Sau bữa ăn tối, 2 người t.ử v.ong, 5 trường hợp còn lại nhập viện

Theo dõi VGT trên

Vài giờ sau bữa ăn tối của 7 bà cháu với món canh nấm hái trên nương và rau bí, 2 trẻ đau bụng dữ dội và lần lượt t.ử v.ong tại lán.

Các bác sĩ nghi ngờ họ bị ngộ độc nấm.

Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh Lai Châu, địa phương này vừa xảy ra một vụ ngộ độc nấm khiến 2 trẻ t.ử v.ong, 5 người khác nhập viện theo dõi.

Cụ thể, bà L.P.X (bản Phìn Khò) cho biết chiều tối 31/5, 6 người cháu của bà đi hái nấm trên nương và mang về để nấu canh. Vài giờ sau bữa ăn có canh nấm, rau bí và cơm trắng, bé P.L.D (9 t.uổi), P.M.D (11 t.uổi) xuất hiện các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, đau bụng dữ dội, buồn nôn và nôn ra thức ăn. Bốn cháu còn lại đau bụng ít và buồn nôn.

Sau bữa ăn tối, 2 người t.ử v.ong, 5 trường hợp còn lại nhập viện - Hình 1
Nấm tán trắng cực độc, xuất hiện nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Ảnh: Thanh Bình.

Khoảng 0h ngày 1/6, bé L.D. nôn ra m.áu và t.ử v.ong. Sau đó, khoảng 9h ngày 3/6, bé M.D cũng nôn ra m.áu và t.ử v.ong. Hai trẻ đều qua đời trên lán nương nhà, bà X. không thông báo chính quyền mà tự chôn cất tại nương.

Trưa 3/6, công an xã Bum Tở nhận được thông tin đã nhanh chóng đưa 5 bà cháu đến Trung tâm y tế huyện Mường Tè cấp cứu và gửi mẫu nấm xuống Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia để xác định nguyên nhân. Hiện tại, 5 bà cháu sức khỏe ổn định.

Mùa hè là thời điểm thường xảy ra các vụ ngộ độc do người dân sử dụng các thực phẩm chứa độc tố tự nhiên như nấm. Đặc biệt, Việt Nam là một nước nhiệt đới khí hậu nóng ẩm nên thuận tiện cho các loài nấm sinh sôi và phát triển nhất là vào mùa mưa. Nước ta có khoảng 50-100 loài nấm độc khác nhau, trong đó có những loài chứa độc tố gây c.hết người.

Để phòng, chống ngộ độc nấm, Sở Y tế Lai Châu khuyến cáo người dân:

- Không ăn nấm rừng và nấm mọc tự nhiên khi không biết đó là nấm độc hay nấm không độc, kiểm tra nấm thật kỹ trước khi nấu.

Video đang HOT

- Tuyệt đối không dùng nấm lạ, kể cả nấm màu trắng. Nấm độc nhất cũng có thể bị nhầm với loại ăn được do trong một vài giai đoạn phát triển chúng có hình dạng giống nhau.

- Không hái nấm non để ăn vì chưa thấy hết đặc điểm cấu tạo của nấm nên không xác định rõ có độc hay không.

- Không ăn nấm quá già.

- Không ăn loại nấm khi cắt, vết cắt có rỉ ra chất trắng như sữa.

Khi bị ngộ độc nấm, n.ạn n.hân cần được cấp cứu kịp thời để tránh các di chứng như suy gan, suy thận, thậm chí dẫn đến t.ử v.ong.

Cuộc chiến với bệnh hiếm: Thuốc đặc trị và 'sữa hiếm'

Có nhiều bé vào viện cấp cứu vì những bệnh tưởng như thông thường: viêm phổi, suy hô hấp nhưng khi các bé vượt qua cơn cấp, đang khỏe và mới ăn xong thì đột ngột tím tái, trở nặng rồi t.ử v.ong.

Những câu chuyện kỳ lạ mà đau lòng ở các bệnh viện nhi trước đây, nay đã có lời giải. Nhưng với người mắc bệnh hiếm, hành trình tiếp cận thuốc đặc trị và "sữa hiếm" vẫn còn gian nan.

Những câu hỏi "Tại sao?"

Rối loạn chuyển hóa (RLCH) a xít amin là một bệnh lý di truyền do thiếu hụt các enzyme trong con đường chuyển hóa a xít amin, dẫn tới ứ đọng các chất chuyển hóa, gây độc cho cơ thể và tế bào. Đó là căn bệnh mà bé Mon, 34 tháng t.uổi (TP.HCM), được phát hiện lúc mới 4 ngày t.uổi. Chị Phan Thị Ngọc Nhi, mẹ của Mon cho đến rất lâu sau vẫn tự hỏi tại sao con gái mình mắc căn bệnh kỳ lạ này. "Mình bị sốc và gần như suy sụp khi tìm hiểu về căn bệnh quái ác này. Muôn vàn câu hỏi tại sao cứ vây quanh, rồi mình sẽ làm gì, con mình sẽ như thế nào đây? Con chỉ mới sinh thôi mà, tội nghiệp con lắm, sao con phải chịu đau đớn như thế này, làm sao để con được cứu đây?... Bản thân mình gần như tuyệt vọng khi cùng con đối diện với khoảnh khắc ngàn cân treo sợi tóc vào ngày đầu tiên con nhập viện cấp cứu", chị Nhi kể lại.

Cuộc chiến với bệnh hiếm: Thuốc đặc trị và sữa hiếm - Hình 1

Mẹ con Mon ở nhà, bé phải đặt ống sonde để ăn và khó vận động do thường xuyên bị ói. Ảnh Lê Vân

Bác sĩ (BS) Nguyễn Thị Ngọc Trắng, Phó khoa Sơ sinh 2 - RLCH di truyền, Bệnh viện (BV) Nhi đồng 1, TP.HCM, chia sẻ: "Khoa mình trước đây thường gặp các ca bệnh mà dù các con sau cơn cấp đã ổn định, nhưng chỉ cần cho bé ăn hoặc uống sữa thì đột nhiên chuyển nặng, có khi t.ử v.ong không rõ nguyên nhân. Sau một thời gian tìm hiểu, chúng tôi được biết các bệnh thuộc nhóm RLCH di truyền này cần có chế độ ăn đặc biệt cho các bé. Có bé thì phải đong đo lượng đạm sao cho vừa, dư là thành chất độc, bé thì phải canh cho ăn sao để không bị mất năng lượng dẫn đến cơn cấp. Cho đến nay, không chỉ BS mà cha mẹ các bé cũng đã hiểu về bệnh của con để theo dõi sát sao cũng như tuân theo phác đồ điều trị".

Tuy nhiên, với bệnh nhi mắc bệnh hiếm thuộc nhóm RLCH di truyền, vấn đề sống còn là tiếp cận thuốc đặc trị và sữa chuyên biệt, hay còn gọi là "sữa hiếm". Một số bệnh hiếm thuộc nhóm RLCH di truyền đã có thuốc đặc trị nhưng rất đắt đỏ và hầu như phải dựa vào nguồn thuốc tài trợ. Bên cạnh đó là việc không có nguồn "sữa hiếm" ổn định mà mỗi nhóm bệnh phải sử dụng để thay cho sữa mẹ hoặc sữa công thức thông thường.

"Các loại sữa này chưa được nhập về VN chính thức nên hầu như các gia đình đều phải mua hàng xách tay. Bé nhà mình nếu thiếu sữa này sẽ bị mất sức, dẫn đến các cơn cấp nguy hiểm", chị Nhi bày tỏ. Hiện tại, ở cả TP.HCM và Hà Nội, thân nhân của các bé mắc bệnh hiếm thuộc nhóm RLCH di truyền thường lập từng nhóm theo loại bệnh riêng để cùng tìm cách tự gỡ khó về sữa.

"Chúng mình tìm cách san sẻ cho nhau những lúc nhà nào chưa kịp mua sữa hoặc nguồn sữa xách tay đứt hàng. Như đợt Covid-19, sữa là nguồn sống của các con nhưng không thể mua được nên phải nhờ đến nhóm để hỗ trợ lẫn nhau. Nhìn chung thì chúng mình luôn trong tình trạng hồi hộp sợ lúc nào đó sẽ không mua được sữa cho con", chị Nhi bộc bạch. Ngoài ra, giá của các loại sữa hiếm khá cao, vài triệu đồng/hộp trong khi mỗi tháng các bé tùy theo cân nặng phải dùng nhiều hộp.

Cuộc chiến với bệnh hiếm: Thuốc đặc trị và sữa hiếm - Hình 2

BS Nguyễn Thị Ngọc Trắng đọc chẩn đoán hình ảnh cho bệnh nhi. Ảnh Ngọc Thạch

Mai Trang, cô bé "nở hoa"

Mắc bệnh hiếm gặp nhưng nhiều bệnh nhân (BN) và gia đình vẫn rất kiên cường, trân trọng từng phút giây của cuộc sống. Tháng 3.2020, Ngô Thị Mai Trang (19 t.uổi) được chẩn đoán mắc bệnh Pompe thể thiếu niên. Đây là loại bệnh hiếm do thiếu hụt enzyme a xít alpha glucosidase (GAA). Bệnh gây nên tích lũy glycogen của lysosome trong các mô, đặc biệt là cơ, dẫn đến mất chức năng của cơ hoặc suy hô hấp.

BS Phạm Quỳnh Mai Trang (BV Nhi đồng 1, TP.HCM) cho biết một BN Pompe nếu được chẩn đoán, can thiệp điều trị bệnh sớm thì sẽ có thể giảm nhiều biến chứng về sau. Tuy nhiên, hiện nay do bệnh hiếm không được nhiều người biết đến, nhiều BN khi được chuyển đến BV thường đã rơi vào tình trạng nguy kịch, khó phục hồi.

Như hầu hết người mắc bệnh hiếm, họ đều phải sống phụ thuộc vào việc truyền thuốc định kỳ. Ngoài giá đắt đỏ, thuốc dành cho người bệnh hiếm còn có số lượng nhập rất ít trên thị trường. Tin vui là hiện thuốc điều trị nhóm bệnh hiếm RLCH như Pompe đã được đưa vào BHYT. Nhưng ngân sách chi trả cho thuốc bệnh hiếm ngày càng tăng, nên ước tính chỉ có khoảng 50% BN được BHYT chi trả một phần thuốc điều trị. Do đó, việc một số quỹ từ thiện tài trợ miễn phí thuốc đặc trị Pompe được xem là nguồn sống cho những người nằm ngoài ngân sách BHYT.

Đều đặn 2 tuần 1 lần, Trang cùng mẹ là chị Võ Thị Mai Thi (40 t.uổi) dắt díu nhau từ Đồng Tháp lên BV Nhi đồng 1 để truyền thuốc. Con gái là động lực sống của chị Mai Thi, còn với "chiến binh" Mai Trang mẹ là điểm tựa vững chãi nhất, đồng hành cùng cô chiến đấu với bệnh hiếm trong hy vọng và kiên cường.

Cuộc chiến với bệnh hiếm: Thuốc đặc trị và sữa hiếm - Hình 3

Mai Trang (phải) mang những giỏ hoa kẽm nhung đến BV tặng các BS. Ảnh Vỹ Khương

Mỗi lần vào BV truyền thuốc, Mai Trang luôn mang theo những giỏ hoa kẽm nhung tặng các BS của Khoa Sơ sinh 2 - RHCH di truyền (BV Nhi đồng 1). Mỗi bông hoa là một sắc màu khác nhau, tựa như mỗi người mắc bệnh hiếm là một câu chuyện có nỗi buồn nhưng không thiếu niềm hy vọng. Trang cũng mang những giỏ hoa ấy đến ngày hội bệnh hiếm ở BV Nhi đồng 1 (TP.HCM) vào ngày 28.2 vừa qua. Những bông hoa kẽm nhung mà Mai Trang mang tới như mang lại niềm vui tuy nhỏ bé nhưng đủ ấm áp, hy vọng với nhiều gia đình có người mắc bệnh hiếm ở VN.

Tính đến nay chỉ có khoảng 5 - 10% nhóm bệnh hiếm có thuốc điều trị đặc hiệu. BN được truyền thuốc điều trị sẽ kéo dài được thời gian sống và có cơ hội hòa nhập cuộc sống. Có quan điểm cho rằng không nên đầu tư chi phí điều trị cho những căn bệnh "không có lối ra" như bệnh hiếm. BS Nguyễn Thị Thanh Hương, Phó giám đốc BV Nhi đồng 1 (TP.HCM), bày tỏ: "Nếu mình không đồng hành thì ai sẽ là chỗ dựa cho BN? Những bệnh chưa có phương pháp điều trị, ít nhất mình cũng phải chẩn đoán ra được bệnh. Nếu không mình cũng phải cứu BN qua được cơn cấp, mình phải làm tất cả những gì có thể". (còn tiếp)

Theo BS Nguyễn Thị Ngọc Trắng, BV Nhi đồng 1, trong gần 3 năm (1.2021 - 10.2023) tại Khoa Sơ sinh 2 - RLCH Di truyền, BV Nhi đồng 1, ghi nhận số lượng ca nghi ngờ RLCH thuộc nhóm gây ngộ độc chuyển hóa là 144 ca. Về nhóm bệnh rối loạn dự trữ thể tiêu bào (LSD, Lysosome Storage Diseases) là 56 ca.

Mỗi ngày trôi qua, mình luôn niệm Phật để cầu bình an, sức khỏe cho con gái, chỉ mong con gái được ngủ ngon, ăn ngon, không bị ói, vui chơi vui vẻ. Như thế là đủ rồi. Thông qua Báo Thanh Niên, mình mong sao các con nhận được nhiều sự quan tâm hơn của chính sách, cộng đồng, các nhà hảo tâm, y học phát triển hơn, bệnh của các con có cách chữa trị. Và cũng mong sao các con có thể nhận được nguồn tài trợ sữa hiếm, để giảm được bớt gánh nặng, áp lực cho gia đình.

Chị Phan Thị Ngọc Nhi, TP.HCM

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ba không khi ăn cơm
09:42:32 07/09/2024
Tóc bạc sớm do thiếu chất gì?
13:59:44 06/09/2024
Bị nhiễm độc gan cấp do tự ý mua thuốc trị bệnh
09:26:15 07/09/2024
Bí quyết để có một giấc ngủ trưa hiệu quả
11:09:11 06/09/2024
Uống 100 viên thuốc 'lạ' mỗi ngày, da cụ bà chuyển màu vàng như nghệ rồi nhập viện gấp
11:15:47 06/09/2024
Một số loại phát ban da do thuốc thường gặp
15:43:14 06/09/2024
5 thói quen âm thầm 'bơm chất độc' vào thận, gây suy thận, bòn rút t.uổi thọ
16:41:06 06/09/2024
Thay van động mạch phổi qua da cứu bệnh nhi tim bẩm sinh phức tạp
11:12:16 06/09/2024

Tin đang nóng

Bão Yagi đổ bộ khiến 4 người c.hết, 78 người bị thương
18:27:26 07/09/2024
Anh trai bất ngờ "quay xe" phốt Hằng Du Mục, làm lộ điều chưa ai biết về em gái
18:24:03 07/09/2024
Vũ Luân bị hủy hàng loạt show diễn ở nước ngoài, liền lên tiếng nói rõ sự tình
16:29:39 07/09/2024
Từ Hi Thái Hậu vừa ngủ dậy liền "diệt" thái giám, cung nữ, lý do cực hãi hùng
21:09:25 07/09/2024
Chăm bố 5 năm, thấy di chúc không có tên mình, tôi đưa ông về thẳng nhà họ hàng ở quê nhưng không ai trách tôi một lời
17:33:22 07/09/2024
Hà Nội: Xót xa hoàn cảnh người mẹ bị cây bật gốc đè c.hết, chuẩn bị sang Hàn
17:23:09 07/09/2024
Cô gái 68cm cưới chồng điển trai 1m68, 2 năm sau xảy ra chuyện không ai ngờ
18:11:46 07/09/2024
Doãn Hải My tự tay đổ sữa mẹ không để con uống, buồn bã tiết lộ bản thân bị bệnh
17:04:42 07/09/2024

Tin mới nhất

Tổng thống Hàn Quốc 'sẵn sàng điều chỉnh hạn ngạch tuyển sinh trường y'

13:07:06 07/09/2024
Các nhà quan sát nhận xét vẫn chưa rõ liệu cộng đồng y khoa có chấp nhận đề xuất này hay không vì họ đã từ chối tham gia đối thoại cho đến khi chính phủ hủy bỏ kế hoạch tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào trường y.

Bí đỏ cực bổ dưỡng nhưng những người này không nên ăn kẻo 'gậy ông đ.ập lưng ông'

09:39:31 07/09/2024
Bí đỏ chứa vitamin K đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông m.áu. Thuốc chống đông m.áu hoạt động bằng cách ức chế tác dụng của vitamin K, giúp ngăn ngừa hình thành cục m.áu đông.

Quảng Ngãi: Phẫu thuật tắc tá tràng bẩm sinh cho trẻ sinh non 1,1kg

09:31:34 07/09/2024
Bác sĩ Phạm Xuân Duy, Trưởng khoa Ngoại là bác sĩ trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhi cho biết, ca phẫu thuật gặp nhiều khó khăn vì bệnh nhi quá nhỏ, cân nặng chỉ hơn 1kg. Tuy nhiên, với nỗ lực của cả ê kíp, ca mổ đã thành công.

Giám sát phòng bệnh đậu mùa khỉ tại sân bay Nội Bài

09:28:52 07/09/2024
Đồng thời rà soát, đảm bảo đầy đủ cơ số vật tư, hóa chất, trang thiết bị phục vụ phòng, chống dịch; sẵn sàng triển khai các biện pháp phòng, chống dịch và hỗ trợ tuyến dưới khi cần thiết.

Cấp cứu sau khi uống nước lá đu đủ trị xương khớp

17:37:51 06/09/2024
Dựa trên triệu chứng và kết quả xét nghiệm, các bác sĩ chẩn đoán bà bị viêm gan nhiễm độc cấp nghi do thuốc không rõ nguồn gốc, thành phần.

Đắk Song gặp khó trong xử lý ổ dịch sốt xuất huyết Dengue tại thị trấn Đức An

17:32:42 06/09/2024
Ngay sau khi ghi nhận ổ dịch SXHD này, ngành Y tế huyện đã phối hợp triển khai các biện pháp phòng chống, xử lý ổ dịch SXHD theo quy định, tuy nhiên, dịch SXH vẫn xảy ra.

Khi nào ngứa da là dấu hiệu của bệnh ung thư?

17:29:36 06/09/2024
Bước đầu tiên trong chẩn đoán ngứa da do ung thư bao gồm tìm hiểu bệnh sử cẩn thận và khám sức khỏe để tìm kiếm bất kỳ nguyên nhân rõ ràng nào gây ngứa.

Ấu trùng sán lợn: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh

16:47:16 06/09/2024
Tuyệt đối không được sử dụng thịt lợn bệnh để chế biến thực phẩm, phải tuân thủ quy tắc ăn chín, uống sôi , sử dụng các loại thức ăn đã được chế biến hợp vệ sinh, nấu chín kỹ.

5 món ăn bài thuốc dưỡng vị vào mùa thu

14:06:33 06/09/2024
Tuy nhiên, vào mùa thu, do ảnh hưởng của thời tiết hanh khô, vị ưa thấp, ghét táo thường dễ bị tổn thương, dẫn đến tình trạng chướng bụng, khó tiêu và mệt mỏi.

Loại quả Việt được ví như 'viên ngọc tím', cực tốt tiêu hóa và tim mạch

13:49:08 06/09/2024
Nước ép chanh leo có thể giúp làm loãng đờm và chất nhầy trong đường hô hấp, giúp bạn dễ dàng ho và thở hơn. Điều này đặc biệt hữu ích đối với những người bị ho, cảm lạnh hoặc viêm phế quản.

Bắc Giang: Phẫu thuật lấy sỏi niệu quản cho cháu bé 8 t.uổi

11:20:03 06/09/2024
Theo bác sĩ Đoàn Tiến Dương, Trưởng Khoa Ngoại thận - Tiết niệu - Nam học (Bệnh viện Đa khoa tỉnh), sỏi thận, sỏi niệu quản thường xảy ra ở người lớn nhưng t.rẻ e.m cũng có thể mắc bệnh này, nhất là với trẻ có bệnh nền.

Loại quả vỏ chứa chất 'kịch độc', cái số 1 nhiều người Việt vẫn vô tư ăn hằng ngày

20:20:14 05/09/2024
Ngoài ra, ăn một lượng rất lớn hồng dẫn đến hình thành các búi thức ăn, là những khối cứng được tạo ra khi tannin, chất xơ khó tiêu trong quả hồng phản ứng với axit trong dạ dày.

Có thể bạn quan tâm

Lộ diện tựa game cho game thủ tự tay chế tác "smartphone trong mơ", nhập vai thành CEO công ty sản xuất điện thoại di động

Mọt game

22:56:24 07/09/2024
Giữa cơn bão tin đồn về iPhone 16, một tựa game mô phỏng hấp dẫn mang tên Mad Smartphone Tycoon cho phép người chơi tự do nhào nặn chiếc smartphone trong mơ của riêng mình.

Ngày 07/9/2024 là ngày xấu không nên làm các việc như cưới hỏi, khai trương, xuất hành, ký hợp đồng, chuyển nhà, đổi việc, mai táng.

Trắc nghiệm

22:51:14 07/09/2024
Xem ngày 07/9/2024 sẽ giúp bạn chọn được ngày lành tháng tốt phù hợp nhất cho công việc của mình. Ngày 07/9/2024 là ngày xấu không nên làm các việc như cưới hỏi

6 loại gia vị không nên cho vào khi luộc thịt và bí quyết luộc thịt thơm ngon, không khô

Ẩm thực

22:36:12 07/09/2024
Mặc dù thịt luộc là món rất dễ chế biến nhưng món ăn vẫn kém ngon nếu có sai sót, sau đây là những loại gia vị chớ nên cho vào khi luộc thịt.

UBND TP.HCM ra văn bản khẩn chỉ đạo ứng phó ảnh hưởng của bão số 3

Tin nổi bật

22:35:43 07/09/2024
TP.HCM chuẩn bị sẵn sàng phương án ứng phó với bão, nhất là mưa lớn, giông lốc, tình trạng ngập lụt, triều cường và xả lũ do ảnh hưởng của bão số 3 gây ra.

Con trai riêng của Huy Khánh và vợ cũ đã 18 t.uổi, điển trai và học giỏi như thế nào?

Sao việt

22:29:38 07/09/2024
Con trai Huy Khánh - Ghini năm nay đã 18 t.uổi. Cậu đã phát triển vượt bậc, chiều cao trên 1,8m, cao hơn cả bố. Đặc biệt, gương mặt của cậu hội tụ được những nét đẹp của bố lẫn mẹ nên rất ưa nhìn.

11 triệu người phấn khích trước hành động của Lưu Diệc Phi dành cho fan nam

Sao châu á

22:08:24 07/09/2024
Hành động của Lưu Diệc Phi đã làm nên cơn sốt khắp mạng xã hội, thậm chí lên thẳng hotsearch với 11 triệu lượt xem.

Đại bàng vàng đã được con người thuần hóa để thành 'trợ thủ' khi đi săn như thế nào?

Lạ vui

21:59:23 07/09/2024
Đại bàng vàng, biểu tượng của sức mạnh và quyền uy trên bầu trời, từ lâu đã được người dân du mục chinh phục bằng một kỹ thuật thuần hóa cổ xưa mang tên Ngao Ưng Thuật .

Mâu Thuỷ thẳng tay tiễn Hoàng Thuỳ ra về, "phục thù" ấn tượng sau 7 năm!

Tv show

21:51:28 07/09/2024
The Next Gentleman - Quý Ông Hoàn Mỹ 2024 - đã đi hơn nửa chặng đường với nhiều thử thách cam go và drama gây chú ý của dàn giám khảo, Supporter lẫn thí sinh.

Chủ vườn bàng hoàng vì sầu riêng bị đẽo gốc

Pháp luật

21:25:28 07/09/2024
Sáng thức giấc, anh Cao Thành Trung (SN 1987), ngụ xã Quốc Oai, huyện Đạ Tẻh (Lâm Đồng), tá hỏa khi phát hiện hàng chục cây sầu riêng bị kẻ xấu dùng dao chặt đẽo quanh gốc.

11 lời khuyên để cặp đôi có khoảng thời gian tuyệt vời bên nhau

Kiến thức giới tính

21:17:49 07/09/2024
Việc tham gia những chuyến du lịch cùng người yêu/bạn đời có thể mở ra những chương khám phá và gắn kết cặp đôi theo những cách tuyệt vời nhất.

Ngoại trưởng Lavrov: Trung Quốc không ép Nga đạt được hòa bình với Ukraine

Thế giới

20:41:33 07/09/2024
Theo Ngoại trưởng Nga, mối quan hệ Nga-Trung không liên quan trực tiếp đến xung đột ở Ukraine, mặc dù phương Tây kỳ vọng Trung Quốc sẽ đóng vai trò then chốt trong việc tác động đến Nga.