Sau 5 năm, thu nhập của người dân Hua La tăng từ 6 lên 29 triệu đồng.
Năm 2013, khi Hua La bắt tay vào xây dựng nông thôn mới (NTM), thu nhập bình quân của người dân chỉ đạt 6 triệu/người/năm. Nhưng nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thâm canh cây trồng, đưa cây con giống mới vào sản xuất, đến nay, thu nhập bình quân của người dân Hua La đã đạt 29 triệu/người/năm.
Hua La là xã vùng I của thành phố Sơn La, cách trung tâm thành phố 5km, diện tích tự nhiên 4.163,73 ha. Trong đó: Diện tích đất nông nghiệp là 2.429,66 ha; đất lâm nghiệp 1243,48 ha. Xã có 15 bản, 1.841 hộ, 8.461 nhân khẩu với 5 anh em dân tộc cùng sinh sống gồm: Thái, Kinh, Mông, Mường, Tày…
Đời sống của nhân dân Hua La còn nhiều khó khăn, sản xuất nông nghiệp chủ yếu là cây cà phê, cây mận; chăn nuôi còn manh mún, nhỏ lẻ; địa hình chủ là đồi núi đá nên Hua La bắt tay vào xây dựng nông thôn mới với xuất phát điểm rất thấp chỉ đạt có 4 tiêu chí.
Số diện tích cây trồng kém hiệu quả được thay thế bằng cây hoa hồng góp phần nâng cao thu nhập cho người dân Hua La
Bà Phạm Thị Khánh An, Phó chủ tịch UBND xã Hua La cho biết: Ngay khi bắt tay vào xây dựng NTM, cấp ủy, chính quyền và nhân dân Hua La gặp muôn vàn khó khăn. Lao động chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, phần lớn bà con chưa được đào tạo, tập huấn, chưa biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất… nên đời sống kinh tế của người dân còn thấp. Giai đoạn đầu thực hiện Chương trình NTM, mức thu nhập bình quân toàn xã chỉ đạt 6 triệu/người/năm.
Muốn huy động sức dân đóng góp cho xây dựng NTM, thì phải tìm cách giúp bà con xóa đói, giảm nghèo trước đã. Do đó, ngay từ đầu UBND xã đã quan tâm, hướng dẫn nhân dân tổ chức thâm canh, chăm sóc cà phê, mận, mơ… để đạt năng suất và chất lượng cao nhất; chuyển đổi một số diện tích trồng lúa, ngô kém hiệu quả sang trồng rau, hoa mang lại giá trị kinh tế cao; chỉ đạo nhân dân tích cực trồng xen các loại hoa màu ngắn ngày, tăng gia sản xuất, chăn nuôi gia cầm lấy thịt, trứng.
Video đang HOT
Hiện nay, xã Hua La đã có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực ( cây cà phê) của HTX cà phê Bích Thao và Công ty cổ phần Nasan Việt Nam
Bà Đinh Thị Anh, cán bộ khuyến nông xã Hua La cho biết: Bà con nhân dân Hua La vốn cần cù trong lao động nhưng do chưa biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào thâm canh cây con giống nên đời sống còn nhiều khó khăn. Chúng tôi đã hướng dẫn bà con các bản sản xuất cây hàng năm theo vụ mùa, chuyển đổi đất trồng cây ngô, sắn kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả trên đất dốc. Từ đầu năm đến nay, toàn xã đã thực hiện cải tạo vườn tược, ghép mắt được 15 ha cây ăn quả.
Thường xuyên theo dõi, dự báo tình hình dịch bệnh và hướng dẫn bà con phòng, chống, phát hiện dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; phối hợp với các phòng, ban, tổ chức đoàn thể của thành phố tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật về thâm canh cà phê, chăn nuôi lợn, bò, gia cầm cho 1.000 người dân trên địa bàn.
Cán bộ khuyến nông xã Hua La hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học trên nền đệm lót
“Trong vài năm trở lại đây, người dân Hua La đã biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng các cây trồng hiện có như: Cây mơ, cây mận tam hoa, mận hậu, cây cà phê, cây ăn quả và cây ngắn ngày như cây ngô, cây lạc; chuyển đổi dần diện tích đất dốc kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả. Vì vậy, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã đã tăng lên đáng kể: Từ 6 triệu/người/năm (năm 2013) lên 29 triệu/người/năm (năm 2018)” – bà Lò Thị Khánh An, Phó chủ tịch UBND xã Hua La vui mừng.
Chị Lò Thị Hạnh, dân bản Pọng, xã Hua La phấn khởi nói: Từ khi chương trình nông thôn mới về với bản, với xã, bộ mặt nông thôn Hua La đang từng ngày “thay da, đổi thịt”. Cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, đặc biệt là đường giao thông, cơ sở vật chất văn hóa, trường học, trạm y tế, thủy lợi được xây dựng khang trang phục vụ nhân dân nên cuộc sống của bà con ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Theo Danviet
Đã chát lại chua, mắc sim rừng Tây Bắc vẫn được mua tơi tới
Có vị chát, lại có cả vị chua nhưng vẫn được bán với giá gần 100.000 đồng/kg, vậy mà cả ngàn người vẫn đổ xô tìm mua tới tới thứ quả rừng Tây Bắc này cho thỏa cơn thèm thuồng. Đó là quả mắc sim rừng.
Tầm tháng 8 đến tháng 10 hàng năm, khi nắng thu trải vàng trên những thửa ruộng bậc thang bát ngát cũng là thời điểm những cô gái Thái lên rừng tìm quả mắc sim.
Mắc sim là tên tiếng Thái để chỉ một loại quả rừng màu xanh giống quả mướp đắng, dài khoảng 5 - 7cm, vỏ xù xì và hơi ráp. Mắc sim chứa rất nhiều nhựa. Khi cắt, những dòng nhựa trắng trong như sữa mẹ tuôn ra, đề lộ phần thịt quả có vị chua và chát khé cổ.
Quả mắc sim chủ yếu được dùng để ăn sống. Khi ăn thường gói kèm với củ đậu thái lát, me chua, chẳm chéo.. tạo nên món ăn hội tụ đủ các vị chua, chát, cay , mặn và cuối cùng là ngọt dịu nơi cuống họng rất hấp dẫn.
Chua chát là vậy nhưng quả mắc sim lại được người dân Sơn La rất ưa chuộng. Họ thường kết hợp nó với 1 số loại hoa quả khác như: Củ đậu, táo mèo, me chua, tạo nên món ăn vặt cực ngon trong những cuộc tụ tập, hàn huyên.
Chị Lò Thị Quyên (xã Hua La, Tp Sơn La) cho biết: "Mắc sim rất chát nhưng khi ăn cùng củ đậu và chẳm chéo thì lại ngon tuyệt. Mùa này, mỗi ngày tôi bán được khoảng 30-50kg mắc sim và củ đậu. Đắt hàng nhất vào tầm buổi trưa khi các chị em công sở tan làm, họ mua rất nhiều."
Việc tìm và hái mắc sim khá là vất vả mà số lượng quả cũng không có nhiều nên giá bán loại quả này khá đắt. Mỗi chùm 5 quả mắc sim được bán với giá 10-15.000 đồng, tương đương gần 100.000 đồng/kg.
Mắc sim, củ đậu, me non được chị em người Thái bày bán rất nhiều ở đường phố Sơn La luôn thu hút người mua.
Chị Quyên cho biết thêm, ngoài bán quả, chị còn giúp khách gọt vỏ và cắt sẵn nếu có nhu cầu. Khách cũng đc tặng kèm chẳm chéo (1 loại thức chấm phổ biến của người Thái dùng để chấm các loại quả chua, rau và thịt) để ăn kèm nên họ rất thích.
Ngoài việc được bày bán ở các khu chợ truyền thống, quả mắc sim còn được rao bán rôm rả trên mạng xã hội, thu hút rất nhiều lượt mua và quan tâm. Đa phần đều được bán dưới dạng combo để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng muốn thưởng thức món ăn vặt, chua ứa miếng đến từ rừng núi này.
Theo Danviet
Phải thời giá tốt: Nuôi con "ăn cơm nằm" lại bỏ túi 900 triệu đồng Với đức tính cần cù, chịu khó, ông Lò Minh Văn, bản Hôm (xã Chiềng Cọ, Thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La) đã xây dựng thành công trang trại chăn nuôi lợn giữa bốn bề núi đá. Nhờ thời giá lợn tốt, từ nuôi con "ăn cơm nằm" mà từ đầu năm 2018 đến nay, ông Văn đã bỏ túi 900 triệu...