Sau Brexit, Anh đang phải đối mặt Techxit?
Sau sự kiện Brexit, Anh đang phải đối mặt với rủi ro nhiều công tỷ công nghệ cao rời khỏi nước này ( Techxit- Technology Exit).
Ngày 18/7 vừa qua, tập đoàn thiết kế vi mạch điện tử của Anh-ARM đã tuyên bố được ngân hàng Softbank mua lại với giá 32 tỷ USD.
Hãng ARM được thành lập vào năm 1990 và là một trong những công ty công nghệ cao lớn nhất tại quốc đảo sương mù. Công ty này thiết kế chip điện tử và bán bản quyền cho hàng loạt hãng nổi tiếng như Apple, Samsung hay Qualcomm.
Tuy nhiên, ngay sau đó chính quyền London đã hủy bỏ thương vụ này và cho biết ARM vẫn được mở bán cho các tổ chức và doanh nghiệp khác có nhu cầu.
Có vẻ Anh đang khá tự tin với thương vụ của ARM khi cho rằng sẽ có người mua khác hứng thú với công ty công nghệ này. Dẫu vậy, động thái hủy bỏ thương vụ với Softbank của Anh một cách tự tin lại trái ngược với sự ảm đạm trong ngành công nghệ của nước này.
Trước đây, ngành công nghệ của Anh là một trong những mảng kinh tế thành công nhất của đất nước trong một thập kỷ.
Thủ đô London đã trở thành một trong những trung tâm công nghệ của thế giới với hơn 1.000 dự án khoa học kỹ thuật được đặt tại thành phố này trong khoảng 2014-2015. Con số này cao hơn rất nhiều so với 381 dự án tại Paris và 853 dự án trên toàn nước Pháp.
Riêng trong năm 2015, chính phủ Anh đã thu hút được 524 triệu Bảng Anh đầu tư cho ngành công nghệ.
Mặc dù vậy, sau khi sự kiện người Anh bỏ phiếu rời Liên minh Châu Âu (EU), hay còn gọi Brexit, tình hình đã đảo chiều.
Cộng đồng công nghệ Anh đang khá lo lắng trước sự kiện Brexit bởi ngành này phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố tự do di chuyển lao động kỹ thuật cao từ EU.
Khoảng 50% thành viên trong cộng đồng TechHub, một cộng đồng công nghệ Anh là người nước ngoài và 1/3 là đến từ Châu Âu. Rất nhiều những lập trình viên và kỹ sư công nghệ giỏi đến từ EU.
Video đang HOT
Một yếu tố nữa đang khiến nhiều người lo lắng là các startup tại Anh có thể gặp khó với những quy định hộ chiếu mới nếu muốn di chuyển giữa Anh và EU.
Hiện rất nhiều công ty hay startup tại Anh đang cung cấp các dịch vụ tài chính cho EU và chuyện di chuyển giữa 2 nơi là điều cần thiết.
Với những yếu tố bất ổn trên, nguồn vốn đầu tư công nghệ vào Anh đang có xu thế chậm lại.
Từ năm 2010, số vốn đầu tư mạo hiểm mà các startup tại Anh thu hút được là khoảng 5,2 tỷ USD nhưng theo hãng tư vấn Armapartners, nhiều quỹ đầu tư đang tạm dừng giải ngân hoặc chờ đợi tình hình rõ ràng hơn.
Sau sự kiện Brexit, nhiều thành phố như Paris, Berlin đang cố gắng thu hút các nhà đầu tư cũng như startup đặt trụ sở tại đây nhằm chiếm vị trí trung tâm công nghệ của London.
Thông thường, các dịch vụ tài chính, nguồn vốn và trung tâm công nghệ sẽ đi cùng với nhau và đây là điều dễ hiểu khi London vừa là trung tâm công nghệ nhưng cũng là trung tâm tài chính lớn tại Châu Âu.
Theo Soha News
Những phát ngôn gây sốc của tân ngoại trưởng Anh
Cựu thị trưởng London Boris Johnson, người vừa được bổ nhiệm làm ngoại trưởng Anh, không ít lần đưa ra phát ngôn gây sốc liên quan đến chính khách hay người dân các nước.
Tân Ngoại trưởng Anh Boris Johnson. Ảnh: AFP
Mới đây, tân Thủ tướng Anh Theresa May bất ngờ bổ nhiệm nghị sĩ đảng Bảo thủ cầm quyền Boris Johnson ngồi vào ghế ngoại trưởng để lèo lái con thuyền nước Anh sau khi rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit). Là thủ lĩnh của phong trào Brexit và giờ đây nắm giữ trọng trách về chính sách đối ngoại của Anh, ông Johnson lại là một người gây nhiều tranh cãi, khi từng nhiều lần vạ miệng xúc phạm đến chính khách và người dân nhiều nước, theo tạp chí Time.
Miệt thị người dân Congo
Trong một bài viết đăng trên Daily Telegraph bình luận về chuyến thăm của cựu thủ tướng Anh Tony Blair đến Cộng hòa Dân chủ Congo hồi năm 2002, Johnson đã châm ngòi cho một làn sóng phẫn nộ vì gọi người dân Congo là "piccaninnies", một từ miệt thị và phân biệt chủng tộc dùng để gọi những trẻ con da màu có nguồn gốc từ châu Phi.
Ông viết: "Không nghi ngờ gì nữa, những tiếng súng AK-47 sẽ im bặt, những cây mã tấu sẽ ngưng chém người và các chiến binh bộ lạc sẽ ngoác miệng cười như miếng dưa hấu bổ ra khi chứng kiến nhà lãnh đạo da trắng bước xuống".
Chọc giận người dân Papua New Guinea
Năm 2006, Johnson buộc phải xin lỗi toàn thể người dân quốc đảo Papua New Guinea vì xúc phạm họ trong một bài viết chế nhạo cuộc khủng hoảng lãnh đạo của Công đảng đối lập Anh do đấu đá quyền lực.
"Trong 10 năm ở đảng Bảo thủ, chúng tôi đã quá hiểu những cuộc truy hoan ăn thịt người và giết thủ lĩnh theo kiểu như ở Papua New Guinea. Vậy nên, việc chứng kiến cơn rồ dại này đang bao trùm Công đảng thật là một sự ngạc nhiên vui vẻ", Johnson viết.
Jean L. Kekedo, cao ủy ngoại giao Papua New Guinea tại Anh, khi ấy bày tỏ thái độ giận dữ trước những lời miệt thị từ ông Johnson.
"Tôi sốc và kinh hãi trước những lời bình luận như vậy từ một người có quyền cao chức trọng và dường như được giáo dục tốt", bà Kekedo nói.
Lăng mạ Hillary Clinton
Trong một bài báo đăng năm 2007, Johnson lăng mạ bà Hillary Clinton, lúc đó đang chạy đua giành tấm vé ứng cử viên tổng thống đại diện đảng Dân chủ.
"Bà ấy có một mái tóc nhuộm vàng, đôi môi trề và một ánh nhìn xanh xám như thép, giống một y tá ác nghiệt trong bệnh viện tâm thần", ông viết.
Chế nhạo Donald Trump
Theo giới quan sát, những lời lẽ công kích mà Johnson đưa ra vượt quá cả các giới hạn cho phép của đảng Bảo thủ. Trong lần trả lời phóng vấn báo chí vào cuối năm ngoái, Johnson cho biết lý do duy nhất ông không ghé thăm một số khu vực ở New York là vì "một mối nguy rất thực là phải gặp Donald Trump".
Hành động của ông được cho là nhằm đáp trả việc tỷ phú Trump nói rằng nhiều khu vực ở London bị cực đoan hóa đến mức cảnh sát lo sợ sẽ mất mạng nếu làm việc ở đó.
Theo Johnson, những phát biểu thiếu thông tin của nhà tài phiệt New York về London là "hết sức ngớ ngẩn".
Chê bai Putin, xách mé Obama
Trong một bài báo khác đăng hồi tháng 12/2015, Johnson so sánh Tổng thống Nga Vladimir Putin với một con gia tinh có khuôn mặt xấu xí trong truyện Harry Potter.
Trong bài viết đăng trên báo Sun hồi tháng 4, Johnson ẩn ý rằng việc Tổng thống Mỹ Barck Obama cho di dời bức tượng bán thân của cựu thủ tướng Anh Winston Churchill ra khỏi phòng Bầu dục của Nhà Trắng là "một hành động cho thấy gốc tích tổ tiên của Obama ở Kenya, vốn căm thù đế quốc Anh, thể chế mà Churchill quyết liệt bảo vệ".
Lập luận này của ông bị chỉ trích là phân biệt chủng tộc. Ngay cả nghị sĩ đảng Bảo thủ Nicholas Winston Soames, cháu nội cựu thủ tướng Winston Churchill, cũng lên án bài viết của Johnson và gọi đó là "một bài báo kinh khủng", hoàn toàn sai trái và không thể hiểu nổi.
Đả kích Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ
Hồi tháng 5, ông Johnson giành giải nhất cuộc thi thơ do tuần báoSpectator tổ chức với chủ đề đả kích Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan vì chính sách kìm hãm tự do ngôn luận của ông.
Trong bài thơ châm biếm dài năm câu, ông gọi một con dê là "người tình" của Tổng thống Erdogan.
Hồng Vân
Theo VNE
EU thúc giục tân thủ tướng Anh làm thủ tục 'ly hôn' Các nhà lãnh đạo châu Âu hôm qua gia tăng áp lực lên tân Thủ tướng Anh Theresa May, kêu gọi London sớm bắt đầu quá trình rời khỏi Liên minh châu Âu. Tân Thủ tướng Anh Theresa May. Ảnh: Reuters. Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) Donald Tusk là một trong số những người đầu tiên chúc mừng tân Thủ tướng...