Satya Nadella – CEO tham vọng của Microsoft
Hiện nay, Microsoft đã vượt mặt Apple để trở thành công ty có giá nhất thế giới, bỏ xa các đối thủ lớn khác như Amazon hay Google trên thị trường chứng khoán. Đây được coi là một kết quả xứng đáng dành cho ‘gã hói’ CEO Microsoft Satya Nadella.
Chưa đầy 5 năm sau khi ngồi ghế lãnh đạo, vị CEO gốc Ấn 51 tuổi đã hàn gắn những rạn nứt tại Microsoft và tạo nên những thay đổi khiến cả thế giới phải kinh ngạc. Nếu như Bill Gates là người vẽ ra chân dung Microsoft, Steve Ballmer “đóng khung” chân dung đó thì Satya Nadella đã tháo bỏ cái khung cũ kỹ và sơn phết lại với hy vọng tạo ra một Microsoft hoàn toàn mới.
Nhấn nút… reset
Chỉ trong vòng 10 năm kể từ khi gia nhập Microsoft vào năm 1992, Satya Nadella đã có những bước thăng tiến ngoạn mục. Ông lần lượt nắm giữ những chức vụ quan trọng bậc nhất ở Microsoft như Phó Chủ tịch cấp cao phụ trách Microsoft Online Services hay Chủ tịch Servers & Tools – bộ phận phụ trách các trung tâm dữ liệu cho các công ty như Windows Server và cơ sở dữ liệu SQL Server, đồng thời triển khai nền tảng đám mây Azure – một trong các ván bài táo bạo nhất của Microsoft.
Tháng 2-2014, Satya Nadella trở thành CEO trong bối cảnh Microsoft vô cùng hỗn loạn, chứng kiến những cuộc tranh giành nội bộ vô cùng khốc liệt. Vị thế của Microsoft ngày càng xuống dốc khi Windows 8 bị coi là thảm họa, còn điện thoại Windows bị Android và iOS vượt mặt. Dưới thời Steve Ballmer đã biến Microsoft thành một cỗ máy hiếu chiến, bảo thủ, vị trí số 1 thế giới về trị giá vốn hóa rơi vào tay đối thủ trực tiếp Apple.
Ngay sau khi lên ghế CEO, Satya Nadella đã nói rằng Microsoft phải “can đảm đối mặt với thực tế”. Ngay lập tức, Nadella thực hiện một cuộc cải tổ toàn diện, từ các chiến lược, sản phẩm hay dịch vụ kinh doanh cho đến văn hóa làm việc.
Trong quá trình cải cách, Nadella tỏ ra là một người quyết đoán khi lần lượt chia tay các nhân viên cấp cao một thời, mở đường cho việc cắt bỏ hoàn toàn những mảng kinh doanh yếu kém và không phù hợp với chiến lược phát triển chung.
Không sắc sảo như Bill Gates hay hoang dã như Steve Ballmer, Satya Nadella đã lựa chọn sự điềm tĩnh nhưng đầy táo bạo để xoay chuyển tình thế. Ông dẹp bỏ lối suy nghĩ “Microsoft như một công ty thiết bị và dịch vụ” của người tiền nhiệm Ballmer, hướng Microsoft tạo ra nền tảng cho mọi thiết bị nhằm giúp người dùng làm việc hiệu quả hơn.
Vị CEO gốc Ấn đưa ra mục tiêu gia tăng năng suất sản xuất và phát triển nền tảng cho các công nghệ mới. Ông làm cho phần mềm Office chạy được trên điện thoại và máy tính bảng Apple và Google, cấp miễn phí Windows cho các nhà sản xuất thiết bị nào có màn hình nhỏ hơn 9 inch.
Video đang HOT
CEO Satya Nadella “reset” Microsoft và tạo nên những thay đổi đáng kinh ngạc.
Dưới “triều đại” Nadella, hàng loạt những quy luật bất biến được xóa bỏ, và các chính sách được thay đổi. Steve Ballmer chọn giải pháp dĩ hòa vi quý, bắt tay với những công ty mà trước đây Microsoft coi là đối thủ và dành thời gian nhiều hơn cho các công ty khởi nghiệp. Ông luôn đặt lợi ích phát triển mạng lưới dịch vụ cho những sản phẩm như Azure hay Office 365 lên trên sự tự tôn của Microsoft trước những công ty khác.
Sự thay đổi quan trọng nhất đến từ những thương vụ thâu tóm đình đám. Satya Nadella mua SwiftKey, mang tới một nguồn dữ liệu khổng lồ và cực kỳ hữu ích về ngôn ngữ tự nhiên để Microsoft có thể sử dụng cho trợ lý ảo Cortana cùng các dịch vụ nhận thức thông minh.
Ngoài ra, Microsoft đã sở hữu mạng xã hội CV ảo LinkedIn, nhằm đảm bảo rằng nhu cầu nhân sự trong giới doanh nghiệp đều sẽ xuất hiện trên môi trường của Microsoft trước tiên. Khi đó, LinkedIn trở thành công cụ khiến không một đối thủ nào có thể cạnh tranh với Microsoft trên lĩnh vực doanh nghiệp – sân nhà của Satya Nadella.
Khao khát đổi thay
Giờ đây, dưới sự thống lĩnh của Satya Nadella, “gã khổng lồ” Microsoft đã bừng tỉnh và từng bước quay lại vị thế xứng đáng của nó. Tinh thần làm việc tại Microsoft khởi sắc, nhân viên dần trở nên đoàn kết trong công việc và thoải mái khi chia sẻ ý kiến hơn. Vị CEO nhanh chóng chiếm được cảm tình của nhân viên nhờ phong cách lãnh đạo nhấn mạnh vào học hỏi, cùng các thay đổi táo bạo trong nỗ lực giành lại thị trường.
Trong khi đó, hệ điều hành Windows 10 được nghiên cứu và mở rộng tính năng, kính thực tế ảo Hololens được giới thiệu cùng những tính năng tuyệt vời, bộ công cụ Office bùng nổ với những phiên bản mới và hệ thống điện toán đám mây đang phát triển mạnh mẽ.
CEO Satya Nadella cũng vừa đưa ra tầm nhìn của Microsoft về “Netflix cho các trò chơi”, được gọi là Project xCloud, với mục tiêu truyền phát các trò chơi bom tấn chất lượng cao tới mọi thiết bị, dự kiến sẽ chạy thử nghiệm trong năm nay .
Nói về tham vọng chơi mọi nơi với Project xCloud, CEO cho rằng Microsoft đang ở trên cơ so với các đối thủ cạnh tranh nhờ nhánh chơi trò chơi Xbox. Satya Nadella cũng chỉ ra các dịch vụ như Xbox Live thu hút hàng chục triệu người dùng trả tiền hàng tháng và khả năng hợp tác giữa Windows và Xbox, tận dụng thực tế Microsoft vừa kinh doanh máy chơi game cũng như máy tính cá nhân.
Dù thành công nhưng năm 2019, với Microsoft, vẫn còn nhiều thách thức. Khó khăn lớn nhất là chuyển đổi Microsoft từ chỗ Windows là trung tâm và các doanh nghiệp phải sử dụng phần mềm có bản quyền sang thế giới của điện toán đám mây, di động và trí tuệ nhân tạo (AI).
Trong bối cảnh cách mạng 4.0, CEO Nadella toan tính ưu tiên hoạch định lại chiến lược dữ liệu, từ thiết lập nền tảng an ninh đến quản lý tập trung, xây dựng văn hóa doanh nghiệp theo cách tất cả nhân viên đều tôn trọng dữ liệu trong các hoạt động hằng ngày.
Ngoài ra, Satya Nadella vẫn rất trăn trở trước yêu cầu thay đổi hẳn văn hóa chậm tiến của Microsoft cũng như giúp Microsoft giữ vững vị trí dẫn đầu trên đường đua công nghệ. CEO đang nghĩ đến việc ứng dụng AI để cải thiện năng suất, giảm chi phí và thúc đẩy sáng tạo. Chưa hết, ông mong muốn xây dựng tư duy số mới, hướng tới tư duy mở, trải nghiệm, học hỏi và phát triển.
Có ý kiến cho rằng, đây là những nhiệm vụ bất khả thi. Tuy nhiên, giới quan sát tin rằng, với những gì Satya Nadella đã thể hiện trong hành trình khôi phục bản sắc của Microsoft, không có gì là không thể.
Theo ANTG
Amazon Web Services đưa ra bộ xử lý ARM cho đám mây của mình, hứa hẹn giá cả có thể thấp đến 45% so với trước
Đây cũng là lần đầu tiên các bộ xử lý máy chủ kiến trúc ARM được sử dụng trên đám mây, bên cạnh tùy chọn truyền thống dùng chip Intel.
Sau nhiều năm chờ đợi ai đó có thể thiết kế nên bộ xử lý máy chủ ARM có thể hoạt động trên quy mô đám mây, cuối cùng Amazon Web Services AWS đã quyết định bước lên phía trước và tự mình thiết kế nó.
Trong tối thứ Hai vừa qua, phó chủ tịch về cơ sở hạ tầng, Peter DeSantis khi giới thiệu về AWS Graviton Processor, đã bổ sung thêm sự lựa chọn thứ ba với những bộ xử lý dựa trên kiến trúc ARM cho các khách hàng đám mây, bên cạnh các instance (môi trường tính toán ảo trên đám mây) sử dụng bộ xử lý từ Intel và AMD.
Ông Peter DeSantis, phó chủ tịch về cơ sở hạ tầng của AWS.
Công ty không cung cấp nhiều chi tiết về bản thân bộ xử lý này, nhưng ông DeSantis cho biết, nó được thiết kế cho các tải công việc cần mở rộng nhanh chóng - ví dụ, các vi dịch vụ container hóa, các máy chủ web, các môi trường phát triển. Theo công ty cho biết, đây sẽ là sự lựa chọn cân bằng giữa hiệu năng và chi phí, khi đối với một số tải công việc nhất định như máy chủ web, chi phí có thể thấp hơn đến 45% so với thông thường.
Các Instance mới sẽ được gọi với cái tên EC2 A1, và chúng có thể chạy các ứng dụng được viết cho Amazon Linux, Red Hat Enterprise Linux và Ubuntu. Thông thường chúng sẽ hiện diện ở bốn khu vực: miền Đông nước Mỹ (Bắc Virginia) và Ohio, bờ Tây nước Mỹ (Oregon), và châu Âu (Ai len).
Hiện tại, Intel vẫn đang là người thống trị thị trường bộ xử lý máy chủ, cả dành cho các đám mây và các máy chủ riêng tư. AMD đã cố gắng thách thức quyền lực thống trị của Intel bằng một số thành công nhỏ, cho dù bộ xử lý Epyc mới của họ đã được những người mua máy chủ và các công ty đám mây như AWS đón nhận rất tích cực.
Nhưng nhiều công ty khác đã cố gắng và thất bại trong việc xây dựng nên các bộ xử lý máy chủ hấp dẫn bằng kiến trúc ARM - loại kiến trúc bộ xử lý đang thống trị thị trường thiết bị di động. Được SoftBank thâu tóm vào năm 2016, các lõi bộ xử lý do ARM thiết kế đang được nhiều công ty sử dụng làm trung tâm cho những con chip theo thiết kế của riêng họ và các công ty như Qualcomm và Ampere cũng đã cố gắng cạnh tranh với Intel bằng những thiết kế hiệu quả năng lượng của ARM.
Theo ông DeSantis, chip máy chủ của AWS được tạo nên dựa trên thương vụ thâu tóm lại Annapurna Labs vào năm 2015. Người dẫn đầu trên thị trường đám mây này đã từng bước một triển khai loại chip tùy chỉnh này cho những trung tâm dữ liệu của mình, thông qua các tải công việc cụ thể như máy học.
Năm ngoái, Microsoft cũng đã trình diễn khả năng hoạt động trên các bộ xử lý máy chủ ARM của hệ điều hành Windows Server, tuy nhiên cho đến nay đám mây công khai Azure của Microsoft vẫn chưa có tùy chọn sử dụng bộ xử lý dựa trên kiến trúc ARM.
Theo GenK
Ứng dụng Office có sẵn cho người dùng Windows 10 Sau khi công bố ứng dụng Office mới cho các thành viên Windows Insiders vào tháng 12.2018, Microsoft đã chính thức thông báo đưa ứng dụng đến tất cả mọi người. Tất cả người dùng đã có thể tải ứng dụng Office mới từ Microsoft Store - Ảnh: Microsoft Theo Neowin, ứng dụng Office mới được Microsoft định nghĩa như là cửa hàng...