Sau 20 năm, hiện có bao nhiêu tài khoản đầu tư chứng khoán?
Tính đến cuối năm 2019, giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu tại Sở GDCK TP.HCM đạt hơn 3,28 triệu tỷ đồng, tương đương 54,3% GDP và có hơn 2,3 triệu tài khoản nhà đầu tư.
Hiện có hơn 2,5 triệu tài khoản nhà đầu tư chứng khoán, gấp 800 lần so với cuối năm 2000.
Theo dữ liệu tổng kết của Sở GDCK TP.HCM (HOSE), đến cuối năm 2000, tức sau 5 tháng khai trương giao dịch, số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư chưa đầy 3.000 tài khoản với tổng giá trị giao dịch chứng khoán vỏn vẹn 90 tỷ đồng. Lúc này chưa có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN).
Đến phiên giao dịch thứ 102, ngày 2/4/2001, TTCK Việt ghi nhận sự tham gia của NĐTNN đầu tiên khi một nhà đầu tư cá nhân mang quốc tịch Anh đã khớp lệnh mua 100 cổ phiếu TMS.
Đến tháng 7/2003, Công ty quản lý quỹ đầu tiên tại Việt Nam VFM ra đời, đánh dấu sự tham gia của nhà đầu tư tổ chức chuyên nghiệp trong nước đầu tiên, cũng mở đầu cho một dạng đầu tư tập thể mới trên thị trường.
Bùng nổ
Sau 5 năm xây dựng nền móng, đến cuối năm 2004 các hàng hóa cơ bản của thị trường đã có mặt đầy đủ trên Trung tâm GDCK TP.HCM (từ cổ phiếu, trái phiếu đến chứng chỉ quỹ đầu tư).
Video đang HOT
Ở giai đoạn này, tổng số tài khoản giao dịch của nhà đầu tư đã tăng lên gấp 10 lần so với thời điểm thị trường mới bắt đầu nhưng con số đó vẫn còn khiêm tốn và chỉ chiếm khoảng 0,3% dân số Việt Nam. Chỉ đến khi làn sóng tham gia niêm yết ồ ạt của các doanh nghiệp trên Trung tâm GDCK TP.HCM và đặc biệt là chuyến viếng thăm của cựu Tổng thống Mỹ George W.Bush vào cuối năm 2006, TTCKVN mới trở nên quen thuộc hơn trong mắt các nhà đầu tư.
Chỉ trong vòng 2 năm (2006-2007) số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư đã tăng vọt từ 31.316 tài khoản lên 349.402 tài khoản, lập kỷ lục về tốc độ tăng trưởng (bình quân mỗi năm tăng 230%).
Tài khoản nhà đầu tư bùng nổ giai đoạn 2006-2007 – Nguồn: HOSE.
Đồng thời, các tổ chức trung gian tài chính là công ty chứng khoán cũng tăng vọt từ 13 công ty vào năm 2005 lên 62 công ty vào năm 2007 và tiếp tục tăng lên 91 công ty vào năm 2008. Cùng với sự tăng trưởng của số lượng tài khoản thì khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch chứng khoán năm 2006 cũng tăng lên đột biến (lần lượt tăng 217% về số lượng và 223% về giá trị) so với năm trước đó.
Sự quan tâm của NĐTNN đối với TTCK Việt Nam cũng có sự thay đổi rõ rệt. Số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán của NĐTNN từ 436 tài khoản vào năm 2005 đã tăng lên 2.100 tài khoản vào năm 2006, tương đương tăng 382% và năm 2007 tiếp tục tăng lên 8.441 tài khoản tương đương tăng 302%.
Tỷ trọng giá trị giao dịch của khối ngoại so với toàn thị trường bình quân chiếm khoảng 11% mỗi chiều mua/bán vào năm 2005 đã tăng lên hơn 15% vào năm 2006 và tiếp tục tăng mạnh trong 2 năm 2007, 2008 lần lượt là 22,37% và 24,7%.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, sự tham gia của các nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán có sự giảm tốc từ năm 2008.
Ổn định
Trong giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng trưởng của tài khoản nhà đầu tư đạt mức trung bình 7,5%/năm và có hơn 1,5 triệu tài khoản vào cuối năm 2015.
Để thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường, Chính phủ đã ban hành Nghị định 60 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 58 và tiếp đến là Thông tư 123 ngày 19/8/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn hoạt động đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam. Theo đó, room cho khối ngoại tiếp tục được nới rộng theo cam kết hội nhập và thông lệ quốc tế.
Tổng tài khoản nhà đầu tư tăng trưởng trong giai đoạn 2015-2019 đạt mức trung bình 10%/năm, trong đó, số lượng tài khoản của NĐTNN, nhà đầu tư tổ chức luôn tăng trưởng ổn định và đạt mức 15%, lớn hơn so với mức tăng trưởng chung của tổng tài khoản.
Nguồn: HOSE.
Đến cuối năm 2019, giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu tại Sở GDCK TP.HCM đạt hơn 3,28 triệu tỷ đồng, tương đương 54,3% GDP. Tổng số tài khoản nhà đầu tư đạt hơn 2,3 triệu tài khoản. Trong đó số lượng tài khoản NĐTNN đạt 33.850 tài khoản, nhà đầu tư tổ chức 15.400 tài khoản, trong đó tài khoản nhà đầu tư tổ chức nước ngoài là 5.590 tài khoản, chiếm hơn 16,5% trên tổng số tài khoản NĐTNN.
Sau 20 năm vận hành, Sở GDCK TP.HCM đã đạt được những thành tựu quan trọng về quy mô và thanh khoản, nâng cao tính công khai, minh bạch của thị trường. Với 2,54 triệu tài khoản (tính đến tháng 6/2020) đã đóng vai trò quan trọng vào thành công của thị trường chứng khoán, giúp thị trường thực hiện tốt vai trò kênh huy động và phân bổ vốn hiệu quả cho nền kinh tế.
Hoàn nhập dự phòng các khoản đầu tư, VNDIRECT báo lãi quý II gấp 3,5 lần cùng kỳ
Số lượng tài khoản chứng khoán mở mới trong quý II/2020 tại VNDIRECT đạt trên 35.000 tài khoản, chiếm 33% tổng tài khoản mở mới của nhóm nhà đầu tư cá nhân toàn thị trường.
Ảnh minh họa.
CTCP Chứng khoán VNDIRECT (mã VND) vừa công bố báo cáo tài chính riêng quý II/2020 với kết quả kinh doanh tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm 2019. Trong kỳ, doanh thu hoạt động của VNDIRECT đạt 409,9 tỷ đồng, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 134,4 tỷ đồng, gấp 3,5 lần quý II/2019.
Theo VNDIRECT, việc kiểm soát tốt dịch Covid-19 trong nước đã tác động tích cực đến TTCK, cả thanh khoản lẫn chỉ số VN-Index đều ghi nhận sự cải thiện đáng kể. VNDIRECT ghi nhận hoàn nhập dự phòng các khoản đầu tư, dẫn đến chi phí hoạt động trong kỳ giảm. Đây là yếu tố chủ chốt giúp lợi nhuận tăng so với cùng kỳ năm 2019.
Trong cơ cấu doanh thu, hoạt động môi giới chứng khoán có sự tăng trưởng mạnh với doanh thu tăng 42% so với cùng kỳ, đạt gần 110 tỷ đồng. Trong quý II vừa qua, VNDIRECT đứng thứ 4 về thị phần môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và chứng quyền có đảm bảo trên HoSE (7,25%), top 3 thị phần môi giới cổ phiếu tại HNX (7,55%), top 3 thị phần môi giới cổ phiếu trên UpCOM (9%) và top 3 thị phần môi giới phái sinh (9,93%).
Cũng trong quý II/2020, số lượng tài khoản chứng khoán mở mới tại VNDIRECT đạt trên 35.000 tài khoản, chiếm 33% tổng tài khoản mở mới của nhóm nhà đầu tư cá nhân toàn thị trường.
Với sự khởi sắc của thị trường chung trong quý II, hoạt động tự doanh của VNDIRECT cũng gặp nhiều thuận lợi với lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) tăng 37% lên gần 125,5 tỷ đồng trong khi lỗ FVTPL giảm mạnh về 31 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, lãi từ các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn giảm 30% xuống 83,8 tỷ đồng và lãi từ các hoạt động cho vay, phải thu cũng giảm 26% xuống 77,4 tỷ đồng.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2020, VNDIRECT ghi nhận 866,8 tỷ đồng doanh thu hoạt động và 193 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt tăng 22% và 51% so với nửa đầu năm ngoái. Với kết quả đã đạt được, công ty đã thực hiện được 48% kế hoạch doanh thu và 40% mục tiêu lợi nhuận cả năm đề ra.
Phiên giao dịch phái sinh kỷ lục đạt 305.139 hợp đồng Thông tin từ Sở GDCK Hà Nội (HNX) cho biết, trên thị trường chứng khoán phái sinh trong tháng 6, về giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số VN30, thanh khoản trên thị trường giảm so tháng trước, khối lượng giao dịch bình quân đạt 179.299 hợp đồng/phiên, giảm 12,7% so tháng trước. Trong đó, phiên có KLGD cao nhất đạt 305.139...