Sát thủ toàn năng trong Không quân Việt Nam
Với đầu đạn nặng 320kg, tên lửa Kh-29 của Không quân Việt Nam có thể hủy nhiều loại mục tiêu kiên cố hoặc chiến hạm có lượng giãn nước trên 10.000 tấn.
Theo số liệu của SIPRI, tính đến năm 2004 Việt Nam đã mua hơn 100 tên lửa Kh-29, để trang bị trên các chiến đấu cơ Su-22M4 và Su-30MK2 của Không quân Việt Nam .
Kh-29 là loại tên lửa siêu âm có thể tấn công các mục tiêu kiên cố, các loại tàu chiến đấu, tàu đổ bộ, tàu hậu cần chỉ huy với chức năng tương tự loại tên lửa AGM-65 Maverick của Mỹ và AS-30 của Pháp.
Giá phóng Kh-29 là loại APU-58 và AKU-58, tên lửa sẽ được thả rơi khỏi máy bay trước khi động cơ kích hoạt.
Cấu hình mang tối đa Kh-29 trên Su-27/30 là 6 đạn, MiG-27 Flogger 2 đạn, Su-17/22M4 Fitter 2 đạn và Su-24M Fencer 3 đạn.
Đầu đạn của Kh-29 là loại nổ lõm được thiết kế chuyên để xuyên phá và theo giới thiệu của nhà sản xuất nó có thể xuyên 1m bê tông nằm sau 3m đất. Sau khi phóng tên lửa leo lên độ cao 5.000m rồi bổ nhào thẳng đứng xuống mục tiêu.
Ngòi nổ của Kh-29 có thể thiết lập theo chế độ chạm nổ (khi công kích các mục tiêu dạng như cầu, cống) hoặc nổ chậm (để xuyên phá boong-ke hoặc các công sự kiên cố, tàu chiến).
Video đang HOT
Phía đuôi tên lửa là động cơ PRD-228 sử dụng nhiên liệu rắn giúp dễ dàng trong bảo quản và sử dụng, động cơ này làm việc trong thời gian 3 – 6 giây giúp tên lửa bay với tốc độ khoảng 1.250 km/h và đạt tầm xa 30 km (phiên bản Kh-29TE).
Khi khai hỏa Kh-29, tên lửa sẽ được thả rơi khoảng 3m dưới máy bay, sau đó sợi dây nối máy bay với chốt an toàn trên Kh-29 bung ra, động cơ tên lửa Kh-29 sẽ kích hoạt.
Thiết kế như vậy là để trách tác động của động cơ cực mạnh trên tên lửa lên máy bay, cũng như tránh cho khói của luồng phụt từ động cơ tên lửa xả vào cửa hút khí máy bay.
Điều thú vị là Kh-29 có một “đuôi lửa” lớn vài giây đầu tiên sau khi phóng nhưng rồi sẽ nhanh chóng biến mất dưới mắt phi công, chỉ còn là một đường khói mỏng trước khi chạm vào mục tiêu và kích nổ một vụ nổ ấn tượng.”
Theo Đất Việt
Su-22, Su-27, Su-30MK2 của Không quân Việt Nam đồng loạt xuất kích
Ngày 27-9, các đơn vị Không quân trong Quân chủng PK-KQ đã đồng loạt tổ chức ban bay cán bộ trên các loại máy bay Su-22, Su-27, Su-30, An-26 và trực thăng. Theo dõi, chỉ đạo các ban bay có đại diện các cơ quan chức năng Quân chủng PK-KQ; lãnh đạo, chỉ huy các Sư đoàn 370, 371, 372, Lữ đoàn 918.
Các đơn vị Không quân tổ chức ban bay cán bộ
Sau khi thực hiện thành công các chuyến bay trinh sát khí tượng, các đơn vị không quân đã tổ chức quán triệt, giao nhiệm vụ cho các thành phần tham gia thực hiện ban bay chặt chẽ, tỉ mỉ. Tiếp đó, các đơn vị đã tổ chức thực hiện thành công các chuyến bay huấn luyện theo kế hoạch đề ra, bảo đảm an toàn tuyệt đối.
Kết quả: Trung đoàn 925 (Sư đoàn 372) bay được 8 lần chuyến trên máy bay Su-27; Trung đoàn 929 (Sư đoàn 372) bay được 7 lần chuyến, Trung đoàn 937 (Sư đoàn 370) bay được 5 lần chuyến trên máy bay Su-22; Trung đoàn 930 (Sư đoàn 372) bay được 10 lần chuyến, Trung đoàn 917 (Sư đoàn 370) bay được 17 lần chuyến, Trung đoàn 916 (Sư đoàn 371) bay được 11 lần chuyến trên trực thăng; Trung đoàn 935 (Sư đoàn 370) bay được 9 lần chuyến, Trung đoàn 923 và Trung đoàn 927 (Sư đoàn 371) bay được 16 lần chuyến máy bay Su-30; Lữ đoàn 918 bay được 9 lần chuyến trên máy bay An-26.
Thành công của ban bay cán bộ đã khẳng định trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị, góp phần củng cố niềm tin, xây dựng quyết tâm cho cán bộ, chiến sĩ phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, chỉ tiêu công tác huấn luyện năm 2016.
Sau ban bay cán bộ, các đơn vị tiếp tục tăng cường công tác giáo dục, quán triệt nhiệm vụ, tổ chức duy trì nền nếp huấn luyện bay, củng cố và nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu, quản lý vùng trời được giao.
Dưới đây là một số hình ảnh ban bay cán bộ của Trung đoàn không quân 925 (Sư đoàn 372) và Trung đoàn không quân 935 (Sư đoàn 370).
Trung đoàn 925 tổ chức quán triệt, giao nhiệm vụ trước ban bay.
Đội ngũ kỹ thuật của Trung đoàn 925 kiểm tra máy bay trước chuyến bay.
Máy bay Su-30, số hiệu 8541 của Trung đoàn 935, lăn bánh ra đường băng.
Máy bay Su-30 của Trung đoàn 935 thực hành bay huấn luyện.
Máy bay Su-27 của Trung đoàn 925 cất cánh bay huấn luyện.
Phi công Trung đoàn 925 trao đổi kinh nghiệm sau chuyến bay.
Theo Báo Phòng không - Không quân
Cách chuyển Trung đoàn tiêm kích Su-30MK2 về Bắc Giang "Để bám được đội hình trong khi chuyển sân, các xe phải đi đúng vị trí được quy định, giữ đúng khoảng cách, chạy đúng tốc độ đã quán triệt". Đó là chia sẻ của Đại tá Nguyễn Tuấn Hợp - Phó trưởng Phòng Xe máy (Cục Kỹ thuật), Trung đoàn 927 trên báo PK-KQ. Đây là nhiệm vụ trọng tâm của đơn...