Sau 1 đêm có thêm hơn 1.500 con trâu bò chết rét, xót xa có xã chết hàng trăm con, thiệt hại tiền tỷ
Theo báo cáo nhanh của Tổng cục Phòng chống thiên tai, tính đến 06h00 ngày 24/2, rét đậm, rét hại đã làm 4.427 con gia súc bị chết, trong đó có 3.794 con trâu, bò; 633 con gia súc khác.
Số trâu bò chết rét đã tăng tới 1.506 con chỉ sau 1 ngày, thiệt hại hàng tỷ đồng.
Sau 1 đêm có thêm hơn 1.500 con trâu bò chết rét, thiệt hại tiền tỷ
Bị thiệt hại nhiều nhất trong đợt rét đậm, rét hại lần này là tỉnh Sơn La, với 1.355 con trâu bò chết rét. Tiếp đó là Nghệ An 1.073 con; Cao Bằng 515 con; Lào Cai 307 con; Hoà Bình 264 con; Điện Biên 259 con…
Cá biệt, một số địa phương số lượng gia súc chết vì rét tăng rất nhanh chỉ sau 1-2 đêm. Theo báo cáo của Phòng NN&PTNT huyện Kỳ Sơn (Nghệ An), trong ngày 21/2 huyện có trên 50 con trâu bò bị chết do giá rét, thì ngày 23/2 đã tăng lên 261 con. Các xã bị thiệt hại nặng gồm Na Ngoi, Huồi Tụ, Chiêu Lưu, Tây Sơn, Phà Đánh…, với giá trị thiệt hại ước tính hàng tỷ đồng.
Nguyên nhân chính khiến trâu bò chết nhiều là do đói. Khi nhiệt độ xuống quá thấp kết hợp với trời mưa đã khiến cho trâu bò thả rông trong rừng bị đói rét.
Ông Lỳ Nỏ Pó, thôn Pà Khốm, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong (tỉnh Nghệ An) cho biết đã có 6 con bê, nghé chết vì rét. Nguồn: Đài TT-TH Quế Phong
Theo phản ánh của Đài TT-TH Quế Phong (Nghệ An), khảo sát nhanh của PV cho thấy tại một số xã vùng cao của huyện Quế Phong có tới hàng chục con trâu, bò chết vì rét đậm rét hại. Ngoài số gia súc chết rét, rất nhiều con trâu, bò, bê, nghé đang bị cước chân, ốm yếu không đi lại được vì rét.
Ông Lỳ Nỏ Pó, thôn Pà Khốm, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong (tỉnh Nghệ An) cho biết, gia đình ông đang chăn thả gần 100 con trâu, bò. Những ngày qua, do thời tiết rét đậm kéo dài nên nhà ông bị chết mất 6 con bê và nghé.
Tương tự, gia đình chị Lương Thị Đào ở bản Na Hốc, xã có 12 con bò thì chết mất 3 con. Chị cho biết: Mặc dù biết thời tiết lạnh giá có thể làm chết trâu bò, nhưng do số lượng nhiều nên không đưa hết về nhà được.
Ngay cả đưa hết về nhà thì cũng không đủ chỗ nuôi nhốt, cỏ không đủ ăn. Nhiệt độ về đêm ở vùng núi cao có lúc xuống tới 0 độ C nên trâu bò khó chống đỡ nổi.
Anh Vi Văn Điểm, Phó Chủ tịch UBND xã Nậm Nhóng, huyện Quế Phong cho biết: Nguyên nhân khiến nhiều trâu bò chết rét là do tập quán chăn nuôi của bà con, quen thả rông trong rừng. Người dân cũng chưa xây dựng hệ thống chuồng trại cạnh nhà cũng như tạo nguồn thức ăn cho trâu bò. Vì vậy những ngày mưa rét, việc đưa trâu bò về nhà gặp rất nhiều khó khăn.
Còn ông Xồng Bá Cha, Phó Chủ tịch UBND xã Tri Lễ (Quế Phong) cũng xác nhận, đến thời điểm hiện tại tổng số trâu bò, bê, nghé bị chết vì rét đã lên tới 211 con.
Video đang HOT
Đợt rét này số lượng bê nghé ở Kỳ Sơn chết khá nhiều. (Trong ảnh: Bê chết tại xã Huồi Tụ, Kỳ Sơn). Ảnh: CTV
Theo thống kê chưa đầy đủ, tính đến thời điểm này riêng huyện Quế Phong (Nghệ An) đã có hơn 600 con gia súc bị chết.
Còn tại Sơn La, theo thống kê chưa đầy đủ, trên địa bàn đã có tới 1.355 con gia súc bị chết rét, chủ yếu là các con bê, nghé và một số con gia súc già yếu.
Lý giải vì sao tỉnh Sơn La có số trâu bò chết rét la liệt, nhiều nhất cả nước, đại diện Cục Chăn nuôi cho biết, do Sơn La có số lượng đàn gia súc lớn nhất nhì cả nước, với tổng số hơn 1,3 triệu con. Tình trạng trâu, bò, ngựa chết xảy ra tập trung chủ yếu ở huyện Bắc Yên, Phù Yên, Mộc Châu, Vân Hồ, Sốp Cộp… Đây là những địa phương có nhiều xã vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa, nhiệt độ giảm rất thấp kèm theo mưa phùn, gió lạnh…
Tình trạng trâu, bò, ngựa chết thường xảy ra nhiều trong những ngày trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Do thời điểm này bà con tập trung chuẩn bị Tết nên thường có tâm lý chủ quan, lơ là việc chăm sóc, bảo vệ đàn gia súc.
Nhiều con trâu, bò bị chết cóng giữa thời tiết giá lạnh do thói quen chăn thả rông của bà con. Ảnh: FB Bùi Mạnh
“Mặc dù năm nào các cán bộ ngành nông nghiệp, cán bộ khuyến nông các địa phương cũng khuyến cáo bà con phòng chống rét từ sớm, liên tục đôn đốc, kiểm tra, nhưng quan trọng là người dân phải chủ động áp dụng các giải pháp bảo vệ tài sản của mình. Tài sản lớn như thế, bà con phải tự có ý thức giữ gìn đầu tiên” – đại diện Cục Chăn nuôi nói.
Trước tình hình thiệt hại còn tiếp diễn, Tổng cục Phòng chống thiên tai khuyến cáo các tỉnh/thành phố khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ cần tiếp tục triển khai các biện pháp ứng phó với rét đậm, rét hại theo văn bản số 90/VPTT ngày 16/02/2022.
Trong đó tập trung nội dung: Đảm bảo an toàn cho người, nhất là người già, trẻ nhỏ, học sinh nội trú, khách du lịch; tuyệt đối không dùng bếp than để sưởi ấm trong phòng kín tránh xảy ra những sự cố đáng tiếc.
Hướng dẫn các hộ chăn nuôi đảm bảo an toàn cho gia súc; tổ chức kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn người dân các biện pháp phòng, tránh; rà soát, xác định nguyên nhân dẫn đến thiệt hại lớn về gia súc.
Vị đại diện Cục Chăn nuôi lưu ý thêm, để bảo vệ đàn gia súc, hàng năm người chăn nuôi phải chuẩn bị đủ lượng thức ăn thô xanh, thức ăn tinh cho suốt mùa đông.
Trong những ngày nhiệt độ xuống thấp, bà con tuyệt đối không thả gia súc, gia cầm ra ngoài trời. Phải có các biện pháp che chắn chuồng trại, đốt lửa sưởi cho trâu bò. Công tác vệ sinh chuồng trại cần thực hiện thường xuyên, hàng ngày kiểm tra sức khoẻ đàn trâu, bò, lợn, gia cầm…
Bà con cần lưu ý, với con bò có thể nhốt liên tục hàng chục ngày trong chuồng không sao, nhưng với con trâu nếu nuôi nhốt lâu ngày có thể xảy ra hiện tượng cước chân. Do đó khi trời có nắng ấm, bà con có thể dắt trâu ra cho đi bộ vài vòng.
Gần 3.000 "đầu cơ nghiệp" chết thảm vì rét đậm rét hại, nông dân được hỗ trợ gì không?
Đợt rét đậm rét hại kéo dài tại miền Bắc vừa qua đã khiến gần 3.000 con gia súc bị chết rét, chủ yếu là trâu, bò, ngựa, dê...
Theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ, trâu bò chết rét có thể được xem xét hỗ trợ với mức lớn nhất là 10 triệu đồng/con.
Gần 3.000 trâu bò chết rét, nông dân được hỗ trợ gì không?
Theo Báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, rét đậm rét hại (tính đến 06h00 ngày 23/02) đã làm 2.921 con gia súc bị chết, tăng 1.562 con so với báo cáo ngày 21/2.
Trong đó, bị chết 2.461 con trâu, bò và 460 con gia súc khác. Bị thiệt hại nhiều nhất trong đợt rét đậm, rét hại này là Sơn La 1.009 con; Nghệ An 773 con; Hoà Bình 264 con; Điện Biên 163 con; Lạng Sơn 166 con; Lào Cai 139 con...
Anh Mùa A Của, xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La đau xót nhìn những con bê của gia đình chết vì thời tiết giá rét. Ảnh: Mùa Xuân.
Theo Cục Chăn nuôi, mặc dù số gia súc bị thiệt hại chủ yếu là bê, nghé, con non mới sinh hoặc trâu, bò già, gầy ốm, song đó cũng là tài sản lớn của bà con, nhất là đối với những hộ chăn nuôi ở vùng sâu, xa.
Do đó, bên cạnh việc khẩn trương triển khai phòng chống đói rét cho gia súc, việc rà soát, thống kê vật nuôi bị thiệt hại do rét gây ra nhằm sớm có giải pháp hỗ trợ cho người chăn nuôi bị thiệt hại khôi phục sản xuất cũng hết sức cấp thiết.
Trao đổi với PV Dân Việt, đại diện Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cho biết, nếu so với các năm trước, các địa phương chống rét rất tốt. Tuy nhiên đợt rét vừa qua kéo dài nhiều ngày, khiến nhiều con bê non, trâu bò già không trụ được. Bên cạnh đó, có thể do bà con chưa áp dụng đúng các biện pháp phòng chống rét cho đàn gia súc, vẫn thả rông trâu bò kiếm ăn khi nhiệt độ xuống thấp.
Nhiều hộ dân ở các xã vùng cao của huyện Bắc Yên thường chăn thả rông đàn gia súc nên khi trời chuyển rét đột ngột nhiều con trâu, bò... đã không chống chọi được với giá rét. Ảnh: Mùa Xuân.
Cũng theo đại diện Cục Chăn nuôi, căn cứ Nghị định 02/2017/NĐ-CP, đối với số gia súc, gia cầm bị chết rét, người chăn nuôi có thể được xem xét hỗ trợ thiệt hại khi đáp ứng tất cả các điều kiện:
Một là chăn nuôi không trái với quy hoạch, kế hoạch và hướng dẫn sản xuất nông nghiệp của chính quyền địa phương.
Hai là có đăng ký kê khai ban đầu và được UBND cấp xã xác nhận đối với chăn nuôi tập trung (trang trại, gia trại, tổ hợp tác, hợp tác xã) hoặc giấy chứng nhận kiểm dịch (nếu có). Các hộ chăn nuôi tập trung kê khai trong thời gian 15 ngày kể từ khi bắt đầu chăn nuôi. Trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được bản kê khai, UBND cấp xã có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận vào kê khai.
Ba là thiệt hại xảy ra khi đã thực hiện đầy đủ, kịp thời các biện pháp phòng ngừa, ứng phó với thiên tai theo sự hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương.
Bốn là về thời điểm xảy ra thiệt hại: Đối với thiên tai, trong thời gian xảy ra thiên tai trên địa bàn phải được Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn địa phương xác nhận.
Để con trâu không bị chết rét người dân xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên (Sơn La) đã nhóm lửa sưởi ấm, dự trữ thức ăn. Ảnh: Mùa Xuân.
Theo Nghị định 02, mức hỗ trợ đối với một số đối tượng gia súc bị thiệt hại do thiên tai (trong đó có thiệt hại do rét) như sau:
Trâu, bò thịt, ngựa đến 6 tháng tuổi, hỗ trợ 500.000 - 2.000.000 đồng/con; trên 6 tháng tuổi, hỗ trợ 2.100.000 - 6.000.000 đồng/con. Hươu, nai, cừu, dê hỗ trợ 1.000.000 - 2.500.000 đồng/con.
Bê cái hướng sữa đến 6 tháng tuổi, hỗ trợ 1.000.000 - 3.000.000 đồng/con; bò sữa trên 6 tháng tuổi, hỗ trợ 3.100.000 - 10.000.000 đồng/con.
Lợn đến 28 ngày tuổi, hỗ trợ 300.000 - 400.000 đồng/con; trên 28 ngày tuổi, hỗ trợ 450.000 - 1.000.000 đồng/con; lợn nái và lợn đực đang khai thác, hỗ trợ 2.000.000 đồng/con...
Để sớm được hỗ trợ thiệt hại, người chăn nuôi có gia súc bị thiệt hại, cần sớm khai báo đầy đủ số lượng gia súc, gia cầm, chuồng trại, vật tư chăn nuôi bị thiệt hại để báo chính quyền cơ sở nhằm để được hỗ trợ theo cơ chế, chính sách của Trung ương và địa phương.
Hồ sơ xin hỗ trợ gồm: Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại do thiên tai (theo mẫu); kèm theo Bản kê khai sản xuất ban đầu (theo mẫu); bảng thống kê thiệt hại do thiên tai có xác nhận của thôn, bản, khu dân cư.
Về nguyên tắc hỗ trợ, Nhà nước hỗ trợ một phần chi phí giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản hoặc một phần chi phí sản xuất ban đầu (không phải đền bù thiệt hại).
Ông Hoàng Nghĩa Hiếu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cho biết: Trước tình trạng hàng trăm con trâu bò của người dân bị chết vì rét đậm, rét hại, UBND tỉnh đã yêu cầu các ngành chức năng khẩn trương tuyên truyền cho người dân tăng cường phòng chống rét, bảo vệ đàn gia súc, gia cầm.
"Người dân nào bị ảnh hưởng, thiệt hại khi gia súc, gia cầm bị chết báo cáo kịp thời lên chính quyền địa phương để thống kê, sau đó tỉnh sẽ có phương án hỗ trợ" - ông Hiếu khẳng định.
Ông Hiếu cũng khuyến cáo người dân trong thời tiết khắc nghiệt này không nên thả rông trâu, bò. Nếu thả rông trâu bò mà bị chết thì không thuộc diện nằm trong chính sách hỗ trợ.
Phó Chủ tịch Nghệ An: Nông dân có trâu bò chết rét sẽ được hỗ trợ, trâu bò thả rông không thuộc diện này Do không khí lạnh tăng cường, trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Nghệ An xuất hiện rét đậm rét hại khiến hàng trăm con trâu bò của người dân bị chết rét. Trước tình hình trên, trao đổi với Dân Việt, lãnh đạo tỉnh Nghệ An khẳng định sẽ có chính sách hỗ trợ người dân kịp thời nhất. Sáng ngày...