Sau cơn bạo bệnh
Người ta hay nói, đời người cần nhất là sức khỏe, nhưng một khi tai nạn hoặc bệnh tật ập đến bất ngờ, sức khỏe không còn, điều gì sẽ neo bạn lại, để không nghĩ mọi thứ đã chấm hết?
Tất cả đều sẽ ở lại (hoặc sẽ trở lại) nếu ta còn một mối chân tình đủ lớn làm điểm tựa. Nếu ngay cả điểm tựa cũng không có thì bạn cũng chớ vội buông xuôi, còn chỗ dựa chắc chắn và không bao giờ phản bội lại mình: chính mình.
Chị Nhật Linh có một gia đình nhiều người mơ ước: công việc ổn định và không quá áp lực, một cậu con trai lanh lợi và tình cảm, chồng chị có một công ty nhỏ khá thành công. Ngoài công việc, anh chỉ dành thời gian cho đam mê nghiên cứu chữ Hán, chữ Nôm, tìm hiểu văn tự cổ, đàm đạo Phật pháp và thỉnh thoảng chén tạc chén thù với bạn bè. Chị Linh thấy chồng có sở thích lành mạnh, văn minh nên rất hài lòng. Chị ủng hộ anh bằng cách chu toàn hết việc nhà. Chị chăm con, dạy con đâu ra đó, khiến anh rất an tâm. Anh chỉ việc đi làm, kiếm tiền, còn việc vun vén hạnh phúc cho tổ ấm đã có vợ lo. Mỗi lần bạn bè đến thăm đều khen nhà xinh, cơm ngon, không gian ấm cúng. Anh chị đều vui.
Rồi một ngày, chị phát hiện bị ung thư tuyến giáp. Bác sĩ khuyên nên xạ trị sớm. Ung thư tuyến giáp thuộc loại nhẹ nhất trong các loại ung thư, nhưng giai đoạn xạ trị thì bệnh nhân phải ở trong phòng cách ly, phải chịu đựng sự khó chịu, vật vã. Quan trọng hơn cả là chế độ ăn uống phải kỹ lưỡng. Tốt nhất là phải ăn chín uống sôi, nguyên vật liệu phải sạch, phải tươi, chế biến không được nêm nếm nhiều… Lúc này thì mọi thứ trong gia đình đảo lộn.
Nhà neo người, không thể nhờ ai giúp, cũng không thể đặt cơm ngoài, anh phải tự đi chợ, loay hoay nấu nướng và dạy con học hành. Những việc ấy đều là lần đầu nên anh rất căng thẳng, mọi thứ cứ lộn tùng phèo. Chị Nhật Linh càng thấy thương chồng, vì anh vừa phải giải quyết công việc ở công ty vừa phải lo nội trợ. Chị thấy hình như lâu nay mình thương chồng không đúng cách – không để cho anh làm việc gì trong nhà nên ngay cả việc đơn giản như bấm nút máy giặt anh cũng không biết, không biết cách rã đông nguyên liệu để nấu ăn. Anh cảm thấy mọi thứ quá khó khăn mà nhà cửa vẫn ngổn ngang. Chị Linh nhận ra, tập cho người đàn ông biết nấu nướng và làm việc nhà chính mới là thương yêu họ. Họ sẽ tự biết cách chăm sóc bản thân khi không có mình bên cạnh. Đó cũng là cách giúp người đàn ông biết cách chăm sóc người họ thương. Sau bệnh tật, chị quyết định huấn luyện chồng và con trai làm việc nhà.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Thế nhưng, khi tỉnh lại trên giường cấp cứu, với cánh tay không thể cử động và toàn thân bầm giập, anh chỉ nhìn thấy mỗi người vợ vừa khóc vừa mếu máo: “Rồi anh sẽ khỏe lại, có em đây”. Những tháng ngày sau đó, cũng chỉ có vợ bên cạnh chăm sóc anh, giúp anh tập vật lý trị liệu. Bạn bè có đến thăm hỏi cho biết tình hình, nói vài câu chia sẻ suông, chứ có ai hằng ngày cơm bưng nước rót, có ai an ủi, cười đùa cho anh phấn chấn tinh thần, lạc quan mà tập luyện để hồi phục.
Anh Thanh Phong cũng từng trải qua vụ tai nạn thập tử nhất sinh do đi nhậu về khuya, không làm chủ được tay lái. Anh vốn rất quý trọng bạn bè. Sau giờ làm hoặc cuối tuần, ai hú đi đâu cũng đi. Anh giao con cho vợ và giao vợ cho… vợ tự quản, anh chẳng quan tâm. Anh luôn sợ bạn bè mất vui, mất lòng, luôn nghĩ bạn bè chính là niềm vui và bạn bè đem lại nhiều cơ hội làm việc; còn vợ con có không vui hay không hài lòng thì vẫn là vợ, chẳng thay đổi được; buồn giận vài hôm rồi cũng làm lành thôi.
Qua tai nạn, anh thấy đời mình quan trọng nhất là sức khỏe. Khỏe thì mới có thể kiếm tiền. Khỏe để bảo vệ và đem lại niềm vui, hạnh phúc cho vợ con, người thân. Còn đối với bạn bè, anh hạn chế ở mức chừng mực, để không ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Cơ hội làm việc tất nhiên cũng quan trọng, nhưng đó không còn là ưu tiên số một để anh phải bất chấp chạy theo, đánh đổi cả hạnh phúc. Anh cũng đã bắt đầu thu xếp lại đời mình: tinh giản, loại bớt những gì không quan trọng và hướng sự chú ý vào gia đình, vợ con, cha mẹ. Nhìn hình ảnh vui tươi, phấn khởi của họ, anh cảm thấy hạnh phúc và mãn nguyện.
Khi tai nạn, bệnh tật ập đến, ta thường cảm thấy sao bản thân mình xui xẻo, lắm lúc trách đời, chán người; nhưng một khi đã bước qua, có thể chúng ta sẽ cảm ơn biến cố ấy, vì đã giúp bản thân nhận ra đâu mới là điều quan trọng trong đời mình, thức tỉnh mình kịp thời để sống tiếp một cách đúng đắn và an vui.
Theo phunuonline.com.vn
Chấp nhận sinh con một mình ở nơi xa xôi, tôi vẫn không thể thoát khỏi sự tấn công của người đàn ông đó (P3)
Ngay giây phút tình cờ gặp lại Tuấn, tôi đã cảm thấy cuộc đời mình sắp gặp sóng lớn rồi.
Sống hạnh phúc với Thành được gần hai năm thì tôi nhận được tin dữ từ gia đình. Mẹ tôi bệnh nặng. Em trai gọi điện, bảo tôi về gấp. Nghe xong điện thoại, tôi gọi ngay cho chồng, báo anh sẽ về lại Nha Trang với mẹ. Dù gì tôi bỏ nhà đi cũng đã 3 năm nay, thậm chí Tết tôi cũng chỉ gửi ảnh về chứ không về nhà.
Thành cùng tôi về thăm mẹ. Khi thấy vợ chồng tôi dẫn con trai về, ai cũng bất ngờ. Mọi người chỉ nghĩ tôi buồn chuyện của Tuấn nên bỏ lên Đà Lạt ở cho quên đi, có ai ngờ tôi lại có chồng con trên ấy.
Mẹ nắm lấy tay tôi, rưng rưng nước mắt. Tôi bật khóc, ôm lấy mẹ mà liên miệng xin lỗi. Chúng tôi ở lại nhà một tháng. Bất ngờ là sức khỏe của mẹ tôi cũng tiến triển theo chiều hướng tốt hơn.
Em trai gọi điện, bảo tôi về gấp, mẹ muốn ở bên tôi trong những ngày cuối cùng. (Ảnh minh họa)
Cả nhà ai cũng thương chồng tôi. Anh hiền lành, ăn nói nhã nhặn, lễ phép. Mẹ tôi bệnh, anh chẳng ngại nấu cháo cho mẹ, giặt quần áo đem từ bệnh viện về. Mẹ tôi còn khen anh là người chồng tốt, sống có phúc đức. Tôi cũng cảm thấy như thế. Hơn hết, tôi còn mang nợ anh - một món nợ quá lớn.
Một đêm nọ, tôi vào giường mẹ trò chuyện. Mẹ kể cho tôi nghe chuyện gia đình Tuấn. Hóa ra anh ta sống cũng chẳng vui vẻ gì. Vợ anh ta đanh đá, tiểu thư nên chẳng coi anh ta và gia đình anh ta ra gì. Không chỉ thế, ở với nhau gần 3 năm mà hai vợ chồng họ chưa có con. Nghe đâu là do cô vợ bị vô sinh. Anh ta cũng chán nản lắm nhưng không dám ly hôn vì sợ mất cái ghế giám đốc đang ngồi.
Tôi nghe xong cũng cảm thấy hả hê. Đó là quả báo anh ta đáng phải nhận. Nhưng tôi thề là sẽ giữ kín con trai, cả đời cũng không để anh ta biết anh ta đã có một đứa con hơn 2 tuổi.
Nhưng rồi tôi cũng không giữ bí mật ấy được lâu. Hôm đó, vợ chồng tôi dẫn con trai đi siêu thị rồi đi biển chơi trước khi về lại Đà Lạt. Lúc ngồi trên bãi biển, tôi vô tình gặp lại người mà tôi không bao giờ muốn gặp. Đó chính là Tuấn. Đúng là trái đất quá tròn, anh ta ngồi một mình ở bờ biển, khuôn mặt lộ vẻ buồn thấy rõ.
Nhắm mắt lại, khuôn mặt, ánh mắt nhìn chăm chú của Tuấn vào con trai khiến tôi hoảng hốt. (Ảnh minh họa)
Thấy tôi, Tuấn cũng bất ngờ lắm. Tôi định qua chỗ khác thì anh ta chủ động tiến lại hỏi han. Rồi anh ta chỉ vào chồng tôi đang ở chỗ con trai hỏi thăm.
Tôi cười gượng gạo đáp trả cho xong rồi định đi thì chồng tôi bế con trai đến. Vừa thấy đứa bé, ánh mắt Tuấn nhìn chăm chú khiến tôi có dự cảm chẳng lành. Tôi liếc nhìn lại anh ta bằng ánh mắt căm giận rồi vội vàng kéo chồng đi chỗ khác.
Đêm đó, tôi trằn trọc không sao ngủ được. Cứ nhắm mắt lại, khuôn mặt, ánh mắt nhìn chăm chú của Tuấn vào con trai khiến tôi hoảng hốt. Dù tôi cố trấn an rằng vợ chồng tôi sắp về lại Đà Lạt thì nỗi sợ ấy vẫn không tan biến đi.
Quả nhiên, ngay sáng sớm hôm sau, tôi đã nhận được điện thoại từ một số lạ. Giọng nói vang lên, tim tôi như ngừng đập:
- Đứa bé giống hệt anh hồi nhỏ. Nó là con anh đúng không?
(Còn tiếp)
Theo afamily.vn
Chồng tốt nhưng thường xuyên vắng nhà, tôi lỡ 'say nắng' đồng nghiệp Tôi biết mình có lỗi với chồng nhưng không khỏi mềm lòng trước sự vỗ về, quan tâm khi trống trải. Vợ chồng tôi kết hôn đã 5 năm, có một con gái 3 tuổi. Muốn phấn đấu vài năm còn trẻ để có vốn tích lũy, chồng tôi chấp nhận đi công tác ở tỉnh, 3-4 tuần mới về một lần. Xa...