Sau 30 năm, tỷ lệ che phủ rừng của Việt Nam tăng lên bao nhiêu?
Chiều ngày 24/11, Bộ NNPTNT tổ chức Họp báo thông tin về chuỗi sự kiện kỷ niệm ngành lâm nghiệp Việt Nam – 75 năm hình thành và phát triển (1945 – 2020). Chủ trì họp báo có Thứ trưởng Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn.
Theo Bộ NNPTNT, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử với nhiều lần thay đổi về tổ chức, nhưng ngành lâm nghiệp đang khẳng định vị thế là một ngành kinh tế vì môi trường, dân sinh, góp phần phát triển bền vững đất nước về kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng.
Ngày 24/11, Bộ NNPTNT tổ chức họp báo thông tin về chuỗi sự kiện Lâm nghiệp Việt Nam – 75 năm hình thành và phát triển (1/12/1945 – 1/12/2020).
Từ năm 1990 đến năm 2020, tỷ lệ che phủ rừng tăng trên 14,7% (tăng hơn 1,5 lần), tương đương 5,6 triệu ha rừng.
Ông Nguyễn Quốc Trị – Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm Nghiệp cho biết, ngành lâm nghiệp đang thu hút khoảng trên 20 triệu lao động. Đặc biệt, ngành đã thu hút được các nguồn lực xã hội thông qua dịch vụ môi trường rừng với trung bình 1.600 tỷ đồng/năm trong giai đoạn 2013 – 2019 để chi trả đến từng người dân.
“Ngành lâm nghiệp đã phát huy lợi thế, phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu lâm sản, năm 2020 dự kiến giá trị xuất khẩu đạt khoảng 13 tỷ USD. Việt Nam đứng thứ 5 thế giới, thứ 2 Châu Á và đứng đầu Đông Nam Á về xuất khẩu lâm sản” – ông Trị cho hay tại buổi họp báo.
Cũng theo ông Trị, để thực hiện hóa khát vọng của ngành, trong giai đoạn tới, ngành lâm nghiệp vẫn kiên định 3 trụ cột kinh tế – xã hội – môi trường. Quyết tâm bảo vệ được diện tích rừng tự nhiên hiện có theo chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước.
Cùng với đó là nâng cao năng suất và chất lượng của rừng trồng đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích; tiếp tục tái cơ cấu ngành lâm nghiệp đồng bộ theo chuỗi từ trồng rừng đến khai thác, chế biến và tiêu thụ để tăng trưởng bền vững.
Video đang HOT
Lực lượng Kiểm lâm Quảng Nam cùng Qũy Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh kiểm tra tình hình rừng trên địa bàn. Ảnh: Trương Hồng.
Tại cuộc họp báo, ông Trị cũng thông tin về chuỗi sự kiện kỷ niệm 75 năm hình thành và phát triển ngành lâm nghiệp Việt Nam, đó là, Bộ NNPTNT sẽ tổ chức chuỗi sự kiện trong 02 ngày 30/11 và 01/12/2020 tại TP. Vinh, Nghệ An.
Theo đó, Lễ kỷ niệm “Lâm nghiệp Việt Nam – 75 năm hình thành và phát triển” nhằm ôn lại lịch sử, giáo dục truyền thống gắn với bồi dưỡng ý chí khát vọng vươn lên, tinh thần tự hào, chủ động sáng tạo đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuyên truyền về ý nghĩa của các hệ sinh thái rừng đối với đời sống con người, vai trò của kinh tế lâm nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.
Cùng với đó, tri ân, tôn vinh những người có đóng góp của các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành lâm nghiệp cũng như sự chung tay của toàn xã hội trong sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp.
“Đây là lần đầu tiên trong chặng đường 75 năm hình thành và phát triển, ngành lâm nghiệp vinh dự tổ chức kỷ niệm ngày thành lập” – ông Trị chia sẻ.
Trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 75 năm ngành lâm nghiệp, Bộ NNPTNT cũng sẽ tổ chức Hội nghị “Giải pháp thúc đẩy sản xuất, chế biến và xuất khẩu lâm sản năm 2021 và giai đoạn 2021 – 2025″.
Hội nghị này được Bộ NNPTNT, Bộ Công Thương và UBND tỉnh Nghệ An phối hợp tổ chức với sự góp mặt của gần 600 đại biểu của các hiệp hội, doanh nghiệp chế biến lâm sản và trên 20 tổ chức quốc tế và đại biểu ngoại giao.
Lần đầu tiên, cán bộ ngành lâm nghiệp đua tài trong cuộc thi tìm hiểu về pháp luật lâm nghiệp
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) vừa tổ chức Lễ phát động hội thi "Tìm hiểu pháp luật về lâm nghiệp".
Đây là hội thi dành cho các tập thể, các đơn vị thuộc ngành NNPTNT (trừ các cơ quan, đơn vị có người tham gia Ban tổ chức hội thi).
Phát biểu tại lễ phát động hội thi, ông Phạm Văn Điển, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT) cho biết, Hội thi là hoạt động bổ ích đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động các cơ quan, đơn vị trong ngành NNPTNT.
Qua hội thi, giúp cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hiểu rõ hơn pháp luật về lâm nghiệp, nâng cao kỷ luật, kỷ cương và ý thức chấp hành pháp luật.
Hội thi là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2020); 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2020) và chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ Bộ NN&PTNT lần thứ 3, nhiệm kỳ 2020-2025; chào mừng 75 năm ngày truyền thống ngành lâm nghiệp Việt Nam (1/12/1945 - 1/12/2020).
Toàn cảnh lễ phát động hội thi: Tìm hiểu pháp luật lâm nghiệp.
Đồng thời, Hội thi là hoạt động bổ ích đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động các cơ quan, đơn vị trong ngành NNPTNT.
Qua hội thi, giúp cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hiểu rõ hơn pháp luật về Lâm nghiệp, nâng cao kỷ luật, kỷ cương và ý thức chấp hành pháp luật.
Tại buổi lễ, Ban Tổ chức cho biết, nội dung của Hội thi gồm tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn thi hành Luật Lâm nghiệp. Đối tượng tham gia dự thi là tập thể các cơ quan, đơn vị thuộc ngành NNPTNT.
Về hình thức dự thi gồm có hai phần (thi qua mạng internet và sân khấu hóa). Hình thức dự thi bằng hình thức trắc nghiệm và tự luận, nhận bài qua mạng internet. Bài thi đánh máy file word (hoặc file PDF) khổ giấy A4, phông chữ Times New Roman, cỡ chữ 14.
Bài dự thi gửi vào địa chỉ Hội thi "Tìm hiểu pháp luật Lâm nghiệp" trên Cổng thông tin điện tử Tổng cục Lâm nghiệp: http://tongcuclamnghiep.gov.vn.Trong đó, về thi qua mạng internet, vào tuần 3 tháng 6/2020, Ban Tổ chức công bố đề thi trên trang web của Tổng cục Lâm nghiệp.
Tuần 3 tháng 6 đến 15/7/2020, các tập thể làm bài dự thi và gửi về cho Ban Tổ chức. Tuần 1 tháng 8/2020, Ban Tổ chức công bố kết quả cuộc thi.
Với phần thi sân khấu hóa, sẽ được tổ chức trong 2 ngày (tuần 2 tháng 8/2020), bao gồm thi tiểu phẩm và thi tìm hiểu kiến thức.
Về cơ cấu giải thưởng, Ban Tổ chức cho biết, gồm có: 1 Giải Nhất (trị giá giải thưởng 5 triệu đồng), 2 Giải nhì (mỗi giải 3 triệu đồng), 3 Giải ba (mỗi giải 2 triệu đồng); 15 Giải khuyến khích (mỗi giải 1 triệu đồng).
Tại buổi lễ, ông Vũ Xuân Thủy - Chủ tịch Công đoàn ngành NNPTNT Việt Nam đã kêu gọi toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành NNPTNT hưởng ứng, tham gia cuộc thi.
Bên cạnh đó, ông Đỗ Hữu Thế - Giám đốc Vườn Quốc gia Ba Vì cho rằng, cuộc thi có ý nghĩa thiết thực đối với những người thực thi pháp luật lâm nghiệp.
Đồng thời, góp ý cho cuộc thi, ông Đỗ Hữu Thế cũng cho rằng, với các vấn đề còn băn khoăn về phát triển rừng bền vững, bảo vệ diện tích rừng tự nhiên đi cùng phát triển kinh tế - xã hội,...cần được đề cập trong nội dung cuộc thi. Qua đó, nhằm hiểu hơn về pháp luật, góp phần phát triển ngành lâm nghiệp Việt Nam.
Ông Lê Minh Tuyên, Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Hà Nội cho rằng, đây là cuộc thi bổ ích, thực sự cần thiết cho những người đang công tác trong ngành lâm nghiệp.
Bởi lẽ ngay trong lực lượng kiểm lâm, một số cán bộ làm công tác quản lý cũng chưa thực sự hiểu sâu về pháp luật lâm nghiệp.
Trồng 1 tỷ cây xanh trong 5 năm, chỉ cần mỗi năm 1 người trồng 2 cây sẽ đủ Nói về mục tiêu trồng 1 tỷ cây xanh trong 5 năm tới mà Thủ tướng Chính phủ đặt ra tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, Thứ trưởng Thường trực Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn cho biết, trong thời gian tới, Bộ NNPTNT sẽ xây dựng đề án để thực hiện khát vọng này. Chỉ cần mỗi người trồng 2...