Sau “bão” thị trường, hàng loạt lãnh đạo đua gom cổ phiếu ACB
Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, thành viên Ban kiểm soát ngân hàng… đồng loạt đăng kí mua vào hàng triệu cổ phiếu ACB sau khi giá giảm sâu hơn 35%.
Mới đây, ông Đỗ Minh Toàn, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đã đăng kí mua vào 500.000 cổ phiếu ACB nhằm nâng sở hữu lên 0,04% trong thời gian từ 26/11 đến 26/12/2018.
Cùng thời điểm này, ông Nguyễn Văn Hòa – Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng kiêm Giám đốc Tài chính cũng muốn mua 300.000 cổ phiếu ACB từ ngày 26/11- 25/12/2018, nâng sở hữu lên 0,02% vốn điều lệ.
Tính theo giá ACB hiện tại 29.400 đồng/CP ngày 28/11, thì hai ông Toàn và ông Hòa sẽ phải chi ra lần lượt 14,7 tỷ đồng và 8,8 tỷ đồng để gom đủ số lượng đăng kí.
Sau thông tin hai lãnh đạo này mua vào cổ phiếu ACB bất ngờ tăng 8,5% trong vòng vài phiên gần đây. Riêng sáng nay, cổ phiếu ACB giảm mạnh về 26.800 đồng/CP nhưng sang phiên chiều, giá cổ phiếu này đã bất ngờ hồi phục tăng tới 9,7%, lên mức 29.400 đồng/CP. Khối lượng giao dịch đột biến đạt hơn 3,2 triệu đơn vị.
Video đang HOT
Diễn biến giá cổ phiếu ACB trên sàn HNX đã giảm rất sâu 35%, gần đây giá hồi phục tăng gần 10%
Tiếp sau hai lãnh đạo, trước diễn biến giá ACB giảm sâu, một số lãnh đạo và người nhà cũng đăng kí mua gom cổ phiếu ACB. Cụ thể, từ ngày 29/11 – 28/12/2018, bà Huỳnh Bảo Ngọc – con của bà Hoàng Ngân (Thành viên BKS) muốn sở hữu thêm 5.566 cổ phiếu ngoài lượng sở hữu hiện tại là 33.815 CP.
Ba Hoang Ha – chi ruôt Thành viên BKS Hoàng Ngân, đăng ký bán 5.566 cổ phần – đúng bằng lượng mà bà Huỳnh Bảo Ngọc đăng ký mua. Hiện tại, bà Hoàng Hà đang nắm giữ 54.076 cổ phiếu ACB.
Cũng thời gian này, bà Nguyễn Thị Bích Đào – vợ của Phó Tổng Giám đốc Từ Tiến Phát từ không sở hữu cổ phiếu nào cũng đăng ký mua 300.000 cổ phiếu ACB.
Thời gian qua, giá cổ phiếu ACB đã biến động rất mạnh, xác lập mức đỉnh ky luc tai 44.441 đông/CP vào ngay 9/4/2018. Nhưng sau đó ACB đã giảm rất mạnh do thị trường chứng khoán chung suy giảm, tâm lý nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu… Hiện, ACB đã giảm khoảng 34% so với mức đỉnh và được đánh giá là mức giá hấp dẫn để đầu tư.
Trong 9 tháng đầu năm, ACB ghi nhận lợi nhuận trước thuế 4.776 tỷ đồng, cao gấp 2,38 lần cùng kỳ và hoàn thành 83,8% kế hoạch. Trên báo cáo tài chính đến cuối quý 3/2018, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối còn khoảng 6.146 tỷ đồng, tương đương 55% vốn điều lệ.
Tính đến hết 30/9, tổng tài sản của ACB đạt hơn 312.777 tỉ đồng, tăng 10% so với đầu năm. Dư nợ cho vay khách hàng tăng 11,3% đạt gần 220.940 tỉ đồng. Số dư tiền gửi của khách hàng tăng trưởng 11% lên gần 267.975 tỉ đồng.
Theo thuonggiaonline.vn
Sau tăng trần, cổ phiếu VCG bất ngờ sụt giảm mạnh
Phiên "mở hàng" đầu tuần ngày 26/11 diễn ra khá thận trọng, quan sát xu hướng, thanh khoản cầm chừng. Trong đó cổ phiếu VCG của Vinaconex gây bất ngờ khi giảm đến 8,9% xuống còn 18.500 đồng/cổ phiếu sau phiên tăng trần.
Giới đầu tư chứng khoán dè dặt chọn thời điểm mua bán thích hợp
Khác với áp lực bán trong sáng, trong phiên chiều 26/11, VN-Index dừng ở mốc 921,03, tăng 3,06 điểm (0,33%). Khối lượng giao dịch đạt trên 116 triệu đơn vị, giá trị giao dịch hơn 3.606,1 tỷ đồng.
Nhóm Bluechips và ngân hàng phân hoá, các cổ phiếu tăng điểm như BMP, KBC, MSM, MWG, VCG, VJC, VNM, ACB, BAB, BID, CTG, TCB...thiếu thanh khoản. Các cổ phiếu như VCG, VTP, AAA vẫn giữ được xu hướng tăng trong suốt phiên. VTP tăng trần và VCG, AAA thanh khoản tích cực.
Nhóm cổ phiếu dầu khí về cuối phiên giao dịch khá tốt. PVS đã tăng trở lại 0,5% lên 19.200 đồng/CP. PVC được kéo lên mốc tham chiếu. Trong khi đó, GAS vẫn giảm tương đối mạnh là 1,8% xuống 90.800 đồng/cổ phiếu.
VNM gây sự chú ý nhất khi tăng 4,3% lên 123.100 đồng/cổ phiếu và khớp lệnh 1,8 triệu cổ phiếu, trong đó, khối ngoại mua ròng gần 800.000 đơn vị. Bộ đôi cổ phiếu VHM và VIC tăng đáng kể, với VHM tăng 1,2% lên 77.000 đồng/cổ phiếu, VIC cũng tăng 1,5% lên 100.500 đồng/cổ phiếu.
Trong khi đó, HNX-Index không thể hồi phục trở lại do một số cổ phiếu có tính dẫn dắt giảm rất sâu. Do thiếu lực đỡ đến từ nhóm cổ phiếu dẫn dắt nên HNX-Index kết thúc phiên trong sắc đỏ. Kết phiên, HNX-Index đứng ở mức 103,98 điểm (-0,28%). Toàn sàn có 54 mã tăng, 70 mã giảm và 62 mã đứng giá.
Cổ phiếu VCG của Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) gây bất ngờ khi giảm đến 8,9% xuống còn 18.500 đồng/cổ phiếu và khớp lệnh 3,8 triệu cổ phiếu. Việc VCG giảm mạnh khiến nhà đầu tư không kịp trở tay, có thời điểm trong phiên giao dịch VCG tăng mạnh lên 21.500 đồng/cổ phiếu. Vốn hóa thị trường đạt 8.966,73 tỷ đồng.
Mức giá này về bằng phiên đóng cửa hôm 22/11 khi lô cổ phiếu Vinaconex của Viettel và SCIC đấu giá thành công, 'sang tay' cho nhà đầu tư mới.
Theo Công ty Chứng khoán VCBS, mặt bằng giá mới đang dần được thiết lập trên thị trường. Điểm đáng chú ý trong một số tuần gần đây là sự tăng giảm đan xen của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Sự phân hóa của các "trụ" giúp cho chỉ số thu hẹp mức độ biến động trong phiên, đồng thời cũng có tác dụng nhất định trong việc lôi kéo những nhà đầu tư trung-dài hạn quay trở lại thị trường.
Theo tienphong.vn
TS. Cấn Văn Lực: Không nên áp trần lãi suất vay tiêu dùng "Theo tôi, không nên áp trần lãi suất, vì trong hệ thống NH bên cho vay và bên vay đã có thỏa thuận về lãi suất. Nếu cho vay tiêu dùng áp trần lãi suất 20% trong điều kiện rủi ro sẽ không ai dám cho vay, tức vô hình chung bóp nghẹt cho vay tiêu dùng" - TS. Cấn Văn Lực cho...