Sau 10 năm, em trai ở nước ngoài bất ngờ trở về khiến đời tôi điêu đứng
Tôi tưởng rằng, sau bao năm xa cách, chúng tôi sẽ có cuộc gặp gỡ vui vẻ nhưng thực tế không phải như vậy.
Tôi và em trai lớn lên trong căn nhà cũ kỹ mà cha mẹ để lại. Khi trưởng thành, em trai tôi ra nước ngoài lập nghiệp và hẹn rằng, tôi cứ quản lý mảnh đất của gia đình.
“Anh dùng đất đi, em ở nước ngoài không cần đâu. Em ổn mà, không cần lo cho em”, đó là lời dặn dò đầy tin tưởng của em trai tôi trước khi rời quê hương.
Tôi ở nhà toàn tâm toàn ý chăm sóc nhà cửa, bố mẹ suốt nhiều năm. Khi vợ chồng tôi tiết kiệm đủ tiề.n, chúng tôi quyết định xây nhà trên mảnh đất ấy. Tôi vay thêm họ hàng và ngân hàng để xây biệt thự to rộng, khang trang. Tôi nghĩ rằng, xây nhà là việc cả đời nên muốn làm tốt nhất trong khả năng.
Cuộc sống của gia đình tôi tưởng chừng êm đềm, cho đến ngày em trai tôi bất ngờ trở về sau hơn 10 năm xa cách. Vừa gặp nhau, tôi chưa kịp vui mừng, em trai đã buông lời: “Anh xây hết đất thì phần của em đâu? Anh phải trả em tiề.n đất, ít nhất là 2 tỷ đồng”.
Tôi đau khổ khi lần hội ngộ với em trai lại rơi vào tình thế khó xử và đau lòng (Ảnh minh họa: istock).
Tôi sững người. Bao nhiêu năm qua, tôi luôn nghĩ mảnh đất này đã được thỏa thuận từ trước, rằng tôi sẽ sử dụng nó vì em không cần. Nhưng giờ đây, em trai tôi có cuộc sống sung túc ở nước ngoài, lại đòi hỏi quyền lợi từ chính mảnh đất mà tôi đã xây dựng cả cơ ngơi của gia đình.
Nhà đã xây kiên cố, không thể phá dỡ. Số tiề.n 2 tỷ đồng mà em trai yêu cầu, tôi cũng không có khả năng chi trả. Tôi giải thích, cầu xin sự thông cảm, nhưng em tôi không muốn nghe.
Điều đau lòng hơn cả là tình nghĩa anh em giờ đây trở nên xa lạ. Chúng tôi đều ở tuổ.i trung niên, bố mẹ không còn nữa. Nhà chỉ có hai anh em nên sự việc khiến tôi vô cùng xó.t x.a. Chúng tôi tranh cãi, lời qua tiếng lại và dần dần, sự oán giận thay thế cho tình thân.
Video đang HOT
Câu chuyện hai anh em tôi trở thành chủ đề bàn tán trong họ hàng và làng xóm. Những ý kiến trái chiều nảy sinh. Một số người trách tôi xây hết đất mà không nghĩ đến em trai. Dù em ở nước ngoài, phần đất vẫn là của em, sao không giữ lại một phần?
Người khác lại lên tiếng bênh vực em trai tôi giàu có, còn về đòi đất với anh trai. Chẳng lẽ tiề.n bạc lại quan trọng hơn tình thân?
Tôi không biết phải làm sao. Tôi không cố ý chiếm đất của em nhưng cũng không ngờ rằng, lòng tin tưởng ngày nào lại trở thành gánh nặng như hôm nay.
Tôi nhận ra, tài sản, dù ít hay nhiều, đều có thể trở thành mầm mống của mâu thuẫn nếu không có sự thỏa thuận rõ ràng. Tôi đã không yêu cầu em trai lập văn bản xác nhận lời hẹn ngày xưa. Lòng tin giữa anh em ruột thịt là quan trọng. Nhưng trong chuyện tài sản, mọi thứ cần minh bạch để tránh những hiểu lầm sau này.
Tôi thấy em trai tôi cũng có lỗi sai. Thay vì giải quyết mọi chuyện bằng sự thông cảm và thấu hiểu, em tôi lại chọn cách đòi hỏi gay gắt, đẩy mối quan hệ anh em vào bế tắc.
Hiện tại, tôi không biết phải làm gì để giải quyết mâu thuẫn này. Một phần muốn trả tiề.n cho em để giữ hòa khí, nhưng điều kiện kinh tế không cho phép. Một phần tôi lại tự hỏi: Liệu trả tiề.n rồi, tình thân có được hàn gắn hay đã mãi mãi rạ.n nứ.t?
Có lẽ, câu chuyện của tôi không phải là duy nhất. Nhiều gia đình khác cũng từng rơi vào hoàn cảnh tương tự để rồi nhận ra rằng, tài sản có thể mất đi, nhưng tình nghĩa anh em nếu đã tan vỡ thì khó lòng cứu vãn.
Tôi chỉ hy vọng, qua bài học này, những ai đang đứng trước ngưỡng cửa của sự phân chia tài sản sẽ tìm được cách giải quyết thấu đáo, để tiề.n bạc không trở thành “vật cản” cho tình thân.
Bất chấp cảnh báo để cố sinh bằng được con trai, giờ đây khi hơn 70 tuổ.i, bố mẹ bắt 3 đứa con gái phải gánh vác trách nhiệm nuôi nấng em trai mắc hội chứng Down
Hành trình chăm sóc cho em trai quả thực không hề dễ dàng, đứ.a b.é sức đề kháng rất kém, ốm đau liên miên, các mốc phát triển đều chậm chạp hơn rất nhiều.
Bố mẹ tôi không phải là những người phụ huynh quá mức nặng nề chuyện sinh được con trai hay con gái nhưng tận sâu thẳm trong lòng thì họ vẫn mong muốn có 1 cậu con trai. Nhà tôi có 3 chị em gái, bố mẹ nuôi nấng chúng tôi tử tế, đứa nào cũng học hành đầy đủ, tuy bố mẹ không thể hiện tình cảm nhiều nhưng cả 3 đứa chúng tôi cũng chưa từng phải chịu thiệt thòi gì.
Cả 3 chị em tôi đều hơi khó gần bố mẹ, không đứa nào có vấn đề khúc mắc gì với bố mẹ hết nhưng lại không thể có mối quan hệ thân thiết, tự nhiên như những gia đình khác. Không hiểu vì sao nhưng trong tiềm thức của cả 3 đứa đều luôn cảm thấy như mình thật có lỗi khi sinh ra không phải là 1 đấng nam nhi.
Từ khi những người chị của tôi rồi đến tôi lần lượt ra đời, lòng mong ước có một người con trai trong gia đình cứ thầm lặng trong tim bố mẹ. Đối với họ, con trai không chỉ là niềm tự hào mà còn là chỗ dựa vững chắc cho gia đình sau này. Thế nhưng con cái là lộc trời cho mà, đâu phải cứ muốn mà được đâu.
Thời gian trôi qua, khi mẹ tôi bước vào độ tuổ.i 48, hy vọng về việc có 1 cậu con trai dường như chỉ còn lại là ước vọng xa vời, nhưng rồi, một tin vui bất ngờ đến, mẹ tôi đã mang thai. Đó là một quyết định mà với nhiều người có thể nói là liều lĩnh, bởi ở độ tuổ.i đó, việc mang thai và sinh nở là một thách thức lớn, cả về mặt sức khỏe lẫn tinh thần.
Tuy nhiên, niềm vui đến chưa đầy 3 tháng thì cũng là lúc mẹ tôi phát hiện ra độ mờ da gáy của thai nhi quá cao. Bác sĩ đã yêu cầu làm rất nhiều xét nghiệm sàng lọc, thậm chí là chọc ối nhưng nguy cơ mắc hội chứng Down của em bé là rất cao.
Tất cả mọi người đều khuyên can, từ người thân trong gia đình đến các bác sĩ. Các xét nghiệm sàng lọc trước sinh đều chỉ ra những nguy cơ cao, việc đứ.a b.é có khả năng bị mắc hội chứng này là gần như chắc chắn. Thế nhưng bố mẹ tôi đã quyết định, họ sẽ tiếp tục hành trình này, bất kể hậu quả.
Cho đến các tháng cuối thai kỳ, hình ảnh siêu âm gần như đã chắc chắn hình thái bất thường và đặc trưng của em bé, nhưng đã đi đến đây thì bố mẹ tôi không thể dừng lại được vì thai nhi đã quá lớn rồi.
Ngày em trai tôi chào đời là một ngày không thể nào quên. Vui mừng lẫn lo lắng xen lẫn trong ánh mắt của cha mẹ. Nhưng cũng từ đó, một hành trình mới của gia đình tôi bắt đầu. Em bé mắc hội chứng Down, một thực tế mà tất cả chúng tôi đã chuẩn bị tinh thần từ lâu.
Hành trình chăm sóc cho em trai quả thực không hề dễ dàng, đứ.a b.é sức đề kháng rất kém, ốm đau liên miên, các mốc phát triển đều chậm chạp hơn rất nhiều. Lớn hơn 1 chút, thì thằng bé bớt ốm đau nhưng lại bắt đầu hành trình mới, hành trình chẳng bao giờ có điểm kết.
Theo thời gian thì 3 chị em chúng tôi đều đi lấy chồng hết, khi bước chân đi lấy chồng thì cả 3 đứa chúng tôi đều không nhận bất kỳ của hồi môn nào của bố mẹ, chúng tôi hiểu rằng việc nuôi em trai mình sẽ rất vất vả với bố mẹ. Con gái đi lấy chồng rồi thì kiến giả nhất phận, chẳng thể giúp đỡ được bố mẹ nhiều hơn.
Giờ đây, cha mẹ tôi đã ngoài 70, sức khỏe đã không còn như xưa, cũng không còn sức lao động nữa mà việc nuôi con trai lại vẫn cứ là gánh nặng không thể có hồi kết. Em trai tôi, với tuổ.i đời mới chỉ hơn 20, không thể tự chăm sóc bản thân, không thể tự kiếm sống sinh tồn, gánh nặng này đặt lên vai 2 ông bà già đã ở cái tuổ.i xưa nay hiếm. Cuộc sống của em luôn cần có sự giúp đỡ và chăm sóc đặc biệt, lúc này bố mẹ tôi bắt đầu lo lắng rằng nếu mình qua đời thì cậu con trai này sẽ sống như thế nào đây?
Và ngày đó đã đến, bố mẹ gọi 3 đứa con gái chúng tôi về, thậm chí gọi cả con rể để yêu cầu chúng tôi phải có trách nhiệm nuôi nấng, chăm sóc em trai. Chồng của chị cả là người đầu tiên thẳng thừng từ chối.
Nói đúng ra thì chúng tôi ai cũng phải lo cho nhà chồng, ngay như nhà chồng tôi cũng có mẹ chồng đang đau ốm triền miên cần phải chăm sóc. Trừ khi chúng tôi quyết tâm b.ỏ chồn.g chứ có mấy người đàn ông chấp nhận việc phải nuôi em vợ cả đời đâu. Cái này tôi và các chị đều hiểu cho các ông chồng nhà mình.
Chính bản thân 3 đứa chúng tôi cũng đủ thứ gánh nặng đặt lên vai, chúng tôi cũng còn con còn cái, cũng phải sống cuộc đời của mình. Vì sao bây giờ chúng tôi phải gánh vác hậu quả của sự lựa chọn cố chấp của bố mẹ mình ở quá khứ?
Mỗi chúng tôi đều có những lo lắng về tương lai, chăm sóc 1 người mắc hội chứng Down không hề đơn giản và làm thế nào để không ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình mình?
Thứ chúng tôi có thể hỗ trợ bố mẹ chỉ là về 1 phần nào về mặt tài chính, chúng tôi đã chấp nhận không nhận bất kỳ tài sản nào của bố mẹ vì biết rằng bố mẹ còn phải lo cho em trai rất nhiều, nhưng bảo chúng tôi phải có trách nhiệm nuôi nấng thằng bé suốt phần đời còn lại thì chúng tôi không đủ bao dung...
Có thể bố mẹ cho rằng chúng tôi ích kỷ, má.u lạn.h nhưng chúng tôi cũng phải sống cuộc đời của mình và chịu trách nhiệm với những quyết định của bản thân. Chẳng phải quá bất công khi bắt chúng tôi phải gánh vác gánh nặng từ sự lựa chọn sai lầm của người khác sao?
U50 không cho em trai mượn sổ đỏ để vay tiề.n liền bị em bêu riếu khắp nơi, cay đắng nhận ra một điều đắt giá Gánh nặng của gia đình không phải là con cái mà lại chính là người em trai sống ngay bên cạnh. Đúng là cuộc đời thật tréo ngoe. Tôi năm nay đã gần 50 tuổ.i. Công việc của vợ chồng tôi ổn định, thu nhập khá, nhà cửa đâu ra đó và có xe riêng, các con đều đã lập gia đình cả...