Sau “bão” ma túy, bản người Mông thành nơi trồng địa lan và làm du lịch
Với hơn 120 hộ, gần 700 nhân khẩu và khoảng 80% dân số trong bản nghiện thuốc phiện, hành trình cai nghiện của đồng bào Mông bản Sin Suối Hồ rất nhiều gian nan.
Hàng chục năm trước, bản người Mông ở xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu có tỷ lệ 100% hộ nghèo và gần như cả bản nghiện thuốc phiện. Không chỉ kiên trì từ bỏ hoàn toàn “nàng tiên nâu”, bà con đã đồng lòng khai thác thế mạnh thiên nhiên, đưa bản trở thành điểm du lịch cộng đồng điển hình kiểu mẫu, giảm nghèo nhanh và bền vững.
Người dân bản Sin Suối Hồ từng được nguyên Phó thủ tướng Vương Đình Huệ tới thăm, khen ngợi về tinh thần vượt khó đi lên, xây dựng bản làng văn minh, giàu đẹp
Như nhiều bản vùng cao khác ở Lai Châu, trước thập niên 90, bản vùng cao người Mông Sin Suối Hồ, xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ từng được biết đến là thánh địa cây thuốc phiện. Nhà nhà trồng thuốc phiện, dẫn đến hơn 80% người dân ở bản nghiện thuốc phiện, kéo theo nhiều hệ lụy như đói nghèo, lạc hậu.
Nhớ lại những tháng, ngày cả bản chìm trong khói thuốc phiện, ông Chang A Hảng chia sẻ: Gần như cả bản, từ người già, phụ nữ, trẻ em đều nghiện. Cơm không có ăn, áo không có mặc, nhưng thuốc phiện lúc nào cũng có sẵn trong nhà. Chỉ khi nhà nước cấm trồng cây thuốc phiện, người dân mới dần dần xóa bỏ. Thời gian đầu không bỏ được ngay, nhiều người ở bản vẫn lén lút trồng trộm trong rừng.
Trồng địa lan và du lịch, hướng phát triển kinh tế mới giúp người dân Sin Suối Hồ xóa đói giảm nghèo bền vững
Với hơn 120 hộ, gần 700 nhân khẩu và khoảng 80% dân số trong bản nghiện thuốc phiện, hành trình cai nghiện của đồng bào Mông bản Sin Suối Hồ rất nhiều gian nan. Ban đầu, việc cai nghiện được thực hiện đơn lẻ theo hộ gia đình, tự cai ở nhà, thế nhưng không có hiệu quả khi trong bản vẫn có người hút và tìm đến nhau. Không chịu đầu hàng trước nàng tiên nâu, bà con vận động nhau lên rừng cô lập mình tự cai. Người đi trước làm gương cho người đi sau, phải mất gần 10 năm cả bản mới từ bỏ được thuốc phiện.
Ông Hảng A Xà, người có uy tín Bản Sin Suối Hồ cho biết, nhiều người ở đây đã cai nghiện ròng rã 10 năm trời ở trên rừng, trên lán,… Sau khi làm được chương trình cai nghiện xong, thì kinh tế của bản có nhiều bước đi đột phá. Cách đây 10 năm, hộ nghèo chiếm 100%, nhưng đến nay giảm bớt đi chỉ còn 10%.
Sau khi cai nghiện thành công cho khoảng 80% dân số trong bản, người dân Sin Suối Hồ nhận được sự hỗ trợ cây con giống phù hợp để phát triển kinh tế.
Sau khi người dân cai nghiện thành công, chính quyền địa phương đã vận động bà con tham gia làm mới gần 10km đường giao thông nông thôn nội bản. Với lợi thế về độ cao, khí hậu và thổ nhưỡng, bà con đã đồng lòng bảo nhau cùng trồng địa lan và phát triển du lịch cộng đồng. Từ chỗ 100% là hộ nghèo, với nhiều hủ tục lạc hậu, đến nay bản Sin Suối Hồ chỉ còn hơn 10% hộ nghèo theo chuẩn mới.
Ông Chẻo Quẩy Hòa, Chủ tịch UBND xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ cho biết: Bản Sin Suối Hồ nổi tiếng với “5 không” là: không ai hút thuốc phiện, không hút thuốc lào hay thuốc lá, không đàn đúm rượu chè, không cờ bạc, không xả rác bừa bãi. Giờ đây hầu hết hộ nào cũng có từ 100 chậu địa lan trở lên và cả bản hiện có trên 40.000 chậu. Với giá bán bình quân trên 2 triệu đồng một chậu, cộng với đón và phục vụ khách du lịch, mỗi hộ đều có thu nhập từ 40 đến 60 triệu đồng/năm.
Video đang HOT
Bản vùng biên Sin Suối Hồ, xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ (Lai Châu) một thời từng được biết đến là “bản nghiện” tại địa phương, với tỷ lệ đói nghèo gần như 100% và nhiều hủ tục lạc hậu
Ông Hòa cho biết thêm, nhiều hộ vừa làm homestay vừa trồng địa lan thu về 200 – 300 triệu đồng/năm. Tệ nạn xã hội tiêu tốn nhiều kinh phí, kinh tế gia đình giảm sút rất nhiều. Sau khi người dân bỏ được ma túy, kinh tế, xã hội có bước chuyển biến tích cực, đời sống được cải thiện.
Đồng lòng, kiên trì, giúp nhau cai nghiện ma túy và phát triển kinh tế, người Mông ở bản vùng cao Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ đã từng bước đẩy lùi đói nghèo, lạc hậu. Với những nét văn hóa truyền thống lưu giữ được, nơi đây đang đón hàng chục nghìn du khách mỗi năm và trở thành bản du lịch cộng đồng điển hình kiểu mẫu ở tỉnh miền núi Lai Châu và cả nước./.
Yên Bái: Nơi núi cao, trồng thứ cây nhập ngoại trên đất hoang, dân rủng rỉnh tiền tiêu
Trong 2 năm trở lại đây, trồng cây sả Java để nấu lấy tinh dầu đã mang lại thu nhập khá cho đồng bào Mông huyện vùng cao Trạm Tấu (tỉnh Yên Bái). Thu nhập từ trồng trồng sả có thể đạt 35 - 45 triệu đồng/ha.
Ông Lò Văn Chanh, Giám đốc HTX Hương Chanh cho biết, nhận thấy địa phương còn nhiều đất trống bỏ hoang, năm 2018, ông đã tìm đến HTX Hương Nghiệp tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai để tìm hiểu thêm về cách trồng và chăm sóc cây sả Java rồi đưa về trồng thử nghiệm.
Ngay trong năm đó, ông Chanh đã đầu tư vốn mua giống về vận động bà con cùng trồng sả thay cho trồng ngô, trồng sắn. Lứa đầu trồng cây sả Java đạt hiệu quả tốt nên ông Chanh tiếp tục lấy thêm giống về trồng trên 7 ha. Do điều kiện cơ sở vật chất chưa có nên khi thu hoạch cây sả Java, ông Chanh đưa số sả thu hoạch được chuyển sang chế biến lấy tinh dầu ở HTX Hướng Nghiệp, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.
Gia đình bà Mùa Thị Chu (xã Bản Mù) đã có thu nhập khá từ khi tham gia trồng sả Java.
Đến nay, tổng diện tích trồng sả tại huyện Trạm Tấu là trên 50 ha tại các xã Bản Mù, Hát Lừu và xã Bản Công. Điều đáng mừng là hiện nay nhiều hộ gia đình ở huyện Trạm Tấu đều đã muốn trồng cây sả trên đồi thay cho cây ngô, cây sắn.
"Thu nhập từ trồng ngô, lúa nương chỉ đạt 6 triệu đồng/ha, trong khi trồng sả có thể đạt 35 - 45 triệu đồng/ha. Trồng sả để lấy tinh dầu, mở ra triển vọng phát triển kinh tế mới, góp phần tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho nông dân địa phương" - ông Chanh chia sẻ.
Hệ thống chiết xuất tinh dầu sả của HTX Hương Chanh (xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu, Yên Bái).
Ông Chanh cho biết, để giúp người dân chuyển đổi sang trồng sả Java , HTX đã cấp giống miễn phí cho bà con nông dân và thành viên 1 ha khoảng 800 - 1.000 kg giống. Bà con nông dân có đất và bỏ công trồng, chăm sóc, thu hoạch, HTX sẽ thu mua toàn bộ lá nguyên liệu.
Hiện nay, HTX Hương Chanh đã có 54 thành viên. Trong tháng 7 vừa qua đã triển khai mở rộng vùng nguyên liệu trồng sả Java thêm 15ha. Dự kiến năm 2021 HTX sẽ mở rộng diện tích trồng sả lên 80% trên địa bàn huyện Trạm Tấu.
Từ khi tham gia vào HTX trồng sả, người dân ở xã Bản Mù đã không phải lo đầu ra, thu nhập mỗi năm hàng chục triệu đồng.
Cuối tháng 8/2019, dưới sự tư vấn, giúp đỡ của Liên minh HTX tỉnh Yên Bái, công trình nhà xưởng chưng cất tinh dầu sả của HTX Hương Chanh tại thôn Trông Dềnh, xã Bản Mù đã hoàn thành đưa vào sử dụng với công suất 1 tấn lá khô/nồi, có thể chưng cất 16 kg tinh dầu/tấn nguyên liệu.
"Để bảo đảm quyền và lợi ích của các bên, giữa các HTX với nhau và giữa HTX với các hộ thành viên, nông dân tham gia, HTX đã ký hợp đồng liên doanh, liên kết mang tính ràng buộc trách nhiệm của các bên như: 3 HTX cùng bỏ tiền mua giống sả Java, cấp miễn phí cho bà con trồng và có trách nhiệm thu mua 100% lá sả sản xuất ra. Đối với bà con đã ký hợp đồng và nhận giống về trồng nếu tự phá bỏ thì phải bồi thường cho HTX 100% giá trị giống đã đầu tư" - ông Chanh cho biết.
Hiện, 1 năm HTX Hương Chanh có thể chiết xuất 1,5 tấn tinh dầu sả. "Thị trường hiện tại 70% là xuất đi Trung Quốc, giá khi xuất bán giao động ở mức 500.000 đồng - 550.000 đồng/kg tinh dầu sả. Trong thời gian tới, HTX sẽ làm hồ sơ đăng ký sản phẩm tinh dầu sả là sản phẩm OCOP".
Theo ông Lò Văn Chanh, Giám đốc HTX Hương Chanh cho biết, mỗi năm HTX có thể chiết xuất ra khoảng 1,5 tấn tinh dầu sả.
Gia đình bà Mùa Thị Chu (xã Bản Mù) cho biết, gia đình bà tham gia trồng sả Java từ những ngày đầu tiên, đến nay diện tích trồng sả của gia đình bà Chu đã tăng lên 1ha.
"Ngày trước gia đình tôi chỉ trông chờ vào cây ngô, cây lúa trên nương. Có năm thì bị chuột cắn phá gần hết, trong nhà chẳng có gì để ăn. Nhưng từ khi có HTX Hương Chanh vận động bà con trồng sả, đầu ra thì đã có HTX lo cho rồi, nên bà con ở đây yên tâm lắm, không còn lo mất mùa, thiếu gạo nữa" - bà Chu nói.
Bà Chu cho biết thêm, cây sả là loại cây tương đối dễ trồng, dễ thích nghi và tốn ít công chăm sóc, cây sả có ưu điểm chỉ trồng một lần nhưng cho thu hoạch liên tục 9 đến 10 năm liền. Cây sả Java chỉ phải làm cỏ năm đầu, từ năm thứ hai trở đi sả đã kín đất, không phải làm cỏ, đặc biệt không phải dùng phân bón và thuốc hóa học. Nếu như thu nhập từ trồng ngô, lúa nương đạt 6 triệu đồng/ha thì trồng sả cho thu nhập trên 30 triệu đồng/ha.
Hiện nay HTX Hương Chanh đã có 54 thành viên, với diện tích trồng sả trên 50ha.
Ông Giàng A Chú, Chủ tịch UBND xã Bản Mù cho biết, xã Bản Mù với dân số đa phần là đồng bào dân tộc Mông, cuộc sống đều phụ thuộc vào trồng lúa, ngô.
Trồng sả để chiết xuất ra tinh dầu đã mang lại nhiều thay đổi trong đời sống kinh tế của đồng bào Mông ở xã Bản Mù.
Từ năm 2018 đến nay, HTX Hương Chanh xây dựng mô hình trồng sả Java và hệ thống chiết xuất tinh dầu trên địa bàn xã đã nâng cao hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây.
Trong thời gian sắp thới, UBND xã tiếp tục tuyên truyền đến bà con, từ đó thay đổi tư duy canh tác nông nghiệp, trồng cây, con phù hợp với điều kiện kinh tế của địa phương.
4.000 m3 đất đá vùi lấp tỉnh lộ 129 Cuối giờ chiều 24-7, tại km 17 680, tỉnh lộ 129 nối thành phố Lai Châu với huyện biên giới Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu xảy ra sạt lở núi, gây ách tắc giao thông trên tuyến. Hiện trường vụ sạt lở. Điểm sạt lớn với chủ yếu là đá cỡ lớn, với khối lượng trên 4.000 m3 vùi lấp hoàn toàn 20...