Sau 14 năm, con tôi không chấp nhận bố đẻ
Suốt 14 năm dài đằng đẵng, tôi đã âm thầm một mình đi khắp nơi loan tin tìm bố về cho lũ trẻ, vậy mà khi anh ấy trở, về các con tôi lại không thể nào chấp nhận.
Tôi năm nay đã 48 tuổi, tôi và anh ấy cưới nhau ở tuổi 18, hiện tại chúng tôi đã có với nhau 3 người con: 2 gái, 1 trai. Đứa con gái lớn của tôi hiện tại đã có gia đình riêng, đứa thứ 2 đang theo học ở một trường đại học và đứa con trai út đang học lớp 12.
Từ nhỏ, 3 chị em chúng lớn lên thiếu vắng tình cảm của cha, thậm chí hỏi tên, mặt mũi cha thế nào chúng cũng không hề hay biết. Chúng lớn lên trong vòng tay yêu thương của người mẹ và bà nội già yếu.
Trước đây, gia đình tôi rất cám cảnh, chỉ có một túp lều tranh dựng tạm bên bìa rừng để lấy chỗ che mưa che nắng. Chúng tôi làm lụng vất vả chẳng đủ ăn, đã vậy 2 cô con gái thì đau ốm triền miên tới nỗi không có đủ tiền mua thuốc. Thấy gia cảnh túng thiếu trăm bề, chồng tôi mới bàn với cả nhà vào Nam làm ăn một chuyến để kiếm tiền nuôi vợ con.
Lúc đó tôi đang mang bầu đứa thứ 3, thương chồng thương con, tôi và mẹ chồng cũng đành cắn răng để anh ấy đi. Ngày anh ấy lên đường, tôi vay nóng hàng xóm được mấy trăm ngàn để lo chuyện tàu xe, tiền thuê trọ cho chồng. Tiễn chồng lên tàu vào Nam, lòng tôi cảm thấy dằn vặt như mất đi một thứ gì đó không thể lấy lại được nữa.
Thời gian thấm thoát trôi đi, anh ấy vào Nam đi làm công nhân ở đồn điền cao su, mỗi tháng chắt chiu cũng gửi về được hơn 1 triệu. Ngày đó chưa có điện thoại di động nên chúng tôi chủ yếu viết thư cho nhau.
Đọc những lá thư anh viết, tôi và các con rất cảm động vì tình cảm của anh dành cho tôi, cho các con và cho cả gia đình nhỏ bé này. Tôi thật sự rất hạnh phúc khi tháng nào cũng đều đặn nhận thư anh.
Một thời gian sau, những lá thư tâm sự của 2 vợ chồng ngày càng thưa dần. Hàng tháng anh vẫn gửi tiền lương về cho mẹ con tôi. Tôi và các con nhớ anh nên tuần nào cũng gửi thư vào Nam cho anh, vậy mà anh cũng không hồi âm lại.
Suốt 3 năm vào Nam, không năm nào anh về ăn Tết với gia đình và chúng tôi cũng không nhận được bất kỳ một thông tin gì của anh nữa. Những lá thư tôi gửi anh đều bị trả lại vì không đúng địa chỉ. Ngay cả tiền lương của anh cũng không gửi về nữa.
Thời gian không có anh, 4 mẹ con tôi vẫn sống côi cút bên nhau. Tôi cố gắng đi làm thuê cuốc mướn để nuôi 3 đứa con ăn học tử tế. Thiên hạ nhiều người độc miệng chọc ngoáy mấy đứa con tôi không có bố khiến tôi vô cùng đau đớn.
Tôi không thể hàn gắn được mối quan hệ giữa chồng và các con (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Tôi không bao giờ kể cho các con nghe về quá khứ người bố và có lẽ cũng vì thế mà trong thâm tâm tụi nhỏ, anh ấy đã không còn là thành viên của gia đình này nữa. Chẳng biết tự bao giờ mà tụi trẻ tỏ ra hận bố, mỗi lần tôi nhắc tới anh, chúng lại giận dữ: chúng con không có bố.
Không biết tình cảm của anh ấy đối với tôi như thế nào nhưng với tôi, anh ấy là tất cả, vì thế bằng mọi giá tôi quyết tâm đi tìm anh để cho “vợ có chồng, con có bố”.
Không muốn các con phải bận tâm, tôi âm thầm nhờ người dò la tin tức của chồng. Suốt 10 năm lận đận ngược xuôi vào Nam ra Bắc, thậm chí sang cả Campuchia tôi cũng đi, miễn là tìm được chồng. Bất kể có tin tức của chồng ở đâu, tôi đều thu xếp đến đó.
Tôi lấy cớ xa các con vào Nam làm ăn để có thời gian tìm chồng. Suốt 8 năm lặn lội tìm chồng tứ phương đều không có kết quả gì. Tôi thất vọng và muốn buông xuôi tất cả… Nhiều người khuyên tôi không nên đi tìm kiếm nữa và đoán rằng, chắc anh đã có gia đình mới.
Trong lúc tuyệt vọng nhất thì tôi nhận được một thông tin từ người chị ruột rằng, chồng tôi vẫn còn sống. Tôi vội bắt xe đến đó ngay thì người chồng năm xưa của tôi quả nhiên vẫn còn sống nhưng thật trớ trêu thay, anh ấy không thể về được nữa vì đã có gia đình mới.
Tôi hỏi mọi chuyện trước đây, anh đều lắc đầu. Mọi người bảo anh ấy ăn phải bùa mê thuốc lú nên không còn nhớ tôi, nhớ các con và nhớ chuyện gia đình nữa. Tôi thất vọng tràn trề, người tôi mỏi rũ tưởng chừng không thể lê nổi bước chân về nhà.
Trước khi trở về Bắc, tôi đã gửi lại cho anh những lá thư năm xưa, gửi lại địa chỉ nhà với hy vọng một ngày nào đó, anh sẽ nhớ và tìm về với mẹ con tôi.
Tôi giấu bặt chuyện gặp chồng nên ngay cả mẹ chồng và các con cũng không biết. Tôi cũng không dám mơ đến một ngày nào đó, anh sẽ về đoàn tụ với gia đình.
Thế rồi, chuyện thật tưởng như mơ, hôm ấy là ngày ông Táo về trời nên tôi đưa mẹ chồng đi sắm Tết. Về đến cổng, tôi thấy nhà tôi đông nghịt người, linh tính có chuyện chẳng lành khiến tim tôi như muốn chạy ra khỏi lồng ngực. Và tôi đã sững sờ khi nghe mọi người báo rằng, chồng tôi đã về.
Tôi vội để đồ ngoài cổng chạy vào nhà, đúng là người chồng của tôi. Anh ấy đen đúa, già đi rất nhiều nhưng may mắn vẫn còn nhận ra tôi và các con. Tôi mừng rỡ nhưng vẫn chưa dám tin vào sự thật này, tôi vội chạy vào buồng khóc trong sự mừng tủi.
Còn các con tôi đứa nào cũng không tin người đàn ông kia chính là bố mình, chúng nó chạy lên đồi, ra đồng để trốn tránh. Người làng mừng rỡ thay cho mẹ con tôi, ai cũng xúc động không cầm nổi nước mắt.
Cũng từ ngày anh ấy trở về, chúng tôi không thể gần gũi nhau như trước được nữa. Bởi 14 năm qua có biết bao nhiêu chuyện xảy ra giữa tôi và anh, tôi không tin nổi và cũng chưa thể chấp nhận anh được. Tất nhiên còn nhiều chuyện anh còn giấu tôi, nhưng tôi cũng không tra khảo.
Từ ngày anh trở về, anh xốc vác mọi việc để bù đắp những thiếu thốn trước đây cho mẹ con tôi. Thế nhưng tụi nhỏ vẫn không tài nào chấp nhận bố nó. Bữa cơm nào anh cũng phải ăn một mình vì tụi trẻ không ngồi ăn cùng, ngay cả khi ngủ anh cũng xuống nhà bêp ngủ một mình.
Thời gian trôi đi, tôi cũng đủ tin và hàn gắn lại tình cảm xa cách của hai vợ chồng. Thế nhưng con tôi không đứa nào coi anh là bố đẻ ra mình.
Thực sự tôi cảm thấy rất éo le, khó xử để anh và các con hòa hợp với nhau như biết bao gia đình khác.
Theo 24h
Xin được đưa cháu bé 'có giòi' ở chùa Bồ Đề đi chữa bệnh
Bé Bông, đang sống trong chùa Bồ Đề, mắc phải bệnh ly thượng bì bóng nước, có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Nhóm thiện nguyện EB đã gửi đơn kêu cứu khẩn cấp.
Phát tâm cũng phải lén lút
Nhóm thiện nguyện EB, hoạt động với mục đích phi lợi nhuận, lập ra để giúp đỡ các bé bị bệnh EB (ly thượng bì bóng nước) phát hiện ra bé Tâm Anh (tên thường gọi là Bông) từ những ngày đầu năm 2012 ở chùa Bồ Đề khi bé được khoảng 20 ngày tuổi.
Đứng đơn đại diện nhóm thiện nguyện EB - chị Bùi Thùy Linh cho biết: "Chúng tôi đã lôi con ra từ gầm cầu thang. Con bị đặt ở đấy, đợi chết, chắc vì ai cũng nghĩ con sẽ không sống nổi nữa. Chúng tôi đã tự tay tắm rửa cho con, nhặt gắp từng con giòi trắng li ti khỏi các vết thương bốc mùi trên cơ thể con, mang con đi khắp các viện Đức Giang, Xanh Pôn, Nhi TW, Da Liễu xin cứu chữa. Chắc chắn, không viện nào là không lưu hồ sơ của con.
Sau đó, chúng tôi đã phải thuê hẳn một người để trông con với mức thù lao 4 triệu đồng/tháng chỉ để trông con ở trong chùa. Hàng ngày chúng tôi đều phải cử người sang thay băng, bôi thuốc cho con bất kể mưa hay nắng. Và kết quả của sự nỗ lực suốt chừng ấy thời gian của chúng tôi, đó là Tâm Anh đã trở về từ chỗ chết. Nói không quá lời, việc con sống tới bây giờ đúng là kỳ tích, vì suốt thời gian đưa con đi viện, tuy không nói ra nhưng ai cũng e ngại con chẳng sống được bao lâu".
Theo lời chị Linh, việc chăm bẵm thuốc thang cho Tâm Anh tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc. Chi phí chữa trị cho bé Bông đã lên đến vài trăm triệu. Tuy nhiên, xã hội đã không quay lưng với bé nên Bông đã được cứu sống từ chính những con người giàu nhân nghĩa.
Trong đơn, nhóm thiện nguyện cũng cho biết, trong thời gian nhận được nhiều sự giúp đỡ về tinh thần cũng như vật chất, có những thông tin thất thiệt về việc làm của nhóm này.
"Thông tin cho rằng, chúng tôi có trong tay tới hàng *** triệu đồng (nhóm thiện nguyện giấu con số bị nghi vấn) xin được của diễn đàn Trái Tim Nhân Ái, chúng tôi cần phải nộp lại cho nhà chùa... Việc này đã làm ảnh hưởng đến uy tín của chúng tôi, và tồi tệ hơn là nó đã hoàn toàn sai sự thật", chị Bùi Thùy Linh khẳng định.
Hiện nay, Tâm Anh đang trong tình trạng sức khỏe rất nguy cấp. Ảnh do nhóm thiện nguyện cung cấp.
Nói tiếp về trường hợp cháu Bông, nhóm thiện nguyện cho biết, trẻ bị mắc bệnh EB mà không được hỗ trợ thuốc thang băng gạc, thì các gia đình nghèo thậm chí sẽ phải bán đi tới viên gạch cuối cùng, hoặc chấp nhận để các con ra đi sớm.
Tuy nhiên, chính thông tin nhóm nhận được nhiều tiền tài trợ đã gây ra những hiểu lầm và mâu thuẫn với "người trong chùa" và một số thành viên đã bị nhà chùa "cấm không cho vào chăm sóc cháu Bông".
"Trước tình hình sức khỏe của con, chúng tôi không thể khoanh tay đứng nhìn nên đã trải qua khoảng thời gian vô cùng vất vả, lén lút đêm hôm vào thăm con, mang cho con túi bỉm, hộp sữa, băng gạc... và ai cũng tâm niệm rằng không thể bỏ mặc con", đại diện nhóm thiện nguyện cho biết.
Cầu xin được đưa cháu bé đi chữa bệnh
"Bệnh của con là loại bệnh hiếm và nguy hiểm, chúng tôi cần con có chế độ chăm sóc đặc biệt, chính bởi thế, cũng đã có lần có thành viên trong nhóm ngỏ ý xin Tâm Anh (Bông) về nuôi nhưng bị từ chối. Chúng tôi rất lo lắng khi hiện nay con vẫn ở trong môi trường thiếu thốn đủ thứ, mùa đông thì lạnh lẽo, mùa hè thì nóng bức, hoàn cảnh sống rất mất vệ sinh", chị Linh thông tin.
Theo quan sát của nhóm thiện nguyện, tình trạng của bé Bông hiện nay rất nguy cấp. Bông gầy gò ốm yếu. Trong khi đó, sau khi có thông tin về vụ mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề, nhóm cho biết đã không thể vào chùa thay băng cho cháu bé do gặp sự cản trở của Ban quản lý khu nhà Mở và điều này có thể làm ảnh hưởng tới tính mạng của Tâm Anh.
"Tâm Anh thiệt thòi hơn các bé khác vì con là trẻ mồ côi, lại sống trong môi trường phức tạp, nếu không được ăn uống đủ dinh dưỡng, không được bế ẵm nhẹ nhàng, không được tắm rửa sạch sẽ, không được thuốc thang đầy đủ, chúng tôi quan ngại, liệu con có thể cầm cự đến bao giờ?", nhóm thiện nguyện lo lắng.
Trước tình hình này, chị Bùi Thùy Linh đại diện nhóm thiện nguyện EB tha thiết thể hiện mong muốn được đưa cháu bé vào bệnh viện Nhi Trung ương để điều trị. Và chị này cũng khẳng định, nhóm thiện nguyện sẽ đứng ra nhận trách nhiệm chăm sóc, bảo hộ và chi trả viện phí trong suốt thời gian bé Tâm Anh nằm viện.
Theo Báo Tri thức trực tuyến
Kinh hãi đầu lìa khỏi cổ, môi vẫn... mấp máy cầu nguyện Bị chặt đầu bằng gươm, hoàng hậu Anh Anne Boleyn đã khiến những người chứng kiến "hồn xiêu phách lạc" khi miệng của bà vẫn cử động cầu nguyện. Do đầu lìa khỏi cổ nhưng môi của hoàng hậu Anne Boleyn vẫn mấp máy, có phản ứng kỳ lạ khiến các nhà khoa học thời đó không khỏi bất ngờ và quyết tâm...