Sau 1 tháng vật lộn nợ nần, Forever 21 chính thức nộp đơn xin phá sản
Sau hàng loạt tin đồn, cuối cùng tờ New York Times chính thức thông báo hãng Forever 21 đã nộp đơn xin phá sản vào ngày chủ nhật vừa qua.
Hãng sẽ đóng cửa 178 cửa hàng ở riêng đất Mỹ, và tổng 350 cửa hàng ở khắp nơi trên thế giới. Công ty sẽ ngừng hoạt động tại 40 quốc gia, bao gồm Canada và Nhật Bản, nhưng sẽ giữ lại trang web bán hàng online.
Phó chủ tịch điều hành của Forever 21, bà Linda Chang nói với NYT rằng muốn xử lý mọi việc một cách nhanh chóng để có thể quay lại làm những gì vợ chồng bà từng thật sự đam mê. Tờ L.A. Times từng nhận xét rằng Forever 21 đã mất đi “yếu tố tuyệt vời” trong thời trang vì những thiết kế quá tập trung vào việc mở rộng phạm vi hàng hóa.
Video đang HOT
Không những thế, các cửa hàng Forever 21 chủ yếu nằm trong trung tâm thương mại, nơi có ít người mua sắm. Trong khi năm 2018 – 2019 các hãng thời trang lớn nhỏ đều làm branding (thương hiệu) trên cộng đồng online, mạng xã hội, sàn thương mại điện tử, thì Forever 21 lại dậm chân tại chỗ.
Cuối tháng 8 vừa qua, tờ Bloomberg đã đưa ra dự đoán về tình hình tài chính của Forever 21. Công ty kiếm được khoảng 3 tỷ đô la mỗi năm doanh thu đang phải vật lộn để trả tiền cho các nhà cung cấp, chủ nhà, đồng thời tìm cách “hồi sinh doanh nghiệp”.
Bằng cách nộp đơn xin phá sản, thương hiệu có thể đóng cửa các chi nhánh không đem lại lợi nhuận và tái cấp vốn cho doanh nghiệp.
Vậy là sau 1 tháng vật lộn với các khoản nợ, Forever 21 thật sự đã bước vào đường cùng.
Minh Minh
Theo saostar.vn
Forever 21 đứng trên bờ vực phá sản vì kinh doanh ế ẩm
Từng là một thương hiệu được giới trẻ yêu thích nhưng giờ Forever 21 lại đang đứng trên bờ vực phá sản.
Được thành lập từ năm 1984 và đã có tới hơn 800 cửa hàng ở khắp nước Mỹ, châu Âu, châu Á, châu Mỹ La Tinh và từng là một trong những thương hiệu được giới trẻ săn đón nhất nhưng theo tờ Bloomberg, Forever 21 đang chuẩn bị nộp đơn phá sản sau chuỗi ngày kinh doanh quá ế ẩm.
Được biết, họ đang thực hiện đàm phán về vấn đề tài chính đồng thời bàn bạc với các bên tư vấn để giúp tái cấu trúc nợ. Tuy phía Forever 21 vẫn chưa đưa ra bất kì bình luận nào nhưng theo giới thạo tin, việc nộp đơn phá sản sẽ giúp hãng "khai tử" những cửa hàng không đem lại lợi nhuận và giúp tái cơ cấu lại nguồn vốn.
Trên thực tế, tuyên bố phá sản có thể xem là một giải pháp sống còn cho thương hiệu này nhưng ở khía cạnh khác, hành động đó sẽ gây ảnh hưởng đến các đơn vị sở hữu những trung tâm thương mại lớn như Simon Property và Brookfield Property Partners.
Bởi Forever 21 chính là một trong những khách hàng lớn đang thuê mặt bằng kinh doanh của họ, nhất là khi làn sóng phá sản vẫn đang tiếp diễn trong ngành bán lẻ. Chẳng hạn như với Simon Property thì Forever 21 chính là khách hàng lớn thứ 6 của họ với với 99 cửa hàng trải rộng trên diện tích gần 140.000 m2, tính tới ngày 31/3 năm nay.
Theo Trí thức trẻ
Forever 21: Từ 'giấc mơ Mỹ' đến biểu tượng thời trang sụp đổ Thương hiệu thời trang từng có lúc len lỏi vào tủ đồ của mọi cô gái Mỹ giờ đứng trước bờ vực phá sản. Forever 21 (F21) là một thương hiệu thời trang bán lẻ ra đời năm 1984, có trụ sở đặt tại Los Angeles, Mỹ. Nhà sáng lập của hãng là ông Do Won Chang, doanh nhân người Mỹ gốc Hàn....