Sau 25 năm thành lập, quận 7 có đô thị hiện đại, tích cực nhất
Qua 25 năm hình thành và phát triển, từ sự chung tay của chính quyền và nhân dân, đô thị quận 7 đã thay đổi diện mạo một cách tích cực.
UBND quận 7 (TP.HCM) cho biết từ khi thành lập đến nay, được sự quan tâm của UBND TP.HCM cũng như sự chung tay của chính quyền và nhân dân, diện mạo đô thị quận đã có sự chuyển biến theo hướng từ nông thôn qua đô thị.
Thời gian qua, các hoạt động nâng cấp, mở rộng tuyến hẻm, cầu hẻm và các tuyến đường nhỏ hẹp đã trở thành nhiệm vụ trọng tâm của chính quyền và nhân dân quận 7 nhằm chỉnh trang, thay đổi diện mạo quận. Đây cũng là những hoạt động ý nghĩa nhằm kỷ niệm 25 năm ngày thành lập quận 7 (1-4-1997 – 1-4-2022).
Từng bước thay đổi diện mạo
Theo UBND quận 7, từ khi thành lập đến nay trên địa bàn quận đã hình thành các trục giao thông lớn như: Xa lộ Bắc Nam (đường Nguyễn Hữu Thọ), đại lộ Nguyễn Văn Linh; hệ thống cảng chuyên dụng, trung chuyển hàng hóa lưu thông trong và ngoài nước như Bến Nghé, cảng Tân Thuận, cảng Bông Sen; một số cảng chuyên dụng phục vụ nội bộ như cảng rau quả, cảng dầu thực vật…
Diện mạo đô thị quận 7 thay đổi qua 25 năm. Ảnh: ĐÀO TRANG
Ngoài ra, phát huy sức mạnh từ nhân dân, 10 phường trên địa bàn quận đã tổ chức vớt rác, nạo vét 26 nhánh rạch. Quận đã hoàn thành 20 công trình chuyển hóa các điểm phát sinh rác thành công viên, khu tập luyện thể dục thể thao. Những hoạt động đó góp phần làm xanh – sạch môi trường, nâng cao ý thức cộng đồng và bảo vệ môi trường sống của người dân.
Ông Trần Hiếu Giang (phường Bình Thuận, quận 7) vui mừng cho biết: Từ một bãi đất trống trên đường số 53, phường Bình Thuận thường xuyên bị đổ trộm rác, nơi tụ tập người nghiện ma túy… nay đã trở thành một công viên với nhiều dụng cụ tập thể dục.
Trao đổi với PV, ông Lê Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND quận 7, cho biết: Đến nay quận đã có các cảng, khu chế xuất, khu đô thị Phú Mỹ Hưng và các đường giao thông được kết nối đồng bộ.
“Hiện nay, quận luôn hướng về cơ sở bằng cách xây dựng hạ tầng để đảm bảo đời sống của người dân, đảm bảo phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường” – ông Thành cho biết.
Chính quyền và nhân dân cùng làm
Dấu ấn của quận 7 cũng phải kể đến hàng loạt công trình, dự án mang tính chất kết nối giữa chính quyền và nhân dân cùng làm. Trong đó, quận 7 đã huy động mọi nguồn lực để xã hội hóa triển khai thực hiện và hoàn thành đầu tư mở rộng ba cây cầu, tổng kinh phí khoảng gần 11 tỉ đồng.
Không ít hộ dân đã hiến đất để mở rộng hẻm, cầu trong hẻm. Trong đó, không ít con hẻm chỉ rộng từ 2,5 m đã được mở rộng lên 4,5 m hoặc từ 3 m được nâng cấp lên 6 m. Ước tính, giá trị đất mà người dân hiến khoảng 100 tỉ đồng.
Video đang HOT
Ông Lê Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND quận 7, cho hay 25 năm qua, quận 7 đã phát triển toàn diện về thương mại, dịch vụ. Rõ nét nhất là sự chuyển đổi từ nông thôn qua đô thị.
Minh chứng cụ thể nhất là trước thành lập quận chỉ thu được 63 tỉ đồng, đến nay ngân sách quận đã thu được 4.052 tỉ đồng. Điều đó đã chứng minh được giá trị, nguồn thu ngân sách và mức thu nhập bình quân của người dân đang được tăng lên.
Ông Thành cho biết sau khi khảo sát hàng loạt tuyến đường – hẻm, Đảng bộ quận 7 đã quyết định thực hiện công trình trọng điểm là nâng cấp mở rộng hẻm. Trong đó, khu phố, tổ dân phố thực hiện nâng cấp theo chủ trương quận làm đường, cầu; phường làm hẻm; khu phố nâng cấp hẻm theo hiện trạng.
Với các mục tiêu trên, quận 7 mong muốn đảm bảo phòng cháy chữa cháy, cấp cứu cho người dân trên địa bàn. Bởi khi mở rộng hẻm, các xe cứu thương, chữa cháy có thể tiếp cận được tận nhà dân.
Từ yếu tố đó, Quận ủy, UBND quận 7 đã quyết định nâng cấp, huy động mọi nguồn lực kinh tế và xã hội trên địa bàn để tiến hành nâng cấp hàng loạt tuyến hẻm. Nhận được sự đồng thuận của người dân, hệ thống chính trị vào cuộc, hàng loạt tuyến hẻm được nâng cấp, mở rộng.
“Để có thành công như hôm nay thì cần có sự đồng thuận của người dân trong việc hiến đất, di dời vật kiến trúc… Từ đó, chúng ta có những tuyến hẻm phục vụ cho người dân trên địa bàn” – ông Thành thông tin.
Theo ông Thành, UBND quận cũng có nhiều chính sách hỗ trợ thủ tục xây dựng, di dời điện, nước, điều chỉnh giấy chứng nhận quyền sử dụng nước… để người dân an tâm, đồng lòng cùng chính quyền.
Trong năm 2021, quận 7 đã mở rộng được ba cầu, hai tuyến đường và 11 tuyến hẻm. Năm 2022, quận 7 sẽ nỗ lực mở rộng hai cây cầu, một tuyến đường và 11 tuyến hẻm” – ông Thành cho biết.
Mục tiêu trong thời gian tới, Đảng bộ, chính quyền quận 7 sẽ nỗ lực phấn đấu để trở thành quận trung tâm ở phía nam TP. Đồng thời, quận cũng xây dựng các đề án kinh tế, nhằm đưa quận trở thành nơi đáng sống của khu vực.
Dân số quận 7 khi mới thành lập chỉ có 90.920 người (mật độ 2.542 người/km2), đến nay đã lên 312.931 người (mật độ 6.785 người/km2).
Phú Mỹ Hưng – đô thị kiểu mẫu đầu tiên của cả nước
Nằm ở phía nam của TP.HCM, là cửa ngõ vào các quận trung tâm, quận 7 đã luôn tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh này.
Điểm nổi bật là quận 7 đã hình thành những khu đô thị mang dấu ấn như Phú Mỹ Hưng. Đây là khu đô thị kiểu mẫu đầu tiên của cả nước được Bộ Xây dựng công nhận.
Không chỉ vậy, hằng năm tại khu đô thị Phú Mỹ Hưng, quận cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động như hội chợ hoa xuân, đêm nhạc, tuần lễ văn hóa… Các hoạt động đã mang lại sân chơi về tinh thần và thể chất cho người dân quận 7 nói riêng, TP.HCM nói chung.
Trường làng vững tốp đầu học sinh giỏi xứ Kinh Bắc
Ở nơi tỷ lệ kiên cố hóa trường lớp thấp nhất tỉnh, đời sống nhân dân còn khó khăn song với truyền thống hiếu học, Trường THCS Mai Trung (huyện Hiệp Hòa) luôn là địa chỉ đỏ về thành tích HS giỏi tỉnh Bắc Giang.
Thầy Nguyễn Tiến Thi và cô Nguyễn Thị Thêm chia vui với 2 học trò đoạt giải Nhất (Ngô Thị Hoài Thanh và Tạ Công Tôn).
Hơn thập kỷ dẫn đầu
Những ngày cuối tháng 3, niềm vui về kết quả Kỳ thi chọn HSG văn hóa cấp tỉnh năm học 2021 - 2022 vẫn trên từng gương mặt thầy trò Trường THCS Mai Trung. Trong đó, đặc biệt là thành tích đáng nể của 2 học sinh lớp 9A1 khi đoạt giải Nhất.
Chia sẻ với Báo GD&TĐ, thầy Nguyễn Tiến Thi - Phó Hiệu trưởng Trường THCS Mai Trung cho biết, đây là năm học có số lượng và chất lượng giải cao nhất trong khoảng 5 năm trở lại. Với 5/7 học sinh dự thi đoạt giải (2 Nhất, 1 Nhì và 2 Khuyến khích).
Theo thầy Thi, thành quả đó là cả chuỗi ngày dài phấn đấu không mệt mỏi của thầy và trò nhà trường trong bối cảnh dịch bệnh.
"Ngay từ cuối một năm học, nhà trường đã phân công giáo viên cho năm tiếp theo. Sau Tết, nhà trường liên tục bồi dưỡng và tổ chức thi khảo sát HSG ở cấp câu lạc bộ. Dù dịch bệnh hay được nghỉ chính khóa nhưng các câu lạc bộ vẫn hoạt động bình thường với cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến...", thầy Thi tiết lộ.
Cũng theo thầy Thi, ưu điểm của nhà trường là phong trào hiếu học từ nhiều năm. Trong 12 năm gần đây, huyện Hiệp Hòa có 4 giải Nhất môn Sinh học cấp tỉnh thì học sinh Trường THCS Mai Trung ẵm cả.
Đặc biệt, năm học 2021 - 2022, ngoài môn Sinh học thì nhà trường có 2 em dự thi môn Giáo dục công dân (GDCD) đều đoạt được 2 giải cao nhất (giải Nhất và Nhì).
"Năng lực giáo viên quan trọng trong bồi dưỡng HSG. Giáo viên có chuyên môn tốt, tự khắc sẽ tạo ra phong trào. Đơn cử, cô Nguyễn Thị Thùy Dương là giáo viên Sinh học của trường cũng kiêm bồi dưỡng HSG huyện để đi thi tỉnh.
Nhà trường chú trọng và có kế hoạch lâu dài trong việc lựa chọn, bồi dưỡng giáo viên, đặc biệt là với giáo viên mới. Với những giáo viên mới ra trường, sẽ được bồi dưỡng dần dần, dạy từ lớp 6 sau đó đến lớp 7, 8, 9. Trên thực tế, việc lựa chọn, phân công giáo viên dựa trên thế mạnh của từng thầy, cô...", thầy Thi nhấn mạnh.
Thầy Thi cũng cho biết, từ khi về công tác tại trường cùng cô Nguyễn Thị Thùy Dương năm 2001, thì năm nào trường cũng có học sinh giỏi vào lớp 10 Trường THPT chuyên Bắc Giang.
Về bồi dưỡng HSG, theo thầy Thi có 3 yếu tố: Lựa chọn học sinh, giáo viên và chỉ đạo từ Ban giám hiệu.
"Ví dụ, một em ở đội tuyển Toán nhưng mãi vẫn ở cuối, nếu cứ để như vậy kết quả sẽ không cao. Thế nhưng, nếu chuyển lên đội tuyển Sinh thì ngay lập tức sẽ có kết quả khác. Giáo viên giỏi môn nào, lập tức môn đó có giải. Ví dụ nói đến Trường THCS Mai Trung sẽ nghĩ ngay đến môn Sinh học vì nó đã thành thương hiệu. Cuối cùng, làm sao để kết hợp đồng bộ, hài hòa giữa các giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bồi dưỡng thì tính chỉ đạo, định hướng của Ban giám hiệu là rất quan trọng...", thầy Thi lý giải.
Giáo viên tâm huyết, học sinh nỗ lực
Lần đầu tiên có 2 học sinh dự thi nhưng lại ẵm luôn 2 giải cao nhất (Nhất, Nhì) môn GDCD, cô Nguyễn Thị Thêm bày tỏ, dạy và học dù khó khăn, thử thách dịch bệnh nhưng đầy vinh quang, tự hào kết quả.
"Cô và trò Trường THCS Mai Trung luôn cố gắng phấn đấu hết sức mình và cuối cùng đã đem lại thành tích về cho nhà trường với giải Nhất và Nhì.
Dịch bệnh khiến việc bồi dưỡng cho các em gặp nhiều khó khăn, có em thuộc diện F1 phải nghỉ cách ly nhiều ngày. Nhưng cuối cùng, các em đã vượt qua được khó khăn và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tại kỳ thi...", cô Thêm nhớ lại.
Khi biết tin được giải Nhất môn GDCD, Ngô Thị Hoài Thanh - lớp 9A1 Trường THCS Mai Trung cho biết, ôn thi trong hoàn cảnh F1, vì vậy được giải Nhất khiến em bất ngờ và vui sướng.
"Khi mà còn khoảng 2 tuần nữa là thi, nhận tin người nhà có F0 em đã phải nghỉ một vài ngày để kiểm tra sức khỏe. Sau đó, chuyển sang nhà bà và vẫn tiếp tục phải cách ly thêm một vài ngày rồi mới trở lại học bình thường.
Dù gặp nhiều khó khăn nhưng bọn em vẫn cố gắng để vượt qua và đạt kết quả tốt. Bên cạnh sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, sự động viên của các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè góp phần rất lớn để em đạt được kết quả này...", Hoài Thanh nhớ lại. Hoài Thanh cho biết, kỳ thi vào lớp 10 sắp tới, dự định của Thanh vào Trường THPT Hiệp Hòa 2.
Còn Tạ Công Tôn lớp 9A1 - giải Nhất môn Sinh học thì cho biết, tới đây sẽ theo học lớp Sinh của Trường THPT chuyên Bắc Giang hướng đến làm bác sĩ trong tương lai.
Trao đổi với Báo GD&TĐ, ông Nguyễn Văn Thảo - Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Hiệp Hòa cho biết, hiện tỷ lệ kiên cố hóa trường lớp tại huyện đang thấp nhất tỉnh, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với sự nỗ lực, cố gắng, 4 năm qua giáo dục mũi nhọn của ngành Giáo dục Hiệp Hòa liên tục đứng trong tốp đầu của tỉnh.
"Đơn cử năm học 2018 - 2019 đứng thứ nhất, năm học 2020 - 2021 và năm học 2021 - 2022 đều đứng thứ hai tỉnh Bắc Giang. Đó là sự nỗ lực cố gắng thầy cô, học sinh, sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền cùng nhân dân Hiệp Hòa...", ông Thảo nhấn mạnh.
Theo ông Thảo, kỳ thi chọn HSG văn hóa cấp tỉnh năm học 2021 - 2022, huyện Hiệp Hòa đạt 52 giải gồm: 3 giải Nhất, 11 giải Nhì, 17 giải Ba và 21 giải Khuyến khích. Trong đó, Trường THCS Mai Trung có 2 giải Nhất.
"Ven sông Cầu phù xa nhưng còn đầy nắng, gió, con đường đưa các học trò Trường THCS Mai Trung nuôi dưỡng ước mơ trở thành bác sĩ, luật sư... còn lắm nỗi gian nan, nhọc nhằn nhưng các thế hệ luôn vững bước noi theo những tấm gương của học sinh xuất sắc của trường trước đây", thầy Nguyễn Tiến Thi bày tỏ.
Hướng đến đô thị thông minh, bền vững Nha Trang đang từng bước vươn mình trở thành thành phố du lịch năng động, hướng đến xây dựng một đô thị phát triển bền vững, giàu bản sắc văn hóa..., góp phần hiện thực hóa mục tiêu đưa Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030. Những đổi thay trong lòng phố biển Trong ký ức của...