Sau 2 năm bán hàng online, hướng dẫn viên du lịch hạnh phúc lại được dẫn tour
Trở lại nghề sau 2 năm ở nhà bán hàng online, niềm vui, hạnh phúc của các hướng dẫn viên du lịch quốc tế lúc này không chỉ là thoả mãn đam mê.
” Chúc mừng Duy, em sẽ dẫn tour 20 người đi Dubai cuối tháng 3 này“, câu nói của nhân viên điều hành khiến anh Nguyễn Trọng Duy (34 tuổi) quê Sơn Tây, Hà Nội vui mừng, hạnh phúc. Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, anh đã phải chờ đợi chuyến đi này trong suốt 2 năm trời.
Chuyến đi gần nhất của Duy cùng khách du lịch trong nước tới Dubai là vào khoảng tháng 1/2020. Khi đó, anh dẫn 20 khách Việt tới tham quan tất cả những địa danh nổi tiếng của vùng đất Trung Đông quyến rũ này: Tòa nhà Burj Khalifa, quần đảo Cây cọ, sa mạc Safari, bến du thuyền Dubai Marina, bảo tàng Dubai, Thánh đường Hồi giáo Sheikh Zayed…
13 năm gắn bó với nghề hướng dẫn viên, tháng nào anh Duy cũng cùng khách đến Dubai 1 – 2 lần. Anh Duy không nghĩ rằng đây sẽ là chuyến đi Dubai duy nhất trong cả 2 năm của mình.
Trước khi COVID-19 bùng phát, trung bình một tháng anh dẫn từ 3-7 tour quốc tế, thu nhập trung bình dao động từ 40 – 50 triệu đồng/tháng. Tháng 2/2020, toàn bộ ngành du lịch bị “đóng băng”. Từ người có công việc ổn định với mức thu nhập khá, Duy thất nghiệp. Nam hướng dẫn viên rơi vào những tháng ngày chật vật với vòng xoáy cơm áo gạo tiền.
Hướng dẫn viên du lịch Nguyễn Trọng Duy. (Ảnh: NVCC)
Để trang trải cho cuộc sống, anh bắt đầu đăng bài bán hàng “xách tay” như thực phẩm chức năng, đồng hồ, rượu… Việc kinh doanh online được Duy ví như “đi câu” bởi thu nhập cũng bấp bênh, tháng nhiều thì được chục triệu, tháng ít thì dăm ba triệu. Khoản thu ít ỏi không đủ để chi trả tiền sinh hoạt điện, tiền nước, tiền ăn và trả góp tiền nhà cho ngân hàng 10 triệu/tháng. Cuối năm 2021, anh buộc phải bán căn chung cư mua năm 2016 vì không đủ khả năng trả tiền lãi.
Nhớ lại những tháng ngày vất vả, có lúc Duy cũng cảm thấy nản lòng, muốn dứt hẳn nghề hướng dẫn du lịch. Nhưng rồi vì đam mê với nghề anh không bỏ cuộc.
“Có khoảng thời gian tôi chuyển sang làm nhân viên kinh doanh bất động sản. Nhưng sau 3 tháng thử sức, tôi nhận ra đây không phải nghề dành cho mình. Tôi thích được đi nhiều nơi, đặt chân đến các vùng đất mới và giới thiệu cho mọi người về vẻ đẹp đất nước con người từng quốc gia”, Duy nói.
Video đang HOT
Anh Nguyễn Trọng Duy cùng đoàn chụp hình lưu niệm. (Ảnh: NVCC)
Ngày 14/3, nhận được thông báo đi làm trở lại, nam hướng dẫn viên lập tức chuẩn bị đầy quần áo, găng tay, áo chống nắng hoặc áo khoác mỏng… gấp gọn vào vali để lên đường. Duy nhớ lại: “Cũng tầm này cách đây 13 năm, là ngày đầu tiên tôi bước chân vào nghề. Tâm trạng tôi lúc đó không khác gì bây giờ là mấy, có một chút hồi hộp xen lẫn vui mừng và tự hào”.
Những ngày này Duy đang tích cực tập luyện thể dục thể thao để có một sức khỏe tốt nhất trước khi đi làm. Anh còn tìm đọc lại toàn bộ thông tin liên quan đến thành phố Dubai trong 2 năm qua để bổ sung kiến thức. Dubai những ngày “vắng anh” đã có thêm một số công trình mới được khánh thành như vòng quay mặt trời ở Vịnh Ba Tư, Bảo tàng quả trứng bạc khổng lồ… Tour Dubai này, anh sẽ dẫn các thành viên đoàn tham quan, trải nghiệm các điểm mới.
Vì đây là tour “khai xuân” trong năm 2022 nên Duy đặt khá nhiều kỳ vọng: ” Hiện tôi đang đếm ngược từng ngày để có thể đi làm trở lại. Tôi mong mình sẽ có một chuyến đi may mắn, thuận lợi, cũng như nhận nhiều phản hồi hài lòng từ khách hàng”.
Với anh Duy, Dubai, cùng những miền đất mới bên ngoài biên giới Việt Nam, luôn là hành trình sẽ đem đến cho anh cả đam mê lẫn cuộc sống ổn định, bớt những gánh nặng lo toan như 2 năm vừa qua.
Không chỉ Duy mà rất nhiều người đã rất vất vả, khốn khổ khi ngành du lịch bị “tê liệt” trong suốt hai năm đại dịch COVID-19 diễn ra. Nhiều người quyết định chuyển nghề sang tư vấn bảo hiểm, chạy xe ôm… để có tiền trang trải cuộc sống.
Nhớ lại những quãng ngày đó, anh Tuấn cho biết: “Đó là những chuỗi ngày vô cùng khó khăn đối với gia đình. Tôi đã phải xoay sở nhiều công việc khác để duy trì cuộc sống”.
Anh Nguyễn Minh Tuấn (42 tuổi) và vợ Nguyễn Thị Huyền (35 tuổi) cùng làm việc tại Tổng Công Ty Du Lịch Sài Gòn (Saigontourist). Anh Tuấn là hướng dẫn viên chuyên dẫn tour đi Úc, còn vợ là nhân viên điều hành của công ty. Trước khi chưa có dịch, thu nhập của hai vợ chồng dao động 50 – 70 triệu đồng/tháng.
Hướng dẫn viên du lịch Nguyễn Minh Tuấn check-in tại Nhà hát Opera ở Sydney, Úc. (Ảnh NVCC)
Từ khi dịch COVID-19 bùng phát, công việc của họ đều bị tạm dừng. Không tạo ra thu nhập nhưng biết bao khoản cần chi tiêu như tiền điện, tiền nước, tiền nhà, tiền đóng học phí cho các con… Áp lực kinh tế khiến không khí gia đình khoảng thời gian ấy trở nên vô cùng căng thẳng. Vợ chồng anh thường xảy ra những trận cãi vã, nguyên nhân chủ yếu xoay quanh chữ tiền.
Tháng 10/2020, anh Tuấn và 2 người bạn cùng làm hướng dẫn viên quyết định mở một quán ăn chuyên bán phở và lẩu ở quận Đống Đa. Tuy nhiên, khoảng thời gian anh mở quán cũng là lúc đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Quán phải đóng cửa 4 lần theo chỉ đạo phòng chống dịch của Chủ tịch UBND TP Hà Nội, lần ít thì 1 tháng, lần nhiều thì 2 – 3 tháng, quán gần như không đem lại nguồn thu trong cả năm.
Để có vốn duy trì hoạt động, anh chị rút toàn bộ tiền tiết kiệm, thẻ tín dụng với số vốn khoảng 800 triệu đồng để duy trì hoạt động của quán. Gia đình bắt đầu siết chặt hơn việc chi tiêu, 4 bé nhà anh trước đây đều học trường song ngữ, nay chuyển hết về trường công lập. Việc chuyển trường giúp anh chị tiết kiệm được 80% tiền học phí.
Từ năm 2020 đến nay quán của anh 4 lần phải đóng cửa do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. (Ảnh: NVCC)
Khi du lịch Việt Nam mở cửa trở lại, vợ chồng anh không giấu nổi niềm vui. “Những ngày gần đây thay vì lướt Facebook, chúng tôi bắt đầu tìm hiểu về các chính sách phòng, chống dịch và quy định liên quan tới việc xuất nhập cảnh của một số quốc gia”, anh nói.
Anh Tuấn vừa được nhân viên điều hành công ty thông báo chuẩn bị dẫn đoàn 10 người đi Dubai từ ngày 9 – 14/4. Đây cũng là chuyến dẫn tour đầu tiên đi du lịch quốc tế sau hơn 2 năm qua của anh. Ngày 2/4, Tuấn dự định sẽ gặp mặt tất cả các thành viên trong đoàn để trao đổi về một số thủ tục, giấy tờ.
Trước dịch bệnh, những hướng dẫn viên đi tour như anh Tuấn chỉ cần tìm hiểu và đọc lại những kiến thức cần thiết cũng như cần phải chứng nhận đã tiêm đủ 2 mũi vaccine và được xét nghiệm PCR trước khi nhập cảnh vào nước bạn. Ngoài quần áo và các đồ dùng cá nhân, anh Tuấn không quên mang theo một lọ nước rửa tay, khẩu trang phòng trường hợp khách quên.
“12 năm làm việc mình chưa bao giờ phải ở nhà nhiều như vậy. Thời gian nghỉ dịch mình cũng lo lắng về công việc nhưng vẫn luôn có sự chuẩn bị về kiến thức qua sách, báo. Mình thấy khá hồi hộp và chờ đợi khi được dẫn tour trở lại sau 2 năm, nó giống như cảm giác lần đầu tiên mình được dẫn khách tham quan”, anh chia sẻ.
Khi được hỏi có dừng việc buôn bán ở cửa hàng để tập trung cho việc dẫn tour không, Anh Tuấn cho hay, mặc dù du lịch cũng đã từng bước phục hồi, tuy nhiên chưa thật sự có nhiều tour, số lượng khách chưa đông vì vậy anh vẫn phải duy trì thêm nghề tay trái để tránh rơi vào tình trạng thất nghiệp như giai đoạn năm 2020. Nhưng về lâu dài, anh sẽ vẫn chọn nghề dẫn tour để đảm bảo thu nhập và cuộc sống ổn định cho gia đình.
“Tôi tin ngành du lịch sẽ có thêm những gam màu sáng và khởi sắc trong năm nay”, nam hướng dẫn viên chia sẻ.
Phụ nữ Đồng Tháp sản xuất được 740 sản phẩm khởi nghiệp
Trong 5 năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Đồng Tháp phát động phong trào Phụ nữ khởi nghiệp, đến nay, các cấp Hội có hơn 1.630 sản phẩm khởi nghiệp đăng ký tham gia, trong đó đã thẩm định đạt 740 sản phẩm khởi nghiệp và khởi sự kinh doanh.
Phong trào đã khơi dậy tiềm năng, sức sáng tạo, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên phụ nữ các cấp trên địa bàn tỉnh.
Trưng bày các sản phẩm khởi nghiệp của chị em phụ nữ Đồng Tháp.
Chị Nguyễn Thanh Hoa, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Đồng Tháp cho biết, nhiều chị em năng động, có khả năng kinh doanh, có tinh thần, ý chí vượt khó vươn lên khởi nghiệp và phát triển kinh tế. Đa số những sản phẩm đăng ký khởi nghiệp chủ yếu dựa vào nguồn nguyên liệu hiện có do gia đình nuôi, trồng hoặc từ vùng nguyên liệu đặc trưng của địa phương như các loại cá làm khô, nước mắm, bánh, mứt... theo hình thức sản xuất nhỏ lẻ, truyền thống. Trong các sản phẩm khởi nghiệp của chị em có 100 sản phẩm có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, 47 sản phẩm khởi nghiệp tiếp cận được nguồn vốn hơn 7 tỷ đồng.
Phụ nữ các cấp trong tỉnh tích cực tham gia chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Đến nay, toàn tỉnh có 273 sản phẩm OCOP, trong đó có 109 sản phẩm của chị em đạt từ 3 đến 4 sao. Đa số các sản phẩm làm ra từ chương trình khởi nghiệp đạt OCOP thuộc nhóm đồ uống, thảo dược, thủ công mỹ nghệ, trang trí... Phần lớn các sản phẩm được cấp tiêu chuẩn chất lượng, cấp mã số, mã vạch. Các sản phẩm khởi nghiệp của chị em ngoài kênh truyền thống còn được tiêu thụ trên kênh thương mại điện tử như: Tiki, Lazada, Shopee, sàn giao dịch thương mại điện tử Đồng Tháp, Bưu chính Viettel...
Trưng bày các sản phẩm khởi nghiệp của chị em phụ nữ huyện Hồng Ngự.
Nổi bật là sản phẩm khởi nghiệp của chị Phan Thị Thúy Lan, chủ cơ sở khô cá tra phi lê Ngọc Diệp, ở xã Định An, huyện Lấp Vò. Chị Lan mạnh dạn đầu tư máy sấy, máy hút chân không, làm sản phẩm cá tra phi lê. Năm 2019, sản phẩm cá tra phi lê của cơ sở do chị Lan làm chủ đạt OCOP 3 sao. Qua 4 năm hoạt động, sản phẩm khô cá tra phi lê Ngọc Diệp đã được nhiều người tiêu dùng biết đến, mẫu mã đẹp, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước. Bình quân mỗi tháng, cơ sở của chị Lan bán ra thị trường hơn 200 kg cá tra phi lê, thu hơn 40 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi hơn 15 triệu đồng.
Trưng bày các sản phẩm khởi nghiệp của chị em phụ nữ thành phố Sa Đéc.
Chị Nguyễn Thị Niêu, ở xã An Phong, huyện Thanh Bình khởi nghiệp với các sản phẩm từ quả đu đủ. Từ quả đu đủ chị Niêu sản xuất ra các sản phẩm khô sườn non, chả viên, chả giò... vừa giúp người tiêu dùng có sản phẩm an toàn vừa tạo việc làm cho 20-25 phụ nữ địa phương, với mức thu nhập hơn 5 triệu đồng/tháng.
Chị Nguyễn Thanh Hoa, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Đồng Tháp cho biết, phong trào phụ nữ khởi nghiệp đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và tạo được bước chuyển biến tích cực cho hội viên hội phụ phụ nữ các cấp. Từ đó chị em đã cải thiện về đời sống, tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo, có điều kiện chung sức xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Đồng Tháp đã nhân rộng mô hình đồng thời có nhiều hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp như: Tọa đàm "Chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp", giúp chuyển đổi hàng hóa trên sàn thương mại điện tử, bán hàng online...; tư vấn về logo, mã vạch, mã code, truy xuất nguồn gốc, bảo hộ thương hiệu, sản phẩm; hỗ trợ các sản phẩm khởi nghiệp, đăng ký thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Lực đẩy cho phát triển thương mại điện tử Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tạo ra những lực đẩy rất lớn để thị trường thương mại điện tử phát triển. Nắm bắt xu hướng này, tỉnh Ninh Thuận tập trung hỗ trợ các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn tiếp cận và tham gia thương mại điện tử để mở rộng thị trường kinh doanh. Đưa sản phẩm...