Sau cơn ho, răng giả chui ‘tọt’ vào cổ họng người đàn ông 35 tuổi
Sau cơn ho, chiếc răng giả đột nhiên rơi ra, chui thẳng xuống họng khiến bệnh nhân sặc sụa ngay sau đó.
Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM) cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận một trường hợp hy hữu có dị vật “lạ” trong đường thở. Bệnh nhân 35 tuổi, trú tại huyện Hóc Môn.
Khi đang đi xe máy thì người này bị ho. Do ho quá mạnh nên chiếc răng giả rơi ra, chui “tọt” xuống họng.
Tại Bệnh viện Nhân dân 115, qua hình ảnh phim chụp X-quang, nội soi phế quản, các bác sĩ phát hiện cuối khí quản của bệnh nhân có dị vật là một chiếc răng giả có kèm móc kim loại, một đầu móc vào niêm mạc khí quản, còn đầu kia ở phế quản gốc phải.
Bệnh nhân được các bác sĩ nội soi, gắp, loại bỏ dị vật khỏi đường thở.
Dị vật là chiếc răng giả có kèm móc kim loại được nội soi gắp bỏ ra khỏi đường thở bệnh nhân. (Ảnh: Bệnh viện cung cấp)
Video đang HOT
Thông tin về ca bệnh, BS CKI Lê Thị Xuân Mai, bác sĩ khoa Hô hấp cho biết, dị vật đường thở thường hay xảy ra ở tất cả lứa tuổi từ trẻ nhỏ tới người lớn. Trong một số trường hợp hy hữu, dị vật đường thở xuất hiện ở những người thường xuyên dùng răng giả, nhưng răng không được gắn chặt.
Nếu bị dị vật đường thở, người đó có thể gặp các biến chứng nặng nề như: Gây ngưng thở, thủng, xước khí phế quản hay gây viêm, xẹp thùy phổi do bị tắc.
Bác sĩ Mai cũng khuyến cáo người dân cần chú ý khi ăn uống, không nên đùa nghịch, cười nói khi đang ăn. Bên cạnh đó, khi ăn những món ăn có xương như cá, gà, lợn, vịt… cần để ý, không nên chặt xương quá nhỏ để xương dính vào thịt, gây hóc, mắc xương.
Cuối cùng, bác sĩ Mai nhấn mạnh, với những người có tiền sử gắn, sử dụng răng giả nên đi kiểm tra răng thường xuyên, định kỳ, nếu thấy phát hiện răng bị lỏng, dễ rơi cần đi gắn, chỉnh cho chặt để tránh như trường hợp bệnh nhân trên.
Theo vtc
Trẻ biến chứng não, tử vong vì hóc dị vật
Hơn một năm qua, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM) tiếp nhận 17 ca hóc dị vật, trong đó có một bé ca tử vong.
Cô bé 7 tuổi, ngụ quận 9, TP HCM mới đây đến khám tại Bệnh viện Nhi đồng 2 trong tình trạng ho có đờm. Thăm khám, chụp CT, bác sĩ phát hiện có dị vật ở dưới thuỳ phổi phải. Bác sĩ nội soi phế quản, gắp dị vật là ngòi bút chì dạng lắp ghép ra khỏi đường thở của bé. Mẹ cho biết bé hay có thói quen cắn bút khi ngồi học.
Bác sĩ Lại Lê Hưng, Khoa Hô hấp 1, Bệnh viện Nhi đồng 2, cho biết bé may mắn được phát hiện kịp thời. Nếu không bé sẽ bị viêm phổi kéo dài vì carbon trong đầu bút chì có thể gây kích thích tạo đờm nhớt, mủ nhiều hơn, gây viêm phổi nặng hoại tử, áp xe phổi, nhiễm trùng huyết.
Theo bác sĩ Hưng, từ tháng 9/2017 đến nay khoa đã tiếp nhận 17 ca hóc dị vật. Trong đó có một trường hợp tử vong do hóc cọng kẽm quấn quanh đầu cây xúc xích, biến chứng viêm phổi kéo dài, nhiễm trùng huyết. Một bé 2 tuổi bị di chứng não do thiếu oxy kéo dài vì hóc đồ chơi treo trên xe tập đi. Bé được đưa vào bệnh viện khá trễ.
Cọng kẽm quấn đầu cây xúc xích, ruột bút chì... gây hóc ở trẻ.
Trẻ hóc dị vật rất đa dạng, từ các loại hạt như hạt dưa, bí, đậu phộng, hướng dương... cho đến thực phẩm mềm như rau câu, hạt trân châu... Nhiều trẻ hóc các loại xương như xương cá, xương heo cho đến đồ chơi, vật dụng, đèn led, đầu bút, đinh ốc... Hóc dị vật là một tai nạn có thể nguy hiểm tính mạng và phải được xử trí cấp cứu.
"Những hạt trân châu trong món trà sữa đang được nhiều phụ huynh lẫn học sinh ưa chuộng cũng là một món có nguy cơ cao, nhất là những hạt dai mềm, dễ bám dính có thể làm bít tắc đường thở, gây tử vong trong tích tắc", bác sĩ Hưng cảnh báo.
Bác sĩ Hưng khuyến cáo phụ huynh:
- Không nên cho trẻ dưới 4 tuổi ăn những thức ăn cứng hoặc tròn như kẹo cứng, đậu phộng, nho, sơ ri, các loại hạt... Trong đó hạt đậu phộng hay gặp nhất và kẹo cứng có thể gây tử vong.
- Trẻ nhỏ nên được ngồi thẳng khi ăn, tất cả các bữa ăn của trẻ phải được giám sát bởi người lớn. Trẻ nên được dạy cách nhai thức ăn kỹ, tránh việc la hét, nói cười, chạy nhảy hay khóc trong khi ăn.
- Những thuốc nhai chỉ được sử dụng cho trẻ trên 3 tuổi, khi trẻ đã nhai tốt.
- Không được trao đồng xu và các vật nhỏ cho trẻ nhỏ. Không cho trẻ sử dụng miệng để giữ các đồ dùng học tập hoặc các vật nhỏ.
- Để các đồ chơi có bộ phận nhỏ và đồ gia dụng nhỏ ngoài tầm với của trẻ nhỏ. Nhận thức được hành động của trẻ lớn vì chúng có thể đưa những đồ vật nhỏ cho em.
- Phụ huynh, giáo viên, những người chăm sóc trẻ nên tham gia các khóa học cơ bản về sơ cứu cho trẻ.
- Thực hiện các khuyến cáo về độ tuổi trên gói đồ chơi của trẻ.
Lê Phương
Theo VNE
Cứu bệnh nhân bị hạt sapôchê rơi vào phổi rồi ở đó 4 năm Nghe bác sĩ báo kết quả chụp X-quang phổi thấy bất thường, bệnh nhân lo sợ vì nghĩ bị ung thư phổi. Hạt sapochê được lấy ra - ẢNH: BỆNH VIỆN CUNG CẤP Ngày 10.10, Bệnh viện (BV) Q.Thủ Đức TP.HCM cho biết BV vừa tiến hành nội soi phế quản, gắp thành công hạt sapôchê kẹt trong đường thở của bệnh nhân...