Sau 14 ngày cách ly, liệu đã “sạch” virus gây dịch Covid-19?
Từ 10 – 12/3, gần 1.900 trường hợp phải cách ly phòng chống dịch virus corona (Covid-19, SARs-CoV-2) sẽ được Bộ Tư lệnh Thủ đô trả về địa phương vì đã hoàn thành 14 ngày cách ly theo quy định. Tuy nhiên, vẫn có lo lắng, liệu họ còn nguy cơ mang virus SARs-CoV-2?
Về điều này, ngày 10/3, PGS.TS Trần Đắc Phu – cố vấn Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho biết, việc cách ly là nhằm “khoanh vùng” các ca bệnh (nếu có) kịp thời, những hành khách nước ngoài đến hoặc người dân về Việt Nam.
Theo các nghiên cứu và các khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, virus corona (Covid-19, SARs-CoV-2) có thời gian ủ bệnh 14 ngày. Nếu mắc bệnh sẽ có các dấu hiệu ho, sốt, mỏi mệt, đau người, sổ mũi… Khi chưa phát bệnh, người khỏe mang virus vẫn có thể lây bệnh sang người khác. Do đó, việc cách ly là nhằm ngăn chặn virus lây lan sang cộng đồng. Nếu lây cũng chỉ trong phạm vi nhỏ, có thể dễ dàng khống chế.
Cách ly tại Trường Quân sự Sơn Tây (Hà Nội). Ảnh ANTĐ
Việc cách ly trước đây chỉ thực hiện với người từ Trung Quốc đến Việt Nam, còn hiện nay Việt Nam đã nâng mức cảnh báo với hầu hết các nước trên thế giới do dịch lây lan rất rộng. Người nhập cảnh vào Việt Nam thông qua sàng lọc, đo nhiệt độ, khai báo y tế, nếu cơ quan y tế nhận định người đó có nguy cơ mắc bệnh Covid-19 thì sẽ được đưa đi cách ly tập trung ngay lập tức.
Ngoài ra, nhóm đối tượng thứ 2 cần đưa đi tiếp xúc tập trung là người tiếp xúc trực tiếp ca bệnh dương tính (F1) cũng được chuyển cách ly tại các cơ sở y tế, bệnh viện… Những người này được cách ly theo nguyên tắc đưa đến bệnh viện gần nhất, tiện nhất.
Biện pháp cách ly tại nhà (nơi lưu trú) được áp dụng với những người F2 (tiếp xúc F1) và F3 (tiếp xúc F2). Những người cần phải cách ly tại nhà, nơi lưu trú trong 14 ngày kể từ khi tiếp xúc với nguồn bệnh.
“Như vậy, theo các nghiên cứu, sau khi cách ly 14 ngày, nếu như người bệnh không phát bệnh (ho sốt, mỏi mệt) được khẳng định là không mắc virus SARs-CoV-2, không mang mầm bệnh Covid-19. Họ hoàn toàn khỏe mạnh, đủ tiêu chuẩn hòa nhập công đồng, không có nguy cơ lây bệnh Covid-19 sang người khác. Họ có thể đi làm, sinh hoạt bình thường”, PGS Phu khẳng định.
Video đang HOT
Phân loại đối tượng cách ly y tế.
Về một số lo ngại của người dân nơi có người đi cách ly trở về, PGS Phu cho rằng, 14 ngày cách ly là thời gian an toàn và được xác nhận qua các nghiên cứu, các khuyến cáo của nhiều tổ chức trên thế giới, các nước hiện nay đều áp dụng thời gian cách ly 14 ngày. Do đó, người dân không nên kỳ thị với những người cách ly khi họ trở về nhà.
Còn những người bệnh sau khi đã điều trị khỏi bệnh, được xét nghiệm âm tính với SARs-CoV-2 đều có sức khỏe đảm bảo an toàn với cộng đồng. Những người có nguy cơ cao sau khi được xét nghiệm SARs-CoV-2 và cho kết quả âm tính cũng như vậy.
Mới đây, ngành y tế tiến hành xét nghiệm SARs-CoV-2 với các bệnh nhân bị mắc Covid-19 ở Vĩnh Phúc và đã khỏi bệnh, ra viện sau 2-3 lần xét nghiệm SARs-CoV-2 âm tính. Kết quả các bệnh nhân này đều âm tính với SARs-CoV-2 sau nhiều ngày xuất viện.
Tuy nhiên, PGS Phu cũng khuyến cáo thêm, những người đã hoàn thành thời gian cách ly cần tiếp tục theo dõi sức khỏe của mình, thực hiện các khuyến cáo phòng dịch bệnh Covid-19 của Bộ Y tế.
Một chuyên gia y tế khác cho biết, trước khi hết hạn cách ly, những cá nhân này đều được kiểm tra sức khỏe, được các bác sĩ khẳng định sức khỏe hoàn toàn bình thường mới được về nhà. “Đến thời điểm này, dù chưa có quy định về mẫu chứng nhận sức khỏe cho những người hết hạn cách ly trở về địa phương hoặc đảm bảo sức khỏe để tiếp tục đi làm, nhưng thực tế thời gian qua, tại các cơ sở thực hiện cách ly đã cấp giấy chứng nhận tình trạng sức khỏe cho những người sau khi hết hạn cách ly để họ làm việc hoặc về địa phương (nếu có nhu cầu)”, một chuyên gia Bộ Y tế nói.
Đối với những người cần cách ly tại nhà (F2, F3), ngành y tế khuyến cáo người dân nên sinh hoạt trong phòng riêng, hạn chế tối đa tiếp xúc với người thân, hoặc khi tiếp xúc cũng nên cách xa 2m. Không nên sinh hoạt chung, nên đo thân nhiệt một ngày ít nhất 2 lần, thông báo ngay cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi ngay khi có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc dịch bệnh Covid-19 như sốt, ho, khó thở.
Theo danviet.vn
Bệnh viện Đa khoa Sơn Tây (Hà Nội): Sẵn sàng 24/24 giờ ứng phó dịch Covid-19
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút corona gây ra (Covid-19), Bệnh viện Đa khoa Sơn Tây (BV) đã đẩy mạnh các giải pháp phòng chống dịch bệnh, thường xuyên cập nhật phác đồ điều trị, sẵn sàng tinh thần 24/24 giờ chống dịch Covid-19.
BV đã bố trí khu vực cách ly tiếp đón, khám và theo dõi sức khỏe cho người bệnh nghi nhiễm Covid-19. Ảnh: VL
Bác sĩ Nguyễn Như Quang, Phó Giám đốc BV cho biết, nhằm sẵn sàng cho công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, BV đã thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
BV đã tổ chức phân luồng bệnh nhân ngay từ khâu khám bệnh, khi bệnh nhân đến khám sẽ được sàng lọc ngay. Các bác sĩ sẽ tìm hiểu dịch tễ của bệnh nhân. Nếu có dấu hiệu sốt sẽ được khám sốt riêng và được đưa vào phòng cách ly.
"BV đã bố trí khu cách ly có biển báo, bố trí hợp lý, khép kín, theo nguyên tắc 1 chiều, hạn chế người ra, vào tiếp xúc bệnh nhân. BV đã sẵn sàng 5 giường bệnh để cách ly. Các khoa chuyên môn cũng sẵn sàng với tình huống ca bệnh tăng nhanh, có thể bố trí 20 giường cách ly. Đồng thời, bệnh viện đã tổ chức tập huấn và cập nhật phác đồ điều trị, sẵn sàng tiếp đón, khám, theo dõi sức khỏe cho các đối tượng nghi nhiễm dịch bệnh Covid-19", bác sĩ Quang chia sẻ.
Cũng theo bác sĩ Quang, BV cũng đã chủ động chuẩn bị nhân lực, phương tiện, vật tư tiêu hao, hóa chất và các phương án phù hợp để phát hiện và sẵn sàng ứng phó với từng giai đoạn của dịch bệnh. Các y, bác sĩ đảm bảo tinh thần chống dịch 24/24.
Không chỉ vậy, BV còn phối hợp với Trường Quân sự Sơn Tây - một trong các cơ sở tiếp nhận người cách ly của Bộ Tư lệnh Thủ đô phục vụ công tác theo dõi sức khỏe cho đối tượng thuộc diện cách ly. BV đã bố trí 2 tổ công tác gồm 2 bác sĩ, 6 điều dưỡng, 2 lái xe thực hiện nhiệm vụ trong khu cách ly Trường Quân sự Sơn Tây từ cuối tháng 2/2020.
BV đã bố trí hai tổ công tác gồm 2 bác sĩ, 6 điều dưỡng, 2 lái xe thực hiện nhiệm vụ trong khu cách ly Trường Quân sự Sơn Tây. Ảnh: VL
Tại khu vực cách ly Trường Quân sự Sơn Tây, công việc của các y bác sĩ là theo dõi thân nhiệt, huyết áp của mọi người ngày 2 lần. Ngoài ra, các bệnh cơ bản đều được các bác sĩ khám, chữa bệnh, cho thuốc tại chỗ.
BV luôn nâng cao năng lực giám sát việc thực hiện bao vây, kiểm soát, cách ly và phòng ngừa lây nhiễm tại bệnh viện và cộng đồng; tuân thủ thực hành vệ sinh tay đúng thời điểm, đúng chỉ định, đúng quy định của nhân viên y tế và người bệnh; cô lập chất thải phát sinh từ người bệnh, xử lý đảm bảo an toàn, phòng tránh lây nhiễm; vệ sinh khử khuẩn buồng bệnh, trang thiết bị y tế phục vụ người bệnh đúng quy định; xử lý tử thi đúng quy trình.
BV cũng cung cấp đủ khẩu trang y tế cho nhân viên sử dụng trong quá trình khám và điều trị bệnh nhân, dự trù hóa chất, trang bị phương tiện phòng hộ cá nhân đúng, đủ, hợp lý cho nhân viên thực hiện, đảm bảo khu vực cách ly được vệ sinh khử khuẩn bề mặt, khử khuẩn không khí ngày 4 lần và khi cần.
Đặc biệt, BV luôn chú trọng công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong thực hành chuyên môn, nhân viên y tế đeo khẩu trang y tế và tăng cường tuân thủ thực hành vệ sinh tay theo quy trình vệ sinh tay thường quy; sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân đúng cách; thực hiện vệ sinh hô hấp và vệ sinh khi ho; hướng dẫn, giám sát người bệnh thực hiện.
Đồng thời, thực hiện phân loại khám sàng lọc người bệnh có triệu chứng nhiễm trùng hô hấp kèm theo sốt, những người bệnh ở vùng dịch vệ, những người tiếp xúc với người bệnh nhiễm dịch bệnh Covid-19 đến khám.
Nhân viên y tế thực hiện quá trình lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển bệnh phẩm theo quy định; đồ vải phát sinh từ khu vực cách ly được cô lập và thu gom riêng vào thùng kín có nắp đậy chuyển về Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn xử lý theo quy trình xử lý đồ vải có nguy cơ lây nhiễm cao; mọi chất thải phát sinh từ buồng cách ly cần cô lập ngay, thu gom vào thùng đựng chất thải nguy hại lây nhiễm, buộc kín túi khử trùng trước khi thu gom; nhân viên vệ sinh môi trường thực hiện vệ sinh bề mặt buồng bệnh bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B theo nguyên tắc một chiều, từ nơi có nguy cơ thấp đến nơi có nguy cơ cao. Sử dụng dụng cụ, phương tiện vệ sinh riêng cho khu vực cách ly...
BV tăng cường công tác tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh cho bệnh nhân đến khám. Ảnh: VL
Cùng với công tác chuyên môn, BV cũng đã tăng cường các hoạt động truyền thông đến người bệnh và người nhà bệnh nhân. Thường xuyên cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống trên website của BV; nhân viên công tác xã hội, mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn tổ chức tư vấn, tuyên truyền, hướng dẫn các nội dung như vệ sinh bàn tay, vệ sinh hô hấp, vệ sinh môi trường, vệ sinh ăn uống tới người bệnh, người nhà người bệnh, nhân viên y tế thông qua các buổi giao ban khoa, các buổi sinh hoạt hội đồng người bệnh cấp khoa...
Để công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 được triển khai quyết liệt và hiệu quả, BV đã tích cực kiểm tra, đôn đốc nhân viên mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn triển khai thực hiện các nội dung về kiểm soát nhiễm khuẩn tại các khoa có khám sàng lọc và điều trị người bệnh nghi ngờ, nhiễm dịch bệnh Covid-19; nhân viên màng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc tuân thủ thực hành của nhân viên y tế, nhân viên vệ sinh tại khoa phụ trách, đặc biệt tại các khoa có phòng cách ly người bệnh bao gồm Khoa Khám bệnh, Khoa Truyền nhiễm nhằm thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân.
Lê Phương
Theo thanhtra.com
Ngày bận rộn của các bác sĩ sống trong khu cách ly Sơn Tây Hai tổ công tác gồm 2 bác sĩ, 6 điều dưỡng, 2 lái xe của Bệnh viện Đa khoa Sơn Tây đã thực hiện nhiệm vụ trong khu cách ly Trường quân sự Sơn Tây từ cuối tháng 2/2020. Ngoài công tác phòng chống dịch, các bệnh thông thường đều được các bác sĩ khám, cho thuốc tại chỗ. Trường Quân sự Sơn...