Sau bao năm hết mình với tuổi trẻ, chiều giáp Tết xót lòng tự hỏi: Chúng ta còn được gặp bố mẹ bao nhiêu lần?
“Tết là thời gian để trở về, để sum họp với gia đình, là thời gian chúng ta quây quần quanh nồi bánh chưng nói chuyện tới sáng, là thời gian để chia sẻ buồn vui trong năm qua và là thời gian để yêu thương. Hãy trở về khi bạn còn có thể. Chúng ta còn gặp ba mẹ mình bao nhiêu lần?”.
Cái nhịp sống vốn dĩ vội vã của phố thị được dịp ồn ào, náo nhiệt hơn bởi cái không khí tất bật của những ngày cuối năm. Người người chạy đua với thời gian, mong hoàn thành nốt những dở dang còn tồn tại trong năm cũ để đón mừng một năm mới hanh thông và nhiều may mắn.
Tết trong văn hóa của người Việt Nam không chỉ đơn giản là dịp để người ta khoác lên mình những bộ quần áo mới du xuân, mà đó còn là dịp để những người con phương xa quay về, đoàn tụ bên gia đình, cùng nhau quây quần bên mâm cơm những ngày đầu năm, kể nhau nghe những vui buồn về một năm cũ vừa sang.
Tuy nhiên, có những thời điểm, vì nhiều lý do khác nhau, chúng ta không về nhà dịp Tết. Những ngày non trẻ, ham vui, ta coi đó là một lẽ thường, chẳng mảy may bận tâm. Vừa mới đây, trong một hội nhóm kín, một thành viên đã được dịp chia sẻ những tâm tư của bản thân những ngày giáp Tết. Câu chuyện được thành viên này gọi tên “Chúng ta còn gặp ba mẹ được bao nhiêu lần?” .
(Ảnh: Trần Tuấn Việt)
“Vậy là mình đã vào Sài Gòn được 12 năm. Không biết cảm giác của các bạn khi mới vào đại học như thế nào, còn mình thì vui vô cùng. Cảm giác được sống tự lập, không còn sự quản lý của ba mẹ, cảm giác thích ăn lúc nào thì ăn, ngủ lúc nào thì ngủ mà chẳng sợ bị mắng. Tiền mỗi tháng ba mẹ gửi vào, mình được quyền chi tiêu theo cách của mình mà không cần xin phép. Tóm lại, mình thấy đi học xa là thiên đường.
Năm nhất. Lần đầu được sống trong sự tự do, mình thích đến độ quên mất luôn ba mẹ ở nhà. Ngày ngày, ba mẹ gọi điện hỏi thăm thì mình cứ ậm ừ cho qua chuyện, rồi tắt máy và lao vào những cuộc vui tiếp theo. Cận Tết, chỉ đến khi bạn bè về hết thì mình mới xách balo về nhà và mong lắm ngày vào học lại. Ăn Tết qua loa vài ngày rồi viện cớ vào học sớm để hẹn hò với bạn bè. Mình không để ý lắm nhưng hình như ba mẹ mình thoáng buồn.
Năm hai. Dịp hè về, mình đặc biệt thích thú với phong trào mùa hè xanh. Vậy là bỏ cả dịp hè để đi mùa hè xanh cùng bạn bè. Mẹ mong chờ từng ngày con về nhà. Con vô tư gọi báo mẹ năm nay con không về hè, con đi công tác xã hội mùa hè xanh để giúp đỡ mọi người, mẹ không nói gì, chỉ nghẹn ngào.
Video đang HOT
Năm ba. Mình có nhiều bạn hơn. Bạn bè rủ nhau Tết ở lại làm thêm, mình đồng ý ngay tắp lự. Gọi điện về cho mẹ khoe, mẹ ậm ừ rồi tắt máy, hình như mẹ đã khóc. Mình không suy nghĩ nhiều và cho đó là sự trưởng thành, sự tự lập.
Năm bốn, năm năm. Hình như khoảng cách giữa mình và ba mẹ ngày càng xa hơn. Những cuộc gọi điện dường như ít hơn. Mình không còn nhớ là tóc ba mẹ đã bạc thêm bao nhiêu, không biết là chân ba có còn đau khớp khi trở trời, không biết mẹ còn ho mỗi khi trời trở lạnh.
Ra trường, không còn những cuộc vui sinh viên, không còn những ngày làm việc dịp Tết, không còn đi mùa hè xanh. Mình trở về nhà sau khi được công ty cho nghỉ Tết. Về nhà lúc sáng sớm, nhưng vừa đến nhà đã thấy ba mẹ ngồi chờ từ bao giờ. Mắt ba mẹ còn đỏ hoe, hình như đêm qua thức trắng. Mẹ lật đật chạy ra ôm chầm mình, nức nở. Ba quay vội người đi để lau những giọt nước mắt yếu đuối.
Mình nhận ra, ba mẹ ốm hơn, tóc bạc nhiều hơn, nếp nhăn hằn rõ, mình nhận ra mình đã vuột mất quá nhiều thời gian cho gia đình. Và cuối cùng, mình nhận ra, mình luôn có một nơi để trở về.
Tết – là thời gian để trở về, để sum họp với gia đình, là thời gian chúng ta quây quần quanh nồi bánh chưngnói chuyện tới sáng, là thời gian để chia sẻ buồn vui trong năm qua và là thời gian để yêu thương. Hãy trở về khi bạn còn có thể.
Chúng ta còn gặp ba mẹ mình bao nhiêu lần?”.
(Ảnh minh họa)
Những câu chuyện giàu cảm xúc như thế này cứ thế đánh động trong lòng người đọc những cảm xúc đan xen khó tả. Nhưng tựu chung lại, đó vẫn là cái cảm giác nhớ nhung da diết xen lẫn xót xa nếu chẳng may một mùa Tết nữa xa quê. Ngay khi được chia sẻ không lâu, câu chuyện nhanh chóng được lan truyền với tốc độ chóng mặt. Nhiều người dùng mạng chung hoàn cảnh đã đồng cảm và để lại những bình luận chia sẻ:
“Đi làm rồi chỉ có nghỉ phép về. 1 năm cứ cho về nhà được 2 lần đi. Thế là 10 năm sẽ gặp ba mẹ được 20 lần. Sinh lão bệnh tử, không biết còn gặp ba mẹ được bao nhiêu lần”.
“Mình nhận ra điều đó sớm hơn bạn, vì hồi cấp 3 đã phải học xa nhà, tuần về 1 lần. Lên đại học nếu được nghỉ là tranh thủ về nhà. Sau này đi làm, ngày nghỉ phép năm dồn lại, 1 năm về nhà mấy lần”.
Tết này về ôm ba nhiều cái, hôn mẹ nhiều cái, để còn kịp trước khi không còn cơ hội nhé các bạn”.
Những ngày còn trẻ, sức còn dài, vai còn rộng, chúng ta vẫn cứ nghĩ rằng, cuộc sống vốn dĩ ý nghĩa khi bản thân chúng ta có thể chinh phục hết tất thảy những trập trùng ngoài kia. Tuy nhiên, trong đôi ba khoảnh khắc bất giác ngừng lại, chắc hẳn không ít người nhận ra rằng, thế giới ngoài kia dù rộng lớn biết mấy vẫn không bao la bằng mái ấm nơi chúng ta đã lớn lên, nơi có bố mẹ vẫn ngày đêm mỏi mắt trông chờ đứa con xa xứ.
Tương lai và tuổi trẻ của chúng ta còn cả một quãng rộng dài phía trước. Chúng ta còn cả một đời để sống, để phấn đấu, để chinh phục ước mơ và hoài bão. Nhưng thanh xuân của bố mẹ vốn dĩ đã để dành tất cả cho chính chúng ta để rồi thời gian không còn hào phóng với họ nữa. Đã bao giờ bạn ngừng lại để đếm tóc bạc trên đầu bố mẹ để tự hỏi: “Chúng ta còn được gặp họ bao nhiêu lần nữa?”.
Theo tintuconline.com.vn
Phụ nữ có thật sự hơn nhau ở tấm chồng
Nhiều người nói "phụ nữ hơn nhau ở tấm chồng". Dạ không phụ nữ không hơn nhau ở tấm chồng, phụ nữ hơn nhau ở việc có bản lĩnh và độc lập.
Phụ nữ Châu Á nói chung thường có tính dựa dẫm và đặt tất cả tình yêu, trái tim, tuổi trẻ vào một người đàn ông và đương nhiên sẽ cho rằng người đàn ông đó phải chịu trách nhiệm với mình và gắn bó với mình cả đời.
***
Chúng ta thường quên mất rằng chính bản thân chúng ta ai cũng từng là thanh xuân tươi trẻ của một người khác. Chúng ta cũng từng trẻ trung và tràn đầy tự tin vào bản thân mình, cũng từng dịu dàng và cũng từng đáng yêu. Sau khi lấy chồng, sau khi sinh con, sau những lo toan cơm áo gạo tiền chúng ta trở nên già nua, chúng ta trở nên bất mãn và tự ti với chính bản thân chúng ta. Có bao giờ bạn hỏi vì sao chúng ta lại trở nên như vậy hay không? Chúng ta quên mất một điều quan trọng rằng gia đình không chỉ là trách nhiệm của một mình chúng ta, bạn có thể hy sinh vì gia đình bằng 80% tâm trí bạn, nhưng ít nhất hãy giữ lại 20% cho bản thân mình.
Nhiều người nói "phụ nữ hơn nhau ở tấm chồng". Dạ không phụ nữ không hơn nhau ở tấm chồng, phụ nữ hơn nhau ở việc có bản lĩnh và độc lập. Phụ nữ Châu Á nói chung thường có tính dựa dẫm và đặt tất cả tình yêu, trái tim, tuổi trẻ vào một người đàn ông và đương nhiên sẽ cho rằng người đàn ông đó phải chịu trách nhiệm với mình và gắn bó với mình cả đời. Nhưng các bạn đã quên mất một điều, bất cứ thứ gì trên đời này đều có hạn sử dụng, ngay cả thời gian cũng thế và... tình yêu cũng vậy. Không sớm thì muộn nó cũng sẽ hết hạn và khi đó người tổn thương không ai khác là chính chúng ta.
Tôi khẳng định, không ít phụ nữ chúng ta đã từng rơi vào hoàn cảnh hoang mang, lo sợ, và mất phương hướng khi bị chính người mình trao trọn niềm tin và tình yêu quay lưng với mình. Khi ấy bạn chưa có sự chuẩn bị, bạn bị tấn công một cách bất ngờ, bạn bối rối, bạn lên mạng xã hội và bạn than thở.
Nhưng khi bạn than thở trên đó người ta sẽ chỉ nói với bạn một câu thôi: "Ly hôn đi, chia tay đi, bỏ đi". Không ai hỏi bạn rằng: "Bạn đã chuẩn bị gì và bao nhiêu bản lĩnh để sẵn sàng sống cuộc sống độc lập không phải cây tầm gửi".
Tôi không cổ xúy cho việc các bạn vùng lên và chạy theo phong trào là ly hôn. Mà tôi chỉ muốn nhắc nhở mọi người hãy luôn nhớ về chính bản thân mình, hãy luôn nhắc nhở mình từng là ai trước khi là một người vợ, hãy luôn ghi nhớ hình ảnh tươi đẹp nhất của mình trước khi mình là một bà mẹ. Và đừng bao giờ quên ghi nhớ việc trong tài khoản của mình có bao nhiêu tiền.
Và cách tốt nhất để bạn trở nên tự tin và không bao giờ bị động trước mọi tình huống đó là hãy trở nên thật xinh đẹp. Đừng suốt ngày chỉ cắm mặt vào cơm áo gạo tiền, đừng chỉ chăm chăm vào đống bỉm của con. Hãy mạnh dạn chia sẻ thời gian và công việc của gia đình với người đàn ông của bạn và dành thời gian cho bản thân mình. Thi thoảng hay đem máy tính hay ra quán cà phê ngồi vào một góc yên tĩnh và viết những gì mình thích. Bạn sẽ thấy cuộc đời này luôn tươi đẹp khi bạn biết yêu chính bản thân mình. Hãy độc lập về kinh tế và mạnh dạn đi du lịch đến những nơi mà bạn muốn đi. Đàn ông trách nhiệm của họ là bảo vệ gia đình, nhưng họ không có trách nhiệm "phải" ở bên cạnh bạn cả đời hay phải đáp ứng mọi nhu cầu của bạn.
Hãy trở thành người mà tất cả đàn ông đều muốn, chứ đừng trở thành một người phụ nữ luôn cần đến đàn ông.
Và tôi chọn là chính tôi, tôi làm vợ và làm mẹ năm 19 tuổi. Năm tôi 23 tôi trở thành người đàn bà đã cũ. Số phận của mỗi người là khác nhau, tôi đã có thể rơi vào những chuỗi ngày dài u tối và kết thúc tuổi xuân tươi đẹp của mình, nhưng tôi đã chọn cách khác. Tôi chọn trở thành một đóa hoa nở rộ tươi đẹp nhất vì chính bản thân mình chứ không vì một ai khác. Hy vọng các bạn sẽ luôn tìm được chính bản thân mình và sẽ luôn là chính mình.
Nguyễn Vân
Theo blogradio.vn
Một mai khi tuổi già, điều gì sẽ khiến chúng ta phải hối tiếc nhất Ai cũng có thanh xuân, ai cũng có tuổi trẻ, nhưng đó sẽ là quãng thời gian một đi không bao giờ trở lại. Vậy nên, hãy sống hết mình, dám yêu thương, dám trút bỏ, biết trân trọng bản thân... Đấy cũng chính là những gạch đầu dòng mà các bạn trẻ cần khắc ghi. Hãy sống một tuổi thanh xuân ý...