnh tại các bệnh viện ở Paris, nhiều ca đã phải chuyển đến các tỉnh.
Lãnh đạo khoa nhi Trung tâm bệnh viện vùng Metz-Thionville cho biết trong 1 tháng qua họ đã phải điều trị cho 80 – 90 ca nhiễm, thậm chí 100 ca nhiễm mỗi ngày. Một số phòng đã phải tăng gấp đôi công suất. Tình hình tương tự cũng xảy ra ở nhiều khu vực khác.
Dịch viêm tiểu phế quản thường bắt đầu vào đầu tháng 11 và tương đối lành tính, chỉ gây ra các trường hợp nặng ở trẻ sơ sinh, nhóm đối tượng thường có triệu chứng phổ biến nhất là ho, dẫn đến thở nhanh, khó thở, đôi khi kèm theo sốt và khó ăn, khó ngủ.
Theo Cơ quan Y tế cộng đồng Pháp, bệnh viêm tiểu phế quản thường ảnh hưởng đến gần 30% trẻ em dưới 2 tuổi vào mỗi mùa đông, tức là khoảng 480.000 trường hợp tại nước này mỗi năm. Chỉ 2% đến 3% trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi phải nhập viện vì thể nặng hơn. Vì vậy, theo Chủ tịch Hiệp hội Nhi khoa Pháp, Christèle Gras-Le Guen, trẻ trên 3 tháng tuổi chỉ nên đến bệnh viện theo khuyến cáo của bác sĩ.
Cũng theo khuyến cáo chung, các bậc phụ huynh cần giữ vệ sinh cho trẻ, như rửa tay trước và sau khi chạm vào trẻ sơ sinh, tránh đưa trẻ đến những nơi công cộng chật hẹp, lau chùi những đồ vật mà trẻ thường xuyên tiếp xúc và giữ cho không gian trong nhà thông thoáng. Đây cũng là những biện pháp được áp dụng trong phòng ngừa COVID-19. Thực tế cho thấy, trong năm 2020, khi tất cả mọi người cùng tuân thủ các biện pháp phòng ngừa COVID-19, số ca mắc bệnh viêm tiểu phế quản tại Pháp rất thấp.
Nở rộ 'chợ đen' làm chứng nhận y tế giả ở Pháp
Nhiều người từ chối tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Pháp đang tiêu tốn hàng trăm euro cho những giấy tờ chứng nhận y tế giả mạo trên các "chợ đen" trực tuyến, sau khi Chính phủ Pháp yêu cầu người dân cần có chứng nhận y tế để được vào quán cafe, sử dụng phương tiện công cộng nội đô và tới nhiều địa điểm công cộng khác.
Bảng yêu cầu khách hàng xuất trình giấy thông hành y tế khi vào một trung tâm mua sắm ở Paris, Pháp, ngày 16/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Từ tháng 7 đến nay, người dân Pháp phải xuất trình giấy tờ chứng minh đã dược tiêm chủng vaccine, xét nghiệm âm tính với COVID-19 hoặc khỏi bệnh để được phép vào bảo tàng, rạp chiếu phim hay các địa điểm thể thao. Tới đầu tháng 8, biện pháp này đã được nhà chức trách mở rộng áp dụng đối với hệ thống nhà hàng, quán rượu, bệnh viện và tàu hỏa trong nỗ lực khuyến khích người dân đi tiêm chủng vaccine theo chủ trương của Tổng thống Emmanuel Macron.
Dù kết quả các cuộc thăm dò khảo sát cho thấy đa phần người dân Pháp đều ủng hộ biện pháp này, song những cuộc tuần hành phản đối vào dịp cuối tuần đã diễn ra trong 5 tuần liên tiếp. Bên cạnh đó, một "chợ đen" làm giấy chứng nhận giả cũng đã xuất hiện trên Snapchat, bất chấp nguy cơ đối tượng vi phạm sẽ bị phạt tù.
Nhiều tài khoản trên ứng dụng mạng xã hội này đã công khai quảng cáo nhận làm giấy tờ giả. Một nhà tổ chức sự kiện 28 tuổi giấu tên cho hãng tin AFP biết anh đã lấy chứng nhận y tế giả với giá 350 euro (410 USD). Trong khi, việc tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 là miễn phí tại Pháp. Ngoài Snapchat, những người có nhu cầu cũng có thể tìm thấy quảng cáo trên Facebook, khi một số tài khoản thậm chí còn chạy quảng cáo nhận làm chứng nhận giả.
Giấy chứng nhận tại Pháp có mã QR để nhân viên an ninh ở các lối vào kiểm tra đối chiếu trên nền tảng dữ liệu y tế quốc gia. Do vậy, trên thực tế, những chứng nhận y tế này đa phần đều là thật. Những đối tượng làm giả giấy tờ cấu kết với nhân viên y tế hoặc xâm nhập trái phép hệ thống dữ liệu để tạo chứng nhận người dùng đã được tiêm chủng đầy đủ. Một bác sĩ ở miền Tây Nam nước Pháp mới đây đã đệ đơn kiện sau khi phát hiện hồ sơ của ông trên trang web bảo hiểm y tế đã được sử dụng để tạo ra 55 giấy chứng nhận giả.
Hiện mức giá cho những giấy tờ giả này dao động từ 140 đến 350 ruro. Người mua sẽ thanh toán qua ứng dụng thanh toán di động Lydia của Pháp, hoặc mua các thẻ thanh toán trả trước hoặc voucher như Paysafecard, vốn rất khó để truy vết, và chuyển mã cho các đối tượng làm giả.
Theo luật của Pháp, đối tượng làm giả giấy chứng nhận y tế sẽ đối mặt với mức án phạt 5 năm tù giam cũng như chịu phạt tối đa lên tới 150.000 euro. Những người sử dụng giấy tờ giả cũng có thể phải ngồi tù tới 3 năm.
Hy Lạp ghi nhận thêm nhiều đám cháy rừng gần Athens Lực lượng cứu hỏa Hy Lạp ngày 16/8 đã nỗ lực khống chế hai vụ cháy rừng mới bùng phát quanh thủ đô Athens. Trong khi đó, cư dân một số ngôi làng bị ảnh hưởng buộc phải sơ tán khẩn cấp. Lực lượng cứu hỏa nỗ lực khống chế đám cháy rừng tại Afidnes, Hy Lạp, ngày 6/8/2021. Ảnh: THX/TTXVN Một quan...