Sau 1 cú gõ búa, người đàn ông phát hiện cả kho ‘vàng đen’ gây chấn động thế giới: Giá trị ước tính lên đến 340 nghìn tỷ đồng
Người đàn ông này đã được khen thưởng sau khi phát hiện ra kho báu khổng lồ.
Năm 1985, sau khi tốt nghiệp ĐH Địa chất Trường Xuân, Trung Quốc, Lưu Tịch Hữu được phân công về đội địa chất của tỉnh Hắc Long Giang. Từ đây, ông bắt đầu công việc chuyên tâm đi tìm các kho báu dưới lòng đất. Dù công việc vô cùng vất vả, thường xuyên phải xa nhà, thậm chí làm ở những môi trường khắc nghiệt ở sâu trong rừng song ông Lưu chưa bao giờ phàn nàn. Sở dĩ, người đàn ông có quyết tâm lớn như vậy là vì ngay từ khi bắt đầu công việc ông đã có tham vọng tìm được một mỏ khoáng sản khổng lồ cho quê hương.
Ảnh minh họa
Sau một thời gian làm việc, với những thành tích đạt được, ông Lưu được giao nhiệm vụ quan trọng là khai thác các mỏ vàng cho đất nước. Dưới sự lãnh đạo của người đàn ông này, toàn đội đã khám phá được gần như các mỏ vàng tại thành phố Song Nha Sơn, tỉnh Hắc Long Giang. Theo đó, 18 tấn vàng được tìm thấy, giúp làm giàu cho quê hương.
Trong những năm tiếp theo, Lưu Tịch Hữu quản lý hàng chục dự án khảo sát địa chất. Chỉ riêng tài nguyên khoáng sản do nhóm ông phát hiện đã mang về cho tỉnh Hắc Long Giang số tiền lên đến 10 triệu NDT.
Vào năm 2013, ông Lưu từ bỏ tìm kiếm các mỏ vàng. Thay vào đó, người đàn ông này tập trung sức lực tìm kiếm than chì – khoáng sản được dùng để sản xuất ra siêu vật liệu của tương lai, graphene.
Thực tế, kể từ khi 2 nhà khoa học, Andre Geim và Konstantin Novoselov, làm việc tại Đại học Manchester, Anh tách thành công graphene ra khỏi than chì, vật liệu này đã được sử dụng rộng rãi. Graphene là một kiểu tấm cấu tạo từ các nguyên tử cacbon liên kết với nhau theo kiểu hình lục giác tuần hoàn. Theo trang Howstuffworks, graphene cứng hơn thép 200 lần, nhẹ hơn giấy 1.000 lần, trong suốt 98% và dẫn điện tốt hơn bất kỳ vật liệu nào khác từng biết. Ngoài ra, chất liệu này có thể chuyển đổi ánh sáng ở bất kỳ bước sóng nào thành dòng điện.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, graphene còn được công nhận là linh hoạt hơn rất nhiều so với silicon. Tốt hơn silicon, độ linh hoạt cao trong khi còn bền hơn thép và dẫn nhiệt tốt, graphene hiện đang được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, từ công nghệ điện tử, máy tính cho đến năng lượng tái tạo và xử lý môi trường. Tuy nhiên, cũng vì những đặc tính hiếm có như vậy mà loạt vật chất này có giá thành sản xuất rất đắt đỏ.
Nắm bắt được điều này, ông Lưu đã sớm chuyển hướng, tập trung tìm kiếm than chì – loại vàng đen mới để sản xuất ra graphene. Để tìm được những mỏ than chì lớn cho quê hương, người đàn ông này đã bắt đầu công việc thăm dò kéo dài 4 năm.
Trên thực tế, ngay từ năm 2009, ông Lưu này đã tình cờ tìm thấy một vài mỏ than chì có trữ lượng nhỏ. Tuy nhiên, kết quả này không khiến ông cảm thấy hài lòng.
Đến năm 2017, nhằm quyết tâm tìm được mỏ than chì có trữ lượng lớn hơn, Lưu Tích Hữu đã nộp đơn xin kinh phí lên đến 4,83 triệu NDT. Với sự hỗ trợ của nguồn vốn này, ngay cuối năm đó, sau một cú gõ búa, nhóm của ông đã phát hiện ra một mỏ than chì ở tỉnh Hắc Long Giang khiến cả thế giới chấn động.
Ảnh minh họa
Sau khi các bộ phận liên quan đánh giá, người ta kết luận giá trị kinh tế tiềm năng của mỏ than chì này vượt mức 100 tỷ NDT (khoảng 340 nghìn tỷ đồng). Theo 163, phát hiện lớn này đã gây chấn động trong và ngoài nước. Bản thân Lưu Tích Hữu đã được chính quyền địa phương tặng thưởng nhằm ghi nhận đóng góp to lớn trên.
Loài 'lợn lai chồn' từng bị coi là quái vật, nay đổi đời vì toàn thân là 'mỏ vàng'
Dù có hình dáng kỳ dị, mùi hôi khó chịu song toàn thân của loài này đều có giá trị kinh tế cao.
Ở khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ nước ta, lửng lợn (Arctonyx collaris) là một trong những loài động vật có hình dạng kỳ dị bậc nhất trong họ nhà Chồn. Chúng có mũi heo, cơ thể giống chồn và khá "nặng mùi" giống như chồn hôi.
Ngoài Việt Nam, loài động vật "dị dạng" này còn xuất hiện ở một số nước khác như Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar... Chúng có thể sống ở độ cao lên tới 2.300 mét, thường là trong rừng, trên núi hoặc gần khu đất nông nghiệp của con người.
Loài hung hãn, từng một thời bị coi là "quái vật"
Lửng lợn là loài động vật ăn đêm và ăn tạp. Chúng thường ra ngoài kiếm ăn vào lúc hoàng hôn, thức ăn của chúng là các động vật thủy sinh, côn trùng hoặc trái cây.
Loài này không chỉ có sức tàn phá cực lớn mà chúng còn cực kỳ hung dữ, thậm chí đôi khi còn có thể tấn công con người. Móng vuốt sắc nhọn của chúng là thứ "vũ khí" vô cùng nguy hiểm. Bên cạnh đó, chúng cũng từng là thủ phạm phá hoại hoa màu nên xưa kia bị nhiều người coi là loài "quái vật" đáng ghét.
Từ "hiểm họa" thành "kho báu"
Thời thế thay đổi, loài lửng lợn từng là nỗi "ám ảnh" của nhiều nông dân trước kia nay bỗng nhiên trở thành sinh vật rất giàu giá trị trên thị trường.
Thực tế, lửng lợn có thể dùng để chiết xuất ra một loại dầu béo gọi là "cao heo" trong y học cổ truyền ở Trung Quốc. Đây là một loại dược liệu quý hiếm, được cho là có tác dụng làm ẩm phổi, giảm ho và giải độc nên từ lâu đã được sử dụng và ưa chuộng. Ở Việt Nam, theo y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian, lửng lợn được dùng với tên thuốc là suyền hay chuyên gồm các bộ phận: thịt, xương, mỡ và mật.
Đồng thời, do lửng lợn có thể nạp nhiều loại thức ăn phong phú, cơ bắp săn chắc, thịt của chúng có lợi cho dạ dày, phần lông có thể dùng để may quần áo, da có thể dùng làm nệm, vì vậy chúng cũng trở thành động vật hoang dã có lợi thế kinh tế lớn. Tại Trung Quốc, một số người bắt đầu nuôi lửng lợn để làm kinh tế.
Ở một số nhà hàng tại Trung Quốc, thịt lửng lợn nhà nuôi có thể bán với giá 40 - 60 NDT/kg, thậm chí còn cao hơn cả giá thịt cừu. Nếu là thịt lửng lợn rừng thì giá sẽ cao hơn nữa. Hiện tại, một con lửng lợn trưởng thành khỏe mạnh có thể bán với giá hàng nghìn NDT/con (tương đương từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng/con).
Tuy nhiên, do bị săn bắt thường xuyên cùng với những thay đổi của môi trường sinh thái, số lượng lửng lợn trong tự nhiên đang tiếp tục giảm. Năm 2000, lửng lợn được đưa vào danh sách động vật cần được bảo vệ của Trung Quốc. Năm 2008, lửng lợn được IUCN (Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên) đánh giá là loài cận nguy cấp. Kể từ khi được đưa vào các danh sách bảo vệ, lửng lợn hoang dã đã trở thành loài bị cấm săn bắt.
Hiện nay tại Trung Quốc, dù lửng lợn có thể được nhân giống nhân tạo nhưng chỉ có thể để dùng điều chế thuốc, để làm cảnh hoặc phục vụ mục đích nghiên cứu. Nói cách khác, người dân ở đây không thể nuôi lửng lợn để lấy thịt như trước.
Đào tổ kiến phát hiện loài nấm cực kỳ quý hiếm Tuy có hình thù đen đúa, xấu xí nhưng chúng lại là một 'mỏ vàng' của thiên nhiên. Một người đàn ông ở Vân Nam, Trung Quốc trong lúc vào rừng đàotổ kiếnbỗng dưng phát hiện ra loài nấm Ô linh (sâm Ô linh), loại nấm hình thù xấu xí, đen nâu nhưng cực kỳ quý hiểm. Sâm có hình thù màu đen,...