Sau 3 tháng cắt mí mắt, cô gái trẻ “cầu cứu” vì bị khâu thủng mắt, vá luôn niêm mạc vào một chỗ khiến ai nhìn cũng thấy rùng mình
Cắt mí mắt là một trong những phương pháp phẫu thuật làm đẹp hiện rất thu hút chị em phụ nữ. Tuy nhiên, câu chuyện đi cắt mí của cô gái trẻ này chắc chắn sẽ khiến không ít người phải cân nhắc kỹ trước khi làm.
Chia sẻ trong một hội nhóm về phẫu thuật thẩm mỹ, một cô gái trẻ tâm sự sau 3 tháng đi cắt mí mắt thì phát hiện mình đã bị khâu thủng mắt, đồng thời bị vá niêm mạc vào một chỗ. Từ ngày phẫu thuật đến nay, ngày nào mắt của cô gái này cũng chảy nước mắt và xưng cộm.
Quá hoang mang và lo lắng, cô quyết định đăng tải câu chuyện của mình lên mạng xã hội với hi vọng có thể nhận được lời khuyên cũng như cách giải quyết đúng đắn nhất.
Câu chuyện của cô gái trẻ được rất nhiều người quan tâm.
Câu chuyện của cô gái trẻ đã ngay lập tức nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng, nhiều người cảm thông nhưng cũng có rất nhiều người bày tỏ nỗi lo sợ trước những biến chứng do cắt mí mắt gây ra.
Quan sát về trường hợp này, bác sĩ Nguyễn Vũ Vương (bác sĩ chuyên khoa da liễu thẩm mỹ tại Hà Nội) cho biết: “Không rõ trường hợp này được thực hiện ở spa hay cơ sở thẩm mỹ nào, tuy nhiên tai nạn này gây ra do kỹ thuật của bác sĩ thực hiện không tốt, không hiểu về các lớp niêm mạc cũng như lớp mỡ của da vùng mắt. Khi bác sĩ đi kim với độ sâu không đúng thì sẽ chọc sâu xuống vùng dưới làm ảnh hưởng cả vùng mắt khiến mắt bị tổn thương, tuyến lệ có phản ứng chảy ra để làm sạch mắt”.
Cũng theo bác sĩ Vương, trường hợp của cô gái trẻ này có thể nhìn rất rõ hiện tượng sung huyết, phù nề để lâu dễ bị viêm và khó điều trị, trường hợp này cần phải đi khám ngay chuyên khoa mắt nếu không thì có thể ảnh hưởng đến phần giác mạc.
Vậy cắt mí mắt có nguy hiểm không?
Video đang HOT
Ai trong chúng ta cũng mong muốn sở hữu một đôi mắt đẹp, có chiều sâu và đặc biệt trẻ trung hơn so với tuổi thật. Cắt mí mắt là một trong những phương pháp thẩm mỹ giúp cải thiện vấn đề này. Tuy nhiên trước tai nạn của cô gái trẻ trên, nhiều người cảm thấy vô cùng rụt rè, lo lắng khi nghĩ đến chuyện đi cắt mí.
Theo bác sĩ Nguyễn Vũ Vương: “Cắt mí không gây nguy hiểm bởi bản thân nó là một phương pháp tiểu phẫu đơn giản. Tuy nhiên, bác sĩ thực hiện cắt mí cần phải là các bác sĩ chính quy được đào tạo kỹ lưỡng, đã tìm hiểu về các lớp giải phẫu, được đào tạo về cách sử dụng kéo và khâu thuần thục, được đào tạo qua các lớp thẩm mỹ để biết thế nào là phù hợp với dáng mặt với vùng mắt để tạo nên một khuôn mặt đẹp”.
Bác sĩ Nguyễn Vũ Vương.
Cũng theo bác sĩ Vương, việc thực hiện cắt mí mắt ở những cơ sở, bệnh viện có uy tín hàng đầu là vô cùng quan trọng bởi nhiều cơ sở spa không biết cách xử lý vấn đề vô khuẩn trong phẫu thuật, không biết cách xử trí khi ngộ độc, các vấn đề về y tế khác… như vậy sẽ dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Bác sĩ da liễu chỉ ra sai lầm “kinh điển” khi sử dụng kem chống nắng vào mùa hè khiến làn da chị em bị sạm đen, nhăn nheo, đẩy nhanh lão hóa
Theo GS.TS. Trần Thiết Sơn (trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình, Bệnh viện Xanh Pôn): Cắt mí mắt dù là tiểu phẫu đơn giản nhưng nếu chủ quan, không được thực hiện cẩn thận thì biến chứng có thể xảy ra khi cắt mí mắt là chảy máu rất nhiều do mí mắt có mạch máu lớn, sụp mí do cắt vào cơ nâng mi, mắt bị trợn do cắt da quá nhiều, mí mắt lộn ngược lên trên, mắt không nhắm kín được như ban đầu, nặng hơn nữa là ảnh hưởng trực tiếp đến đôi mắt, mắt bị mù lòa. Khi gặp phải những biến chứng này, việc khắc phục sẽ vô cùng khó khăn.
Đối tượng nào không nên cắt mí mắt?
Phương pháp cắt mí mắt áp dụng cho những người có mắt một mí hoặc có mí mắt nhưng không rõ ràng, hay những trường hợp bị thừa da mí trên, gây tụ mỡ nhiều ở hốc mắt. Theo các bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ, nếu bạn đã sở hữu mí mắt 2 mí đẹp tự nhiên thì tốt nhất không nên đụng chạm dao kéo nữa.
Ngoài ra, bác sĩ Nguyễn Vũ Vương cũng khuyến cáo các bệnh nhân bị tiểu đường nặng, bị các vấn đề về huyết áp, đang trong thời gian điều trị thuốc… khi muốn thực hiện cắt mí thì cần phải được thăm khám bác sĩ, nếu tình trạng ổn định mới có thể thực hiện hoặc không làm.
Bác sĩ Vương cũng cho biết, mỗi phương pháp trị liệu thẩm mỹ hay điều trị bệnh đều có những chỉ định và chống chỉ định cho từng trường hợp và cắt mí cũng có những chỉ định riêng, vì vậy đều cần phải được thăm khám bác sĩ bởi mỗi người đều có những bệnh lý tiền sử bệnh khác nhau.
Cắt mí mắt được thực hiện theo quy trình cơ bản như thế nào?
Để thực hiện tiểu phẫu cắt mí mắt, đầu tiên, bác sĩ sẽ đo và vẽ nếp lằn mi, sau đó rạch da liên tục theo đường vẽ, cắt bỏ 1 phần mô dưới da rồi tạo mắt 2 mí bằng cách tạo sự liên kết giữa cân cơ nâng mi với da qua các mũi khâu rời.
Bạn mất khoảng 30 phút phẫu thuật, nếu thành công sẽ cho kết quả lâu dài. Chuyên gia nhấn mạnh, ngay sau tiểu phẫu, bạn có thể sẽ thấy hiện tượng sưng, phù nề nhiều hơn bấm mí nhưng đây là chuyện hết sức bình thường, do đó, đừng quá hốt hoảng sau khi vừa cắt mí mắt xong.
Người phụ nữ ngủ vẫn mở mắt sau cắt mí 1 năm
Một người phụ nữ Trung Quốc phải sử dụng băng dính để dán mắt khép lại sau khi phẫu thuật thẩm mỹ cắt mí.
Giống nhiều phụ nữ ở châu Á, chị Ma (người Trung Quốc) mong muốn có đôi mắt to tròn, rõ mí. Bởi vậy, tháng 9/2018, chị quyết định vào Bệnh viện Thẩm mỹ Jimei ở Trịnh Châu (Hà Nam, Trung Quốc) để cắt mí.
Mắt của chị Ma luôn ở tình trạng mở hé khi ngủ
Cuộc phẫu thuật nhằm biến đôi mắt một mí của chị Ma thành mắt hai mí. Tuy nhiên, người phụ nữ này đã không có được kết quả như mong muốn.
Bởi vậy, chị Ma phải tiến hành dao kéo lần thứ hai, nhưng mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn. Chị bàng hoàng nhận ra mình không thể nhắm mắt khi ngủ như trước đây.
"Sau cuộc tái phẫu, tôi không thể khép mi và thường chảy nước mắt vào những ngày gió", chị Ma chia sẻ. Trong một năm qua, chị phải sử dụng băng dính dán mắt khi ngủ.
Sau sự cố, chị Ma đã quay lại Bệnh viện Jimei để khiếu nại. Người phụ nữ này cho biết, bệnh viện đưa ra hai lựa chọn: phẫu thuật lại hoặc nhận đền bù 5.000 tệ (16,4 triệu đồng). Khoản tiền đó chỉ bằng một phần tư chi phí chị bỏ ra để cắt mí lúc đầu.
Nếu chấp nhận một trong hai lựa chọn, chị Ma sẽ phải ký một bản cam kết miễn trừ mọi trách nhiệm của bệnh viện trong tương lai.
"Điều đó đồng nghĩa nếu tôi có bất cứ vấn đề nào, tôi không thể liên lạc với họ", chị Ma nói.
Chị Ma chất vấn nhân viên y tế về tình trạng của mình
Tuy nhiên, một người quản lý tên Feng của bệnh viện trên nói rằng họ không đưa ra bất cứ lời đề nghị nào như vậy. Ông cho hay, bệnh viện đã đã đề nghị kiểm tra trường hợp của nữ bệnh nhân này. Theo đó, nếu vấn đề của chị Ma do cuộc phẫu thuật gây ra, bệnh viện sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Cắt mí xong người đẹp mĩ miều, người mắt trợn ngược: Bí quyết là đây Ấp ủ có được đôi mắt hai mí như bao người, chị Hoa quyết định đi cắt mí nhưng lại rơi vào cảnh "khóc dở mếu dở" khi một bên mắt trái chị trợn ngược không nhắm nổi. Một trường hợp bị biến chứng trợn mắt, không nhắm nổi (mắt phải) sau cắt mí. Ảnh minh họa Cắt mí là một tiểu phẫu...