Sau cơn “sốt đất”, la liệt dự án BĐS tại Mê Linh bị bỏ hoang, Thủ tướng yêu cầu Hà Nội kiểm tra
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu UBND thành phố Hà Nội kiểm tra và xử lý phản ánh liên quan đến gần 2000 ha đất dự án đô thị bị bỏ hoang gây lãng phí nghiêm trọng tại huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.
Theo phản ánh, Mê Linh hiện có 47 dự án đô thị, hơn chục năm nay vẫn trong tình trạng dở dang. Các chủ đầu tư đưa ra lý do là điều chỉnh lại quy hoạch vì khi chuyển từ Vĩnh Phúc về Hà Nội, khó giải phóng mặt bằng nên không triển khai; trong khi thật ra là do thị trường bất động sản tại đây đóng băng.
Trong khi đó, phần lớn các dự án đã huy động vốn từ khi chưa giải phóng mặt bằng; có dự án đã bán, thu tiền 100% giá trị lô đất. Nếu thành phố Hà Nội không có chế tài nghiêm khắc, câu chuyện còn tiếp diễn.
Về việc này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu UBND thành phố Hà Nội kiểm tra và xử lý.
Năm 2008, khi Mê Linh chính thức sáp nhập về Hà Nội, thị trường bất động sản (BĐS) nơi đây trở thành một trong những điểm nóng và giá nhà đất nhanh chóng được đẩy lên cao ngất. Vào thời điểm đó, giá đất các dự án tại Mê Linh từng gây sốt trên thị trường BĐS phía Bắc Hà Nội với giá đạt ngưỡng từ 18 – 22 triệu đồng/m2.
Video đang HOT
Thời điểm đó, rất nhiều chủ đầu tư đã đổ về Mê Linh để chọn lựa những mảnh “đất vàng”, vị trí đẹp, đắc địa để đầu tư xây dựng các khu đô thị, nhưng sau đó gần như tất cả đều phải ngậm “trái đắng”. Hiện tại, các dự án án nhà tại khu vực các xã Tiền Phong, Mê Linh, Đại Thịnh, Thanh Lâm vẫn là khu đất trống, hoang vu, cỏ dại um tùm, những khu nhà xây thô dang dở không một bóng người.
Lan Nhi
Theo Trí thức trẻ
Đây là lý do khiến giá nhà đất TP.HCM có thể sẽ tăng trong năm 2019
Theo dự báo việc tăng hệ số điều chỉnh giá đất năm 2019 tại Tp.HCM khoảng 19-30% sẽ khiến giá nhà đất tăng vì các loại thuế phí người dân phải đóng cao hơn trước.
Mới đây, Sở Tài chính Tp.HCM đang lấy ý kiến các sở, ngành về hệ số điều chỉnh giá đất năm 2019 trên địa bàn Tp.HCM. Theo dự thảo, hệ số được đề xuất tăng từ 19-30% so với năm 2018 (năm 2018 tăng 5-8,33%). Hệ số này được áp dụng trong trường hợp các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thực hiện nghĩa vụ tài chính, thủ tục hợp pháp hóa quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất ở.
Theo Cục Thuế Tp.HCM (thuộc Sở Tài chính TPHCM), giá trị mua bán nhà đất bình quân trên thị trường hiện cao gấp 4-6 lần so với giá nhà, đất do UBND Tp.HCM quy định. Nhiều trường hợp kê khai giá chuyển nhượng nhà đất quá thấp, thậm chí có nhiều hợp đồng chuyển nhượng nhà đất kê khai giá mua bán thấp hơn mức quy định. Do đó, Cục Thuế kiến nghị UBND Tp.HCM tăng giá đất để tăng số thu thuế thu nhập cá nhân, tăng lệ phí trước bạ khi giao dịch nhà đất tại Tp.HCM.
Theo các chuyên gia, tăng hệ số giá đất như dự thảo sẽ làm tăng thuế thu nhập cá nhân, tăng lệ phí trước bạ. Các loại thuế tăng thêm đều được cộng vào giá bán nhà, đất và người cuối cùng phải chịu các khoản tăng thêm vẫn là những người mua nhà để ở.
Hiện nay, hầu hết người bán căn nhà thứ 2 trở lên phải nộp thuế thu nhập cá nhân 2% (trừ khi người bán chỉ có căn nhà duy nhất); còn người mua nhà đất phải nộp lệ phí trước bạ 0,5%. Như vậy, khi giá đất do nhà nước quy định tăng thì giá trị chuyển nhượng tăng, kéo số thuế thu nhập cá nhân đối với người bán căn nhà thứ 2 tăng, đồng thời người mua nhà cũng bị tăng thêm lệ phí trước bạ.
Ông Bùi Quang Tín, Tổng giám đốc Trường doanh nhân BizLight cho rằng, cơ quan thuế đưa ra lý do người dân kê khai giá mua bán thấp hơn giá thị trường gấp nhiều lần làm thất thu thuế, phí để tăng giá đất là không thuyết phục. Bởi lẽ, khi người dân chuyển nhượng nhà hoặc đất, cơ quan thuế đã có đầy đủ cơ sở tính thuế, phí giá đất do nhà nước quy định.
Còn trường hợp người dân kê khai giá mua bán nhà đất theo giá thị trường, thường cao hơn mức do cơ quan thuế đưa ra thì cơ quan thuế căn cứ vào mức giá này để tính thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ.
"Nếu giá đất do nhà nước quy định ngang bằng giá thị trường thì thuế và phí sẽ tăng lên rất nhiều, làm cho nhà đất tăng giá đột biến. Người mua nhà để ở sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp", Ông Tín khẳng định.
Đồng quan điểm, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TpHCM khẳng định, mức tăng từ 19-30% so với năm 2018 là quá cao và chưa hợp lý. Ông Châu đề xuất, nên tiếp tục áp dụng mức tăng hệ số điều chỉnh giá đất năm 2019 tương đương hệ số điều chỉnh giá đất năm 2018, tức là chỉ tăng từ 5-8,33%.
Về lâu dài, để tăng tính chịu trách nhiệm và chủ động của thành phố, cần sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai 2013 theo hướng Chính phủ không ban hành khung giá đất và giao thẩm quyền cho cấp tỉnh ban hành bảng giá đất có niên độ 5 năm. Hàng năm, các tỉnh, thành phố được điều chỉnh bằng hệ số để đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc giá đất phù hợp với giá thị trường theo quy định của Luật Đất đai.
Đại diện Sở Tài Nguyên và Môi trường Tp.HCM cho rằng,hiện có sự chênh lệch giữa giá đất của nhà nước công bố với giá thị trường nên phải cân đối lại. Tuy nhiên, mức độ tăng giá đất cần tính toán hợp lý.
Hạ Vy (TH)
Theo InfoNet
Đất vùng ven sẽ "lên ngôi" trong năm 2019? Nguồn cung chủ đạo thị trường bất động sản 2019 tiếp tục là dòng sản phẩm căn hộ. Trong đó, phân khúc trung cấp tiếp tục chiếm tỉ trọng lớn nhất. Nguồn cung tại TPHCM giảm Theo báo cáo của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, thị trường bất động sản Hà Nội nguồn cung sản phẩm bất động sản phần...