Sau 8 năm Sau 8 năm manh nha, thị trường có một quỹ đầu tư BĐS 50 tỷ đồngmanh nha, thị trường có một quỹ đầu tư BĐS 50 tỷ đồng
Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, tăng tính thanh khoản đặc biệt liên quan đến chứng chỉ quỹ, có chính sách thuế phù hợp hơn, giáo dục tài chính… là những vấn đề liên quan đến quỹ đầu tư BĐS được đặt ra.
Quỹ đầu tư bất động sản (BĐS) là nội dung cuối cùng trong phiên thảo luận về hiến kế tài chính – tín dụng trong Diễn đàn Kinh tế tư nhân diễn ra sáng nay. Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, tăng tính thanh khoản đặc biệt liên quan đến chứng chỉ quỹ, có chính sách thuế phù hợp hơn, giáo dục tài chính… là những vấn đề liên quan đến quỹ đầu tư BĐS được đặt ra.
Theo ông Phạm Hồng Sơn, Phó Chủ tịch UBCKNN, cơ sở pháp lý quy định từ năm 2012 nhưng đến 2016 cơ quan quản lý mới đồng ý cho quỹ của Techcombank thành lập. Quỹ này chủ yếu đầu tư vào BĐS, vì nguồn tiền khó nên việc đầu tư vào các dự án tương đối khó khăn.
Theo ông Nguyễn Trần Nam, nguyên Thứ trưởng Xây dựng, quỹ BĐS cho phép đầu tư vào dự án chưa hoàn thành mới thực sự là động lực cho các dự án. Tuy nhiên, quỹ BĐS theo như Nghị định 58, Nghị định 60, có sự pha trộn giữa quỹ đầu tư BĐS và quỹ tín thác BĐS.
Lý do người dân không đầu tư vào các quỹ, theo ông Nam, bởi họ cho rằng gửi ngân hàng an toàn hơn, thực tế nhiều quỹ có mức độ rủi ro cao. Nhà nước nên miễn thuế cho quỹ này, đánh thuế cho những người được chia cổ tức của thuế theo mô hình của Thái Lan, Indonesia…
Ông Nguyễn Trần Nam, Nguyên Thứ trưởng Xây dựng. Ảnh: VnExpress.
Video đang HOT
Đại diện Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính cho rằng phải xem xét, bàn bạc vì sao hiện giờ mới có quỹ của Techcombank, vì sao có cơ sở pháp lý mà quỹ BĐS chưa hoạt động.
“Cứ đi vào Mũi Né, Đà Nẵng, Khánh Hoà, Phú Quốc, thấy dân tự mua tự bán, chúng ta chưa có định hướng nên quỹ không phát triển được. Bởi vậy không riêng gì chính sách, rõ ràng niềm tin, hành lang pháp lý của quỹ BĐS cũng cần bàn thêm”, vị này bày tỏ.
Bà Hoàng Thị Vân Anh, Vụ trưởng Vụ chính sách pháp chế của Bộ Tài nguyên Môi trường, cho rằng mấu chốt là xác định khái niệm, tính pháp lý của quỹ đầu tư BĐS, có phải là tổ chức kinh tế hay không. Nếu xác định đúng về pháp lý thì hoàn toàn có thể làm được.
Đại diện VinaCapital nói rằng thuế là nhân tố quan trọng giúp quỹ BĐS phát triển tốt nhưng trong quy định lại có một số hạn chế về chuyển nhượng. Cụ thể, với quy định nhà đầu tư rót vốn 15-30% vào quỹ BĐS phải mất 3-6 năm để chuyển nhượng, thời gian được phép chuyển nhượng dài như vậy khiến các nhà đầu tư không mặn mà rót tiền vào quỹ này.
Đại diện VinaCapital kiến nghị nên áp dụng thời gian hạn chế chuyển nhượng của các công ty đại chúng trước khi bán cổ phần ra công chúng xuống còn 1 năm để kích thích nhà đầu tư.
Về mua lại chứng chỉ quỹ, hiện chưa có luật quy định, VinaCapital đề xuất cần có quy định rõ ràng.
Ngoài ra, giới hạn vay cũng gây khó khăn cho việc vận hành quỹ bởi giới hạn vay của quỹ đầu tư bất động sản là 5% trên tổng giá trị tài sản ròng. Đây là giới hạn vay khiêm tốn, trong khi vốn chủ sở hữu lên đến 15%. Đại diện VinaCapital kiến nghị giới hạn vay phải lên đến 15-20% giá trị tài sản ròng.
Chia sẻ thêm về chứng chỉ quỹ, đại diện UBCKNN cho biết theo thiết kế thì quỹ BĐS là quỹ đóng nên nguyên tắc là NĐT không được bán lại, công ty quản lý quỹ cũng không được mua lại. Còn với vấn đề lập quỹ có tư cách pháp nhân thì có thẻ lập công ty chứng khoán. Đại diện UBCNKK cho rằng hiện tại, quy định đã thoáng so với thông lệ vì ngoài chuyện khai thác BĐS còn được mua cổ phiếu quỹ, mua cổ phần của công ty về BĐS. Vì quỹ là mô hình mới nên cần cùng hợp lực, vận hành một thời gian thì mới xem tác động của thuế chứ không phải mới ra là kêu gọi giảm thuế đi.
Theo Lâm Tùng
Người đồng hành
Quỹ đầu tư giá trị MB Capital (MBVF) đặt kế hoạch tăng trưởng NAV/CCQ đạt tối thiểu 12% trong năm 2019.
Ngày 5/4, Quỹ đầu tư Giá trị MB Capital (MBVF) tổ chức thành công Đại hội nhà đầu tư thường niên năm 2019.
Tổng kết năm 2018, thị trường chứng khoán toàn cầu cũng như Việt Nam đã gặp rất nhiều khó khăn từ các biến động kinh tế chính trị khó lường, chỉ số VN-Index đã giảm 9.3%, là mức giảm mạnh nhất trong nhiều năm gần đây.
Hầu hết các quỹ mở cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam đều đã chịu ảnh hưởng bởi bối cảnh thị trường chung không khả quan và đều chịu sự suy giảm NAV/CCQ. Mặc dù vậy, Quỹ đầu tư giá trị MB Capital (MBVF) với chiến lược đầu tư thận trọng, quản trị rủi ro chặt chẽ vẫn tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng NAV/CCQ đạt 1.44%, và là quỹ có mức tăng trưởng tốt nhất trên thị trường trong năm 2018.
Tính đến cuối năm 2018, số lượng chứng chỉ quỹ hiện hành của MBVF là 32.66 triệu CCQ, tăng 25.44% so với đầu năm, tương đương với quy mô tổng tài sản ròng đạt trên 473 tỷ đồng.
Bước sang Quí 1 năm 2019, mặc dù triển vọng kinh tế vĩ mô thế giới còn nhiều bất ổn khó lường, MBVF cùng với chiến lược đầu tư giá trị, phân bổ đầu tư linh hoạt, cùng hoạt động quản trị rủi ro chặt chẽ, đã tận dụng tốt được những cơ hội phục hồi của thị trường khi tiếp tục đạt mức tăng trưởng NAV/CCQ 5.1% sau 3 tháng đầu năm.
Đánh giá chung của các nhà đầu tư tại đại hội cho biết MBVF là mô hình quỹ mở cổ phiếu tiên phong trong việc theo đuổi chiến lược đầu tư giá trị. Trong suốt quá trình hoạt động, kể từ khi thành lập vào tháng 4 năm 2014 đến cuối tháng 3 năm 2019, MBVF vẫn luôn là một kênh đầu tư hiệu quả với mức tăng trưởng NAV/CCQ bình quân đạt 12,9%/năm. Đặc biệt, Quỹ đã luôn duy trì ổn định sự tăng trưởng NAV/CCQ qua nhiều giai đoạn suy giảm khó khăn của Thị trường chứng khoán kể từ khi thành lập.
Kế hoạch năm 2019, theo nhận định của MB Capital, thị trường chứng khoán tiếp tục được kỳ vọng tốt hơn nhưng sẽ vẫn còn chịu ảnh hưởng bất ngờ từ những diễn biến kinh tế, chính trị của thị trường toàn cầu. Thị trường chứng khoán sẽ chứng kiến sự phân hóa nhiều hơn giữa các cổ phiếu hưởng lợi và bất lợi trước các xu hướng mới của thị trường. Do đó, MBVF sẽ tiếp tục duy trì thận trọng trong việc phân bổ tài sản, tìm kiếm cơ hội đầu tư và quản trị rủi ro chặt chẽ. Quỹ MBVF cũng đặt mục tiêu tăng trưởng NAV/CCQ đạt tối thiểu 12% trong năm 2019.
A.D
Theo Nhịp sống kinh tế
Hạn chế tín dụng BĐS: Áp lực lành mạnh nhằm phát triển bền vững Đồng tình với chủ trương của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về lộ trình hạn chế tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như chứng khoán, bất động sản (BĐS), tín dụng tiêu dùng, song Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) đề nghị nên lùi thời hạn áp dụng tỷ lệ tối đa 40% vốn ngắn hạn cho vay trung,...