Sau 4 văn bản giúp doanh nghiệp, cựu ĐBQH Lê Thanh Vân được “tặng” thửa đất
Theo cáo trạng, sau khi can thiệp để giúp Công ty Hạ Long được tiếp tục thực hiện Dự án 36ha, ông Lê Thanh Vân đã được hưởng lợi lô đất tiền tỷ.
Trong vụ án Cưỡng đoạt tài sản mà ông Lưu Bình Nhưỡng, cựu Đại biểu Quốc hội, có liên quan, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình cũng truy tố ông Lê Thanh Vân, cựu Đại biểu Quốc hội, Ủy viên thường trực Ủy ban ngân sách Quốc hội, tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.
Theo cáo trạng, tháng 6, 7, 8 và 12/2020, ông Vân đã ký 4 văn bản can thiệp đến lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ninh, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đồng ý cho Công ty Hạ Long được tiếp tục thực hiện Dự án 36ha.
Cáo trạng nêu, Dự án 36ha là dự án Khu dân cư dịch vụ phía Bắc kênh làm mát nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh (thuộc phường Hà Khánh, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh). Ngày 16/2/2017, UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành quyết định chấm dứt hoạt động đầu tư dự án do chủ đầu tư không triển khai thực hiện các hạng mục sau khi giải phóng mặt bằng.
Sau khi dự án bị thu hồi, đại diện chủ đầu tư đã tìm cách quan hệ, nhờ tác động với cơ quan có thẩm quyền, xin tiếp tục triển khai dự án. Người được nhờ là bị can Nguyễn Văn Vương.
Để giải quyết công việc, ông Vương yêu cầu doanh nghiệp đưa 7 tỷ đồng. Sau khi nhận trước 4 tỷ đồng, ông Vương trao đổi với doanh nghiệp này làm văn bản kiến nghị gửi Chính phủ, UBND tỉnh Quảng Ninh và ông Lưu Bình Nhưỡng để xin được tiếp tục triển khai dự án.
Chiều 18/7/2019, ông Vương đến gặp ông Lưu Bình Nhưỡng tại phòng làm việc của ông Nhưỡng, để đưa đơn kiến nghị của doanh nghiệp. Ông Nhưỡng xem đơn, sau đó viết phiếu chuyển đơn đến UBND tỉnh Quảng Ninh.
Quá trình nhờ ông Nhưỡng can thiệp, Vương thỏa thuận cho ông Nhưỡng một lô đất, diện tích gần 500m2 tại xã Vân Nội, Đông Anh, TP Hà Nội, và hứa sẽ tặng ông Nhưỡng 1.000m2 ở Dự án 36ha, nếu ông Nhưỡng giúp được cho dự án tiếp tục được triển khai.
Tuy nhiên, các kiến nghị của ông Nhưỡng đều bị UBND tỉnh Quảng Ninh bác bỏ. Do đó, ông Nhưỡng đã trao đổi với ông Vân, đề nghị cùng “phối hợp”, làm văn bản chuyển đến lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh để tìm cách giúp dự án.
Khi đó, Vương cũng đề cập sẽ “tặng” ông Lê Thanh Vân mảnh đất ở xã Vân Nội và 1.000m2 trong dự án như với ông Nhưỡng.
Mặc dù vậy, những lần chuyển đơn của doanh nghiệp tới UBND tỉnh Quảng Ninh, lãnh đạo Chính phủ của ông Vân và ông Nhưỡng đều không đạt được mục đích. Cuối cùng, ông Vương hoàn trả lại số tiền đã nhận từ chủ đầu tư Dự án 36ha, nhưng vẫn “mất” 2 lô đất ở xã Vân Nội cho 2 vị đại biểu Quốc hội.
Video đang HOT
Ông Lê Thanh Vân (Ảnh: Q.H.).
Theo đó, ông Vân được hưởng lợi một lô đất trị giá hơn 1,8 tỷ đồng ở huyện Đông Anh (Hà Nội). Riêng 1.000m2 đất trị giá 1,95 tỷ đồng tại dự án trên ông Vân chưa nhận.
Tháng 7/2023, ông Vân còn bị cáo buộc gọi cho lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh để can thiệp, giúp Công ty cổ phần Trường Sinh sớm được cấp phép khai thác dự án đồi Bắc Sơn, từ đó hưởng lợi 60 triệu đồng.
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình kết luận ông Lê Thanh Vân đã nhiều lần lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi, nên bị áp dụng tình tiết tăng nặng “Phạm tội 2 lần trở lên” và bị truy tố theo khoản 4 Điều 358 Bộ luật hình sự.
Theo hồ sơ, ông Vân sinh năm 1964. Trước khi bị bắt, ông Vân là Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách Quốc hội, Đại biểu Quốc hội khóa XV (đã bị bãi nhiệm tư cách).
Ngày 16/7, ông Vân bị khai trừ ra khỏi Đảng.
Kỳ 2: Lợi dụng "chiếc áo" đại biểu Quốc hội để trục lợi
"Buôn có bạn, bán có phường", ông Lưu Bình Nhưỡng đã bắt tay cùng với ông Lê Thanh Vân, cũng nguyên là đại biểu Quốc hội (ĐBQH), Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính, ngân sách Quốc hội có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi trong một số vụ việc, dự án tại một số tỉnh, thành phố.
Để bản án có lợi hay dự án được phê duyệt, thông qua, ông Nhưỡng và ông Vân đã tác động, thúc đẩy người có thẩm quyền để giải quyết, đồng thời yêu cầu các "nguyên đơn" này phải chi ra số tiền rất lớn hoặc được cắt một phần đất trong dự án để "cảm ơn".
Can thiệp vào hoạt động tư pháp để được "chia phần"
Tháng 8/2020, Phạm Minh Cường đã giới thiệu cho anh N.V.T, ở Hải Phòng là người đang có việc xảy ra tranh chấp quyền sử dụng đất và nhà ở tại huyện Thủy Nguyên với ông Lưu Bình Nhưỡng, để nhờ ông Nhưỡng giúp cho bản án trong phiên tòa phúc thẩm có lợi cho T. Anh T nói nếu ông Nhưỡng giúp được sẽ cắt 1 lô đất khoảng 100m2 từ diện tích đất đang tranh chấp để cảm ơn và được ông Nhưỡng đồng ý.
Khi ông Lưu Bình Nhưỡng về nhà Cường ăn cơm, Cường đã sắp xếp để anh T trình bày sự việc và được ông Nhưỡng hướng dẫn viết đơn gửi cho ông Nhưỡng. Giữa tháng 11/2020, Cường ngỏ ý muốn biếu ông Nhưỡng một bộ cánh cổng, khi ông Nhưỡng đang xây dựng nhà thờ tại quê ở thôn Hà Lý, xã Hùng Dũng, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, vì ông Nhưỡng đã giúp đỡ anh T và được ông Nhưỡng đồng ý. Dưới sự hướng dẫn, anh T đã làm đơn kiến nghị gửi ông Nhưỡng cùng một số cơ quan chức năng về sự việc tranh chấp quyền sử dụng đất.
Ngày 14/12/2020, ông Lưu Bình Nhưỡng ban hành văn bản với tư cách ĐBQH khóa XIV, gửi Chánh án TAND TP Hải Phòng, Viện trưởng VKSND TP Hải Phòng, Giám đốc Công an TP Hải Phòng, đề nghị Chánh án TAND TP Hải Phòng chỉ đạo xem xét tạm đình chỉ việc giải quyết, để chuyển Cơ quan CSĐT Công an TP Hải Phòng xác minh đơn tố cáo của anh T.
Cơ quan chức năng đọc Quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Lưu Bình Nhưỡng.
Đầu tháng 2/2021, Cường và anh T cùng một số đối tượng mang bộ cổng gỗ đến nhà thờ của ông Nhưỡng để lắp đặt. Giá trị bộ cổng khi đó khoảng 75 triệu đồng. Ông Nhưỡng cũng hướng dẫn cho Cường và anh T gặp luật sư để bảo vệ thêm quyền lợi. Đối với những văn bản kiến nghị ngày 14/12/2020 của ông Lưu Bình Nhưỡng, các cơ quan chức năng của Hải Phòng, huyện Thủy Nguyên xác định không làm ảnh hưởng đến bản chất việc vợ chồng anh T làm thủ tục chuyển nhượng đất, tranh chấp đất.
Ngày 31/5/2021, lá đơn tố cáo được anh T gửi ông Nhưỡng. Cùng ngày, ông Nhưỡng lấy tư cách ĐBQH ban hành văn bản gửi Chủ tịch UBND TP Hải Phòng, Chánh án TAND TP Hải Phòng và các cơ quan hữu quan kiến nghị thanh tra, xem xét xử lý, hủy bản án sơ thẩm của TAND huyện Thủy Nguyên liên quan đến vụ việc của anh T. Tuy nhiên, phiên tòa phúc thẩm vẫn tuyên buộc vợ chồng anh T phải trả lại đất và tài sản gắn liền với đất cho người khác trong vụ tranh chấp. Thấy vậy, ông Nhưỡng tiếp tục hướng dẫn anh T về làm đơn gửi Văn phòng Quốc hội, để xem xét khi giám đốc thẩm. Tuy nhiên, khi đó anh T có mâu thuẫn với Cường nên đã không làm.
Không chỉ "hỗ trợ" đơn thư trong vụ án đã được tòa án phán quyết, ông Lưu Bình Nhưỡng còn nhúng tay vào nhiều dự án để trục lợi. Một trong số đó là dự án tại khu công nghiệp (KCN) Quế Võ III, tỉnh Bắc Ninh do anh T.V.L ở quận Long Biên, TP Hà Nội cùng bạn bè làm chủ đầu tư. Năm 2020, anh L là Giám đốc một công ty TNHH cùng một người bạn thống nhất, xin cấp phép thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN Quế Võ III. Hồ sơ dự án sau khi được các sở, bộ, ngành thẩm định đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi đến Chính phủ để trình Thủ tướng xem xét quyết định.
Cũng trong thời gian này, do biết một số doanh nghiệp cũng có văn bản gửi các cơ quan Trung ương xin thực hiện dự án trên nên ngày 15/3/2021, anh L đã nhờ người quen chắp nối đưa dẫn đến gặp ông Nhưỡng tại phòng làm việc. Tại đây, sau khi nghe anh L trình bày, ông Lưu Bình Nhưỡng đồng ý và hướng dẫn vị giám đốc này về làm đơn, gửi hồ sơ dự án cho mình ngay trong chiều cùng ngày.
Sau khi nhận được đơn của anh L, ông Lưu Bình Nhưỡng viết ngay phiếu chuyển đơn của ĐBQH, chuyển đơn đến Chính phủ đề nghị xem xét giải quyết. Lúc này, ông Nhưỡng nói với người quen của anh L là "xong việc đưa chú ba trăm ngàn", người này hiểu là ông Nhưỡng yêu cầu đưa 300.000 USD, nếu ông Nhưỡng xin cho dự án được phê duyệt. Sau đó, ông Nhưỡng gọi nhân viên mang hồ sơ gửi đến Văn phòng Chính phủ. Người quen có thông báo lại với anh L về số tiền ông Nhưỡng yêu cầu phải "cảm ơn". Dù giật mình vì cái giá mà ông Nhưỡng đưa ra quá "mặn" (theo ngôn ngữ những người liên quan trao đổi với nhau), nhưng anh L và bạn bè vẫn phải miễn cưỡng đồng ý, theo như yêu cầu của ông Nhưỡng.
Ngoài làm phiếu chuyển đơn của ĐBQH, ông Nhưỡng còn gọi điện thoại cho một số lãnh đạo để nói về hồ sơ, dự án của công ty trên, nhằm thúc đẩy việc phê duyệt dự án. Khi có kết quả, dự án không bị thu hồi mà được triển khai, Nhưỡng đã nhắn tin thông báo cho người quen của anh L biết và không quên nhắc việc phải mang "quà" đến cảm ơn. Anh L và bạn bè đã phải chuẩn bị đủ số tiền 300.000 USD và hẹn gặp người quen của mình ở Công viên Thống Nhất, để nhờ mang đến nhà ông Nhưỡng cảm ơn. Sau khi nhận tiền do người quen của anh L đưa, ông Lưu Bình Nhưỡng mở túi ra kiểm tra, thấy đủ mới cất vào tủ khóa lại.
Móc ngoặc gây sức ép cho nhiều dự án
Ông Lưu Bình Nhưỡng và ông Lê Thanh Vân cùng là ĐBQH, trong quá trình công tác, đã dần trở nên thân thiết. Năm 2019, tại các kỳ họp Quốc hội, ông Lưu Bình Nhưỡng thường xuyên có những phát biểu gây chú ý, chất vấn các bộ, ngành nên ông Nguyễn Văn Vương, chuyên viên Vụ pháp luật, Văn phòng Chủ tịch nước đã chủ động xin số điện thoại, mục đích là muốn nhờ ông Nhưỡng có tác động đến các bộ, ngành địa phương, giúp tháo gỡ vướng mắc đối với những dự án mà ông Vương đang thực hiện.
Trong thời gian này, thông qua ông Nhưỡng, ông Vương cũng làm quen với ông Lê Thanh Vân và với cùng mục đích nhờ 2 ông này tác động, gây ảnh hưởng đến người có thẩm quyền giải quyết những dự án bản thân đang triển khai, trong đó có dự án khu dân cư dịch vụ phía Bắc kênh làm mát nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh (dự án 36ha), với tổng mức đầu tư gần 375 tỷ đồng, thuộc phường Hà Khánh, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Ông Lê Thanh Vân bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.
Sau khi dự án được phê duyệt, nhưng do chủ đầu tư của dự án 36ha chỉ giải phóng mặt bằng, không triển khai thực hiện các hạng mục khác, vì vậy ngày 16/2/2017, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành quyết định chấm dứt hoạt động đầu tư dự án. Sau khi dự án bị thu hồi, đại diện doanh nghiệp trên đã tìm cách quan hệ, nhờ tác động với cơ quan có thẩm quyền, xin tiếp tục triển khai dự án.
Thông qua các mối quan hệ, phía doanh nghiệp đã gặp ông Nguyễn Văn Vương, nhờ mối quan hệ, để dự án trên tiếp tục được triển khai. Ông Vương yêu cầu doanh nghiệp này đưa 7 tỷ đồng để lo liệu, trong đó đưa trước 4 tỷ đồng để đi lại, quan hệ. Sau khi nhận tiền, ông Vương trao đổi với doanh nghiệp này làm văn bản kiến nghị gửi Chính phủ, UBND tỉnh Quảng Ninh và ông Lưu Bình Nhưỡng để xin được tiếp tục triển khai dự án.
Chiều 18/7/2019, ông Vương đến gặp ông Lưu Bình Nhưỡng tại phòng làm việc của ông Nhưỡng, để đưa đơn kiến nghị của doanh nghiệp. Ông Nhưỡng xem đơn và sau đó viết phiếu chuyển đơn của ĐBQH, chuyển đơn của doanh nghiệp trên đến UBND tỉnh Quảng Ninh. Quá trình nhờ ông Nhưỡng can thiệp giúp dự án 36ha ở trên, ông Vương thỏa thuận cho ông Nhưỡng 1 lô đất, diện tích gần 500m2 tại xã Vân Nội, Đông Anh, TP Hà Nội và hứa sẽ tặng ông Nhưỡng 1.000m2 ở dự án này, nếu ông Nhưỡng giúp được cho dự án tiếp tục được triển khai, theo đề nghị của doanh nghiệp.
Thời gian sau đó, cả ông Nhưỡng và ông Vương đã phối hợp viết phiếu chuyển đơn của ĐBQH đến UBND tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên, những kiến nghị này đều bị UBND tỉnh Quảng Ninh bác bỏ. Trước việc dự án không được triển khai, ông Vương tiếp tục tìm gặp ông Nhưỡng và được ông này nói sẽ phối hợp, nhờ cùng ĐBQH Lê Thanh Vân giúp đỡ. Ông Vương cũng đề cập sẽ biếu ông Lê Thanh Vân mảnh đất ở xã Vân Nội cũng như 1000m2 trong dự án, giống như hứa với ông Nhưỡng khi trước. Ông Nhưỡng trao đổi trực tiếp với ông Lê Thanh Vân và được ông Vân đồng ý, làm văn bản chuyển đến lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, để tìm cách cho dự án triển khai.
Do lâu không thấy kết quả trả lời của UBND tỉnh Quảng Ninh, ông Vương nhiều lần đặt vấn đề với ông Vân, có phiếu chuyển đơn nhờ Chính phủ có ý kiến thêm. Ông Vân đồng ý và yêu cầu Vương tiếp tục làm đơn đề nghị gửi cho mình. Sau khi nhận được đơn của doanh nghiệp, ông Vân làm phiếu chuyển đơn đến Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ. Cả ông Vân và ông Nhưỡng đều tìm cách chuyển đơn với vai trò ĐBQH gửi đến UBND tỉnh Quảng Ninh và Chính phủ nhưng không được UBND tỉnh Quảng Ninh chấp thuận.
Sau nhiều lần nhờ can thiệp, tác động nhưng không đạt được nguyện vọng, ông Vương đã hoàn trả số tiền đã nhận cho doanh nghiệp nhờ vả. Về phía ông Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân, khi nhận lời giúp Nguyễn Văn Vương can thiệp, tác động người có thẩm quyền, giúp doanh nghiệp tiếp tục được triển khai dự án, cả hai ĐBQH trên khi đó đã đồng ý nhận đất của Vương, đồng thời gửi ảnh, CCCD của con cho Vương để làm thủ tục đứng tên.
Ngoài dự án trên, ông Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân còn nhận giúp đỡ và có hành vi trục lợi đối với dự án khai thác đất đồi Bắc Sơn, tại thị xã Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh) của một doanh nghiệp. Năm 2020, UBND tỉnh Quảng Ninh có dự án cho phép doanh nghiệp thăm dò, khai thác khoáng sản đất đá làm vật liệu san lấp mặt bằng, tại đồi Bắc Sơn. Đại diện của doanh nghiệp này đã mở chi nhánh tại Quảng Ninh và xin cấp phép khai thác nhưng không có kết quả.
Đầu tháng 7/2023, sau khi có được số điện thoại của ông Lưu Bình Nhưỡng, phía lãnh đạo doanh nghiệp trên và những cổ đông góp vốn đã liên hệ, đến gặp, nhờ ông Lưu Bình Nhưỡng giúp đỡ. Trong những lần gặp này, ông Lưu Bình Nhưỡng có nói doanh nghiệp nhờ thêm ĐBQH Lê Thanh Vân vào cuộc cùng giúp. Chủ doanh nghiệp này và những người trong công ty đã có 6 lần gặp ông Nhưỡng và một số lần gặp ông Vân, tại nơi làm việc, để đưa tiền và trình bày, nhờ ông Nhưỡng và ông Vân tác động đến tỉnh Quảng Ninh, xin cấp phép cho dự án. Trong những lần gặp này, phía doanh nghiệp đều đưa "quà" khi thì 10 triệu, lúc 20 triệu, 50 triệu...cho ông Vân, ông Nhưỡng.
Đáng chú ý, trong lần gặp thứ 2 giữa đại diện doanh nghiệp và ông Lưu Bình Nhưỡng, ông Lê Thanh Vân đã gọi điện cho Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh khi đó, để xem xét giải quyết cho doanh nghiệp. Khi ông Vân nói chuyện điện thoại với Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, ông Nhưỡng ngồi bên cạnh, lấy máy điện thoại ghi âm lại cuộc nói chuyện.
Trong lần thứ 5 gặp gỡ, ông Nhưỡng gọi điện cho chủ doanh nghiệp thông báo Ban Dân nguyện sẽ tổ chức tiếp dân, có sự tham gia của báo chí, ông Nhưỡng sẽ đưa vấn đề của doanh nghiệp trên vào nội dung buổi làm việc. Lần thứ 6, sau khi dự án được UBND tỉnh Quảng Ninh thông qua, chủ doanh nghiệp này chuẩn bị 3 phong bì (2 phong bì 50 triệu đồng và 1 phong bì 30 triệu đồng) mang đến phòng làm việc của ông Nhưỡng, để cảm ơn ông Nhưỡng và ông Vân. Tổng số tiền phía doanh nghiệp đưa cho ông Nhưỡng và ông Vân là 270 triệu đồng, trong đó ông Nhưỡng có 6 lần nhận tiền là 210 triệu đồng và ông Vân 2 lần với 60 triệu đồng. (còn nữa)
Công an tỉnh Thái Bình: Ông Lưu Bình Nhưỡng thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội Theo thông tin Công an tỉnh Thái Bình cung cấp, tại cơ quan điều tra, ông Lưu Bình Nhưỡng thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội và đã thông qua luật sư ủy quyền cho người thân nộp lại số tiền 7 tỉ đồng (tương đương 300.000 USD) để khắc phục hậu quả. Ngày 6.1, thông tin từ Công an tỉnh Thái...