Sau bão Sơn Tinh, 35 người vào rừng hái măng bị mất liên lạc
35 người vào rừng hái măng trước bão Sơn Tinh, đến nay vẫn chưa liên lạc được với người thân.
Sau bão Sơn Tinh, mưa lũ đã chia các các huyện miền núi thuộc tỉnh Nghệ An.
Ngày 19/7, thông tin từ chính quyền xã Châu Bính, huyện Qùy Châu, Nghệ An cho biết, hiện người thân vẫn chưa thể liên lạc được với 35 người địa phương mất tích khi vào rừng hái măng.
Theo đó, trước khi bão Sơn Tinh đổ bộ 40 người dân xã Châu Bính đã đi vào rừng hái măng.
Khi đi hái măng, thời tiết ở Qùy Châu có mưa to và kéo dài. Sau đó, áp thấp nhiệt đới thành bão đã gây mưa lớn ở các huyện miền núi Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh khiến nhiều địa bàn bị chia cắt.
Nhận được thông tin trên, chỉ có 5 người trong đoàn người đi hái măng liên lạc được về nhà.
Còn lại 35 người vẫn “bặt vô âm tín”, điện thoại di động đều không liên lạc được khiến người thân lo lắng.
Hiện chính quyền địa phương và người thân đã vào rừng để tìm kiếm 35 người trên.
Theo Danviet
Video đang HOT
Chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả mưa, bão
Đóng một cửa xả đáy hồ Sơn La Trước diễn biến của bão số 3, chiều 18-7, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng, chống thiên tai (BCĐ T.Ư PCTT), Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, các địa phương chủ động rà soát, cập nhật, bổ sung phương án ứng phó với các loại hình thiên tai có thể xảy ra trên địa bàn, nhất là rà soát, chủ động di dời dân cư ra khỏi khu vực nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét, lũ ống, các khu vực bị ngập lụt để bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân. Tập trung khắc phục nhanh hậu quả đợt mưa lũ vừa qua tại các tỉnh miền núi phía bắc để chủ động ứng phó với các đợt mưa lũ tiếp theo. Ngay sau bão số 3, thành lập các đoàn kiểm tra công tác chuẩn bị, phương án PCTT của các địa phương...
* Ngày 18-7, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường kiểm tra công tác phòng, chống, ứng phó với cơn bão số 3 và mưa lũ tại Nam Định. Bộ trưởng đề nghị tỉnh kiểm tra toàn bộ đê kè xung yếu, các tuyến đê kè bị sạt trượt trong thời gian qua. Khuyến cáo nông dân giữ mạ dự phòng, mạ chưa cấy để khi nước rút tranh thủ gieo cấy trong thời gian sớm nhất với phương châm tiết kiệm mạ, để chủ động khắc phục khi có ngập úng.
* Ngày 18-7, BCĐ T.Ư PCTT tổ chức họp khẩn ứng phó bão số 3 và mưa lũ sau bão. BCĐ đề nghị các cơ quan và địa phương dự báo cụ thể lượng mưa để phục vụ công tác chỉ đạo và tính toán vận hành hệ thống hồ chứa. Tổ chức tính toán vận hành liên hồ chứa trên hệ thống sông Hồng phù hợp với diễn biến tình hình mưa lũ nhằm bảo đảm an toàn chống lũ. Triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn hệ thống đê điều, hồ đập xung yếu; ứng phó với sạt lở sau bão; chủ động tiêu nước cho những diện tích lúa, hoa màu bị ngập úng. Đồng thời tập trung khắc phục hậu quả do mưa, bão gây ra.
* Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, sau khi đổ bộ vào các tỉnh từ Thái Bình đến Quảng Bình, bão số 3 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Đến 7 giờ ngày 19-7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 18,8 độ vĩ bắc; 104,0 độ kinh đông, trên đất liền khu vực Trung Lào. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, giật cấp 8. Trong thời gian tiếp theo, áp thấp nhiệt đới tiếp tục di chuyển theo hướng tây, mỗi giờ đi được khoảng 20 đến 25 km và suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Thượng Lào.
* Theo Tổng cục Thủy lợi, mưa lớn đã làm ngập lụt, úng hơn 67.000 ha cây trồng ở các tỉnh Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh... Hiện nay, các địa phương đang vận hành trạm bơm và mở cống tiêu để tiêu nước cho vùng diện tích ngập úng.
* Do mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua, trên tuyến đê biển 5 ở tỉnh Thái Bình bị sạt lở năm đoạn với tổng chiều dài 135 m. Hiện địa phương đã kịp thời khắc phục hậu quả. Mưa lớn cũng làm sạt lở một số điểm trên quốc lộ, tỉnh lộ ở các tỉnh: Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An.
* Theo Bộ Công thương, hiện nay có bốn hồ thủy điện đang xả qua tràn, lưu lượng xả/lưu lượng về hồ như sau: Bá Thước 2 là 450/905 m3/giây; Chi Khê là 330/640 m3/giây; Hố Hô là 153/250 m3/giây; Nậm Pông là 47/70 m3/giây. Việc vận hành các hồ theo đúng quy trình được duyệt.
* Tổng cục Thủy lợi cho biết, hiện nay các hồ chứa khu vực miền núi phía bắc đạt từ 50 đến 70% dung tích thiết kế; riêng tại hai tỉnh Lào Cai và Hà Giang các hồ chứa đã đạt hơn 90% dung tích thiết kế. Các hồ chứa thuộc những tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế đạt từ 50 đến 65% dung tích thiết kế. Qua thống kê, hiện các tỉnh từ Ninh Bình đến Thừa Thiên - Huế có 102 hồ xung yếu. Đến nay, các hồ chứa đều bảo đảm an toàn.
* Tại Hà Nội, mưa lớn những ngày qua làm 167 ha lúa ở các huyện Ba Vì, Thạch Thất và Quốc Oai bị ngập. Hiện nay, thành phố đang vận hành 101 trạm bơm tiêu với 320 máy bơm; tổng lưu lượng bơm hơn một triệu m3/giờ, chủ động tiêu thoát nước đệm, phòng chống úng ngập cho lúa.
* Từ ngày 13-7 đến nay, tại Nam Định mưa to làm 26 nghìn ha lúa bị ngập úng. Hiện nay, tỉnh đang huy động hơn 370 máy bơm điện, máy bơm dã chiến để tiêu rút nước đệm cho lúa cũng như chủ động ứng phó với mưa lớn kéo dài do hoàn lưu bão số 3.
* Do mưa lớn, tại Ninh Bình có 6.700 ha cây trồng bị ngập úng, trong đó, nhiều nhất là các huyện Yên Mô và Yên Khánh. Ngành nông nghiệp tỉnh đang vận hành 32 cống, 224 máy bơm và 69 trạm bơm để phục vụ công tác tiêu thoát nước, chống ngập úng, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do mưa lũ gây ra.
* Từ ngày 13-7 đến nay, mưa lớn tại tỉnh Thanh Hóa làm ngập hơn 13 nghìn ha lúa, trong đó diện tích lúa ngập trắng hơn 4.230 ha. Ngành nông nghiệp đang vận hành 53 trạm bơm tiêu, cống tiêu trên địa bàn các huyện, thị xã để tiêu nước đệm cho các vùng có diện tích lúa mới gieo sạ bị ngập.
* Tại Nghệ An, những ngày qua, tổng lượng mưa phổ biến từ 250 đến 500 mm khiến 216 trong số 625 hồ đập trên địa bàn đầy nước. Mưa lũ làm năm nhà dân bị sập và sạt lở; gần 12.900 ha lúa, hoa màu và nuôi trồng thủy sản bị ngập. Từ trưa 18-7, các huyện Diễn Châu và Quỳnh Lưu đã di dời hơn 2.700 hộ dân vùng xung yếu thuộc các xã ven biển. Các địa phương trong tỉnh đã dừng những cuộc họp không cần thiết, huy động lực lượng, phương tiện để hỗ trợ người dân tổ chức chằng chống, gia cố nhà cửa, biển hiệu, công trình xây dựng, kho tàng...
* Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia dự báo, hôm nay (19-7) do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 cho nên ở khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ, các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Thanh Hóa đến Quảng Bình sẽ có mưa rất to. Đến ngày 20-7, mưa lớn có khả năng mở rộng lên các tỉnh vùng núi phía bắc và khu tây bắc Bắc Bộ (trọng tâm mưa rất to tập trung ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, Sơn La).
* Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia cảnh báo nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất và lũ quét ở vùng núi phía bắc, nhất là các tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình; ngập lụt tại vùng trũng và đô thị ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và Nam Trung Bộ.
* Từ nay đến 20-7, trên thượng lưu hệ thống sông Hồng - Thái Bình, sông Hoàng Long, các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Bình sẽ xuất hiện một đợt lũ. Biên độ lũ lên ở thượng lưu sông Hồng - Thái Bình từ 2 đến 4 m; sông Hoàng Long từ 1 đến 2 m; các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Bình từ 3 đến 5 m. Trong đợt lũ này, đỉnh lũ trên sông Đà lên mức báo động (BĐ)1; sông Thao, sông Lô, sông Hoàng Long và các sông ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình lên mức BĐ1 đến BĐ2, riêng sông Bưởi (Thanh Hóa), sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố (Hà Tĩnh) lên mức BĐ2, BĐ3.
* Theo Ban Chỉ huy PCTT tỉnh Cà Mau, những ngày qua mưa lớn và lốc xoáy làm sập 67 nhà và tốc mái 284 nhà, ước thiệt hại hơn 2,2 tỷ đồng. Trong đó, nặng nhất là huyện Thới Bình với 24 căn nhà bị sập hoàn toàn, ước thiệt hại hơn 480 triệu đồng.
* Tại huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp), do triều cường, kết hợp với mưa lớn những ngày qua làm hàng trăm héc-ta lúa bị ngập sâu, trong đó, tại xã Thường Thới Tiền có 600 ha lúa chuẩn bị thu hoạch ngập từ 15 đến 30 cm. Hiện nay, xã Thường Thới Tiền đã huy động sáu máy bơm tiêu úng, bảo đảm việc thu hoạch lúa cho nhân dân.
* Ngày 18-7, BCĐ T.Ư PCTT có Công điện số 13 điện Công ty Thủy điện Sơn La đóng một cửa xả đáy hồ Sơn La vào hồi 11 giờ cùng ngày. Đồng thời công ty tiếp tục theo dõi diễn biến lưu lượng đến hồ, mực nước thượng, hạ lưu đập, kịp thời báo cáo về Ban Chỉ đạo và các cơ quan liên quan để có quyết định điều hành trong thời gian tới.
Do lưu lượng nước về hồ Khe Bố đang tăng, để bảo đảm việc vận hành an toàn, Nhà máy Thủy điện Khe Bố huyện Tương Dương (Nghệ An) bắt đầu xả lũ từ sáng 18-7. Tổng lưu lượng xả từ 800 m3/giây đến 1.700 m3/giây.
* Tối 18-7, Hải đội 2 (Biên phòng Nghệ An) cứu hộ thành công hai tàu cá của ngư dân đến nơi trú, tránh an toàn. Theo đó, khoảng 16 giờ cùng ngày, hai tàu cá không thể tìm được nơi trú, tránh bão an toàn do hỏng máy và máy yếu.
* Ngày 18-7, Hãng hàng không Vietnam Airlines (VNA) cho biết, do ảnh hưởng của bão số 3, để bảo đảm an toàn, VNA điều chỉnh kế hoạch khai thác sáu chuyến bay đến/đi từ sân bay Vinh (Nghệ An) sớm hơn từ 2 giờ 55 phút đến 5 giờ, bay trước 17 giờ 35 phút ngày 18-7. Cũng do ảnh hưởng của bão, hai Hãng hàng không Jetstar Pacific và VietJet Air phải hủy mỗi hãng bốn chuyến bay đến/đi Vinh và Thọ Xuân (Thanh Hóa). Nhiều chuyến bay khác cũng bị ảnh hưởng dây chuyền.
Ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do mưa lũ
Ngày 18-7, Công đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng công ty Điện lực miền Bắc đến thăm hỏi, trao 500 triệu đồng tặng đồng bào bị thiệt hại nặng nề do mưa lũ tại tỉnh Lai Châu. Trước đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng công ty Điện lực miền Bắc đã trao 500 triệu đồng cho Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Giang ủng hộ nhân dân bị thiệt hại do mưa lũ cuối tháng 6 vừa qua.
Vừa qua, Ngân hàng BIDV chi nhánh tỉnh Hà Giang đã đến thăm, trao quà tặng 15 hộ bị thiệt hại do mưa lũ tại xã Việt Lâm (Vị Xuyên), mỗi hộ hai triệu đồng.
Ngân hàng OceanBank chi nhánh Hải Phòng đến thăm và trao ba triệu đồng tặng sáu học sinh có hoàn cảnh khó khăn được nuôi dưỡng, học tập tại Đồn Biên phòng Lũng Cú (huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang), trao tặng một số nhu yếu phẩm hỗ trợ Đồn Biên phòng Lũng Cú và các gia đình gặp khó khăn trong đợt mưa lũ vừa qua.
PV và CTV
Theo_Báo Nhân Dân
Bão Sơn Tinh suy yếu, hơn 60.000 ha hoa màu ngập úng Hiện hoàn lưu áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão số 3 và dải hội tụ nhiệt đới tiếp tục ảnh hưởng đến miền Bắc và Bắc Trung Bộ. Theo đó, các địa phương vẫn có mưa giông trên diện rộng. Mưa lũ khiến nhiều tỉnh thành bị ngập lụt Theo tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung...