Sau bà Merkel, loạt lãnh đạo châu Âu chỉ trích Twitter ‘cấm cửa’ ông Trump
Việc mạng xã hội Twitter cấm vĩnh viễn tài khoản của Tổng thống Mỹ Donald Trump làm dấy lên làn sóng bất bình của một số lãnh đạo châu Âu.
Twitter quyết định cấm tài khoản của Tổng thống Mỹ Donald Trump với lo ngại “có thêm kích động bạo lực”, sau vụ những người biểu tình ủng hộ ông tấn công vào tòa nhà Quốc hội. Ngoài Twitter, Facebook, Snapchat, Instagram đều đã ban hành lệnh cấm các tài khoản của Tổng thống Mỹ.
(Ảnh minh họa)
Ủy viên châu Âu Thierry Breron, gọi quyết định của Twitter là “sự kiện 9/11 của mạng xã hội”. Ông từng đưa ra hai đề xuất với EU nhằm áp đặt thêm các hạn chế với các công ty công nghệ, trong bối cảnh các công ty này được cho là có quá nhiều quyền lực kiểm soát truyền thông xã hội, và nhiều chính phủ muốn có nhiều quy định hơn dành cho họ.
Ông Breton viết: “Mục 230 cho các công ty truyền thông xã hội quyền miễn trừ trách nhiệm dân sự đối với nội dung do người dùng của họ đăng tải – đã sụp đổ… Lần đầu tiên trong lịch sử truyền thông xã hội, chính những người liên quan thừa nhận rằng họ có trách nhiệm biên tập nội dung ở đây” , ông nói.
Video đang HOT
Các công ty truyền thông xã hội Mỹ thường xuyên trích dẫn Mục 230 của Đạo luật về Quy tắc giao tiếp Hoa Kỳ để tuyên bố chỉ lưu trữ các tài khoản chứ không chịu trách nhiệm về nội dung được đăng tải.
Breton cho biết EU và chính quyền mới của Mỹ nên bắt đầu một cuộc đối thoại mang tính xây dựng về một cách tiếp cận toàn cầu mới đối với các nền tảng trực tuyến.
Thủ tướng Đức Angela Merkel trước đó cũng đã “xem việc các tài khoản của Tổng thống Mỹ bị khóa vĩnh viễn là có vấn đề”. Người phát ngôn của bà Merkel, Steffen Seibert cho biết: “Việc can thiệp vào tự do ngôn luận là có thể xảy ra nhưng phải theo những hạn chế được các nhà lập pháp thiết lập, chứ không phải thông qua quyết định của các công ty”.
Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Pháp Bruno Le Maire cảm thấy “sốc” với quyết định của Twitter. Ông đồng tình với quan điểm của Thủ tướng Đức và cho rằng: “Quy định cho các gã khổng lồ kỹ thuật số không thể do chính họ thực hiện”, khẳng định đây là một vấn đề đối với người dân, các chính phủ và cơ quan tư pháp.
Bộ trưởng Y tế của Anh, Matt Hancock cũng cho rằng các công ty công nghệ hiện đang “đưa ra quyết định biên tập”, và các nền tảng mạng xã hội đang “chọn ai nên và không nên có tiếng nói trên nền tảng của họ”.
Những người ủng hộ ông Trump đang lên hoạch biểu tình trước trụ sở Twitter sau khi nền tảng này xóa vĩnh viễn tài khoản của vị Tổng thống Mỹ. Trong khi đó, Trump cho biết ông có thể tự xây dựng một nền tảng mạng xã hội mới trong tương lai gần sau sự việc này.
Tạp chí Pháp đăng tranh biếm họa Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ
Tạp chí Charlie Hebdo khiến Thổ Nhĩ Kỳ tức giận khi đăng tranh biếm họa Tổng thống Erdogan, khi căng thẳng giữa Pháp và các nước Hồi giáo gia tăng.
Hình ảnh trên trang nhất của tạp chí trào phúng Charlie Hebdo, xuất hiện trên mạng tối 27/10 và được xuất bản sáng nay, cho thấy Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan mặc áo phông, quần đùi, uống lon bia và vén váy của một phụ nữ đeo khăn trùm đầu.
"Ôi, nhà tiên tri!", nhân vật trong tranh nói, trong khi tiêu đề viết "Erdogan: nói nhỏ nhé, ông ấy rất hài hước".
Động thái này khiến Thổ Nhĩ Kỳ rất tức giận, cáo buộc tạp chí Pháp "phân biệt chủng tộc văn hóa".
"Chúng tôi lên án nỗ lực kinh tởm nhất của ấn phẩm này nhằm lan truyền phân biệt chủng tộc văn hóa và thù hận", trợ lý báo chí hàng đầu của Erdogan, Fahrettin Altun, viết trên Twitter. "Chương trình nghị sự chống Hồi giáo của Tổng thống Pháp Macron đang đơm hoa kết trái! Charlie Hebdo vừa xuất bản một loạt cái gọi là tranh biếm họa với đầy đủ những hình ảnh hèn hạ về Tổng thống của chúng tôi".
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tham dự lễ đón một lãnh đạo nước ngoài tại thủ đô Ankara hôm 26/10. Ảnh: AFP.
Việc Charlie Hebdo xuất bản tranh biếm họa công kích Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra trong lúc cuộc khẩu chiến leo thang giữa Erdogan, Macron và các lãnh đạo châu Âu khác sau giáo viên lịch sử người Pháp Samuel Paty bị một thanh niên nghi là phần tử Hồi giáo cực đoan chặt đầu.
Macron tuyên bố Pháp sẽ tuân theo các truyền thống thế tục và luật pháp đảm bảo quyền tự do ngôn luận, cho phép các ấn phẩm như Charlie Hebdo xuất bản tranh biếm họa về Nhà tiên tri Mohammed, điều cấm kỵ trong đạo Hồi.
Năm 2015, các phần tử Hồi giáo cực đoan đã tấn công tòa soạn Charlie Hebdo, khiến 12 người thiệt mạng, trong đó có một số họa sĩ tranh biếm họa nổi tiếng.
Việc Macron bảo vệ Charlie Hebdo và bình luận của ông cho rằng Hồi giáo trên toàn thế giới đang "khủng hoảng", khiến Erdogan kêu gọi người Thổ Nhĩ Kỳ tẩy chay các sản phẩm của Pháp.
Tại nhiều quốc gia phần lớn theo đạo Hồi, như Bangladesh, Iraq, Palestine, hàng chục nghìn người đã biểu tình phản đối Pháp, đốt ảnh Macron và kêu gọi tẩy chay hàng hóa Pháp.
Trump mong chờ cuộc tranh luận lần hai với Biden Trump cho biết ông dự định tham gia buổi tranh luận tổng thống tiếp theo với Biden tại Miami, dù vẫn trong quá trình phục hồi sau khi mắc Covid-19. "Tôi mong đợi buổi tranh luận vào tối 15/10 ở Miami. Nó sẽ rất tuyệt vời!", Tổng thống Mỹ Donald Trump viết trên Twitter hôm nay, sau khi trở về Nhà Trắng từ...