Sau 2 lần thất bại, Sông Đà Hoàng Long đã bán được hơn 4,1 triệu cổ phiếu NED
CTCP Sông Đà Hoàng Long, tổ chức có liên quan đến ông Nguyến Đức Dân, Ủy viên HĐQT CTCP Đầu tư và Phát triển Điện Tây Bắc (NED – sàn HNX) thông báo đã bán được hơn 50% lượng cổ phiếu NED đăng ký.
Cụ thể, từ ngày 26/8 đến ngày 1/9, Sông Đà Hoàng Long đã bán gần 4,14 triệu cổ phiếu trong tổng số 8,1 triệu cổ phiếu NED đăng ký bán. Nguyên nhân không thực hiện giao dịch hết số cổ phiếu đã đăng ký là do giá bán chưa đạt kỳ vọng.
Sau giao dịch, tổ chức này giảm sở hữu tại NED từ 29,21 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 72,12% xuống còn 25,07 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 61,91% và vẫn là cổ đông lớn nhất tại Điện Tây Bắc.
Đây không phải là lần đầu Sông Đà Hoàng Long đăng ký bán lượng lớn cổ phiếu NED trong năm 2020. Trước đó, tổ chức này đã đăng ký bán 8 triệu cổ phiếu NED từ ngày 8/1 đến 6/2 và đăng ký bán 16 triệu cổ phiếu NED từ ngày 27/5 đến ngày 25/6, tuy nhiên đã thất bại khi cả 2 đợt đăng ký đều không bán ra được cổ phiếu nào với lý do là giá bán chưa đạt kỳ vọng.
Ở chiều ngược lại, mới đây, ông Trần Văn Huyên, Chủ tịch HĐQT Công ty đã thông báo đăng ký mua 4,05 triệu cổ phiếu NED. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 28/8 đến 25/9/2020 theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận.
Hiện ông Huyên không sở hữu cổ phiếu NED nào. Nếu giao dịch thành công, ông Huyên sẽ trở thành cổ đông lớn của Điện Tây Bắc khi nắm giữ 4,05 triệu cổ phiếu NED, tương ứng tỷ lệ sở hữu 10% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành của công ty.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, NED ghi nhận doanh thu 61,64 tỷ đồng, giảm 30,8% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận sau thuế đạt 91,56 tỷ đồng, gấp hơn 19 lần so với nửa đầu năm 2019.
Video đang HOT
Trên thị trường, đóng cửa phiên 8/9, cổ phiếu NED tăng 1% lên mức 9.900 đồng/CP với tổng khối lượng giao dịch đạt 16.600 đơn vị.
Giao dịch chứng khoán chiều 21/7: Tiết cung giá thấp, VN-Index đảo chiều tăng điểm
Dù lực cầu vẫn giữ sự thận trọng, nhưng nhờ cung giá thấp tiết giảm giúp VN-Index đảo chiều tăng điểm, nhưng mức tăng rất khiêm tốn.
Sau khi xác lập mức đáy vào cuối phiên sáng, để mất mốc 860 điểm, bước sang phiên chiều, diễn biến chỉ số VN-Index đã tích cực hơn khi hồi phục dần và leo qua mốc tham chiếu nhờ lực cung giá thấp được tiết giảm. Tuy nhiên, lực cầu thận trọng khiên VN-Index không thể bứt lên mà hạ độ cao trong đợt ATC, đóng cửa gần như không đổi.
Đóng cửa, VN-Index chỉ tăng 0,29 điểm ( 0,03%), lên 861,69 điểm với 164 mã tăng và 196 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 245,4 triệu đơn vị, giá trị 4.579 tỷ đồng, giảm 14% về khối lượng và 4% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 29,4 triệu đơn vị, giá trị 799 tỷ đồng.
Nhiều mã lớn đã hồi phục trở lại như VCB, VNM, GAS, CTG, HPG, NVL VJC, VPB, MBB, MWG, FPT, STB nhưng mức tăng rất khiêm tốn, chỉ trên dưới 0,5%. Trong khi đó, các mã giảm cũng không lớn, mạnh nhất có GVR và PLX chỉ hơn 1%.
Trong nhóm này, mã có thanh khoản nhất vẫn là HPG với hơn 11 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 0,36% lên 28.100 đồng. Đặc biệt, nhà đầu tư nước ngoài hôm nay bán ròng rất mạnh HPG với khối lượng bán ròng gần 2,4 triệu đơn vị.
Trong các mã khác, TCH sau thông tin được vào rổ VN30 lập tức hút dòng tiền với thanh khoản 13 triệu đơn vị, đứng đầu thị trường. Đóng cửa, TCH tăng 4,23% lên 22.450 đồng.
Trong khi đó, KDH dù cũng tăng 0,61% lên 24.750 đồng, nhưng thanh khoản lại không tốt khi chỉ có hơn nửa triệu đơn vị được khớp.
Các mã khác cũng chỉ dao động trong biên độ hẹp với thanh khoản không quá cao, dù sự phân hóa khá rõ nét.
Giao dịch đáng kể còn ở DAH, CMX khi dắt tay nhau giảm xuống mức giá sàn tại 9.700 đồng và 15.800 đồng, khớp hơn 1 triệu đơn vị.
Trái lại, DGW trong ngày giao dịch không hưởng quyền chia cổ tức bằng tiền theo tỷ lệ 10% đã tăng kịch trần 7% lên 43.850 đồng, khớp lệnh có hơn 940.000 đơn vị.
Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index cũng cố gắng trở lại và kịp lên trên tham chiếu vào những phút cuối nhờ ACB đảo chiều.
Đóng cửa, sàn HNX có 41 mã tăng và 43 mã giảm, HNX-Index tăng 0,37 điểm ( 0,32%), lên 116,09 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 32 triệu đơn vị, giá trị 336,66 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 4,83 triệu đơn vị, giá trị 59 tỷ đồng.
Cổ phiếu lớn nhất sàn là ACB tăng trở lại 0,4% lên 24.600 đồng. Bên cạnh đó, đóng góp còn đến từ PVI 2,3% lên 30.700 đồng là đáng kể.
Đáng chú ý, cổ phiếu THD từ mức giảm sâu trong phiên sáng đã được kéo mạnh tăng kịch trần 10% lên 77.200 đồng, nhưng cũng chỉ có 4.000 đơn vị khớp lệnh.
Thêm một vài cổ phiếu tăng như SHS 0,8% lên 13.500 đồng; MBS 2,1% lên 9.900 đồng và S99 giữ sắc tím tại 19.300 đồng.
Khá nhiều mã giảm như NVB -1,1% xuống 8.900 đồng; CEO -2,5% xuống 7.800 đồng; TAR -1,4% xuống 20.900 đồng, và hàng loạt cổ phiếu đứng tham chiếu như HUT, PVS, SHB, ART, KLF, TVC...
Thanh khoản HUT dẫn đầu với hơn 2,93 triệu đơn vị. Nhóm các mã ACB, SHB, SHS, PVS, NVB có từ 2 triệu đến 2,75 triệu đơn vị.
Trên UpCoM, diễn biến tương tự, khi chỉ số UpCoM-Index đã từ từ hồi phục vào leo lên trên tham chiếu vào những phút cuối.
Mặc dù vậy, sắc đỏ lại chiếm đa số ở các mã lớn, thanh khoản tốt như BSR, G36 BVB, QNS, QTP, ACV, VGI, MPC...
Trong đó, BSR khớp lệnh cao nhất với hơn 5,24 triệu đơn vị, giảm 1,4% xuống 6.900 đồng.
Đóng cửa, UpCoM-Index tăng 0,07 điểm ( 0,13%), lên 57,36 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 16,1 triệu đơn vị, giá trị 183,16 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 3,06 triệu đơn vị, giá trị 32,7 tỷ đồng.
Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai đều tăng điểm, trong đó, VN30F2008 đáo hạn gần nhất tăng 1,07% lên 805 điểm, khớp hơn 155.000 đơn vị, khối lượng mở hơn 26.600 đơn vị.
Trên thị trường chứng quyền, mã CMBB2020 được giao dịch nhiều nhất khi có hơn 450.000 đơn vị khớp lệnh, và mã này giảm về 390 đồng/cq.
Tăng gấp 3 từ cuối tháng Tư, Tổng giám đốc Chứng khoán IB đăng ký mua thêm 4 triệu cổ phiếu Trên thị trường cổ phiếu VIX đang giao dịch quanh mức 12.500 đồng/cổ phiếu - cao nhất trong vòng nhiều năm trở lại đây. So với thời điểm chạm đáy hồi đầu tháng 4, cổ phiếu VIX đã tăng 181%, và tăng 146% so với thời điểm đầu năm 2020. Bà Nguyễn Thị Tuyết, Tổng giám đốc của CTCP Chứng khoán IB (mã...