Sát thủ rình người đồng tính nam
Có vợ con, Thomas Mulcahy, 57 tuổi, vẫn quan hệ tình cảm với những người đàn ông khác và vô tình trở thành “con mồi” của sát thủ.
Thi thể của Mulcahy được phát hiện trong nhiều túi nylon ở thùng rác nhà trọ bên đường cao tốc đoạn qua hạt Ocean, bang New Jersey, ngày 10/7/1992.
Phần cổ tay có vết dây, có vẻ Mulcahy bị trói trước khi chết. Nồng độ cồn trong máu cao hơn nhiều so với giới hạn cho phép lái xe, chứng tỏ nạn nhân đã say xỉn khi bị giết. Mulcahy được xác minh danh tính thông qua giấy tờ tùy thân bị vứt trong túi nylon.
Mulcahy sống và làm việc tại bang Massachusetts nhưng mất tích trong chuyến đi công tác ngày 8/7/1992 tới thành phố New York. Vụ án mạng được cho là xảy ra vào sau 23h cùng ngày vì lịch sử giao dịch cho thấy thời điểm này là lần cuối Mulcahy rút tiền tại ATM. Tuy nhiên, không có chứng cứ cho thấy Mulcahy đã trở về phòng khách sạn sau khi rút tiền.
Theo nhân chứng tại quán bar dành cho người đồng giới nam gần khách sạn, Mulcahy từng xuất hiện tại đây trong bộ dạng say xỉn vào tối 8/7/1991. Tại quán, Mulcahy nói chuyện với người đàn ông da trắng, tóc nâu nhưng nhân chứng không rõ hai người có cùng rời quán hay không. Dựa trên mô tả của nhân chứng, họa sĩ tạo bản phác thảo của người đàn ông lạ mặt và chuyển cho báo chí nhưng việc này không đem lại kết quả.
Thi thể và các túi rác đều được rửa sạch trước khi đem vứt nên cảnh sát không tìm được chứng cứ như dấu vân tay hoặc ADN. Bên trong túi rác có bao bì đôi găng tay cao su, trên bao vẫn còn dán mác giá. Thông tin trên mác cho thấy nơi bán là một cửa hàng dược phẩm ở đảo Staten, bang New York. Tuy nhiên, chi tiết này cũng không giúp thu hẹp được phạm vi nghi phạm vì khu vực này có hơn 500.000 người sinh sống.
Gần một năm sau, vụ án mạng thứ hai xảy ra với nhiều tình tiết tương tự. Nạn nhân là Anthony Marrero, 44 tuổi, hành nghề mại dâm nam tại quận Manhattan, thành phố New York. Marrero mất tích vào ngày 6/5/1993, một ngày sau thi thể được phát hiện trong nhiều túi rác dọc con đường qua thị trấn Manchester, bang New Jersey. Cũng như vụ án trước, cả thi thể và túi rác đều bị rửa sạch trước khi vứt nên không để lại chứng cứ.
Quá trình giải phẫu, chuyên viên phát hiện thủ đoạn gây án đặc biệt. Sự chính xác trong từng đường cắt làm nảy sinh giả thuyết hung thủ có kiến thức về y tế hoặc giải phẫu.
Ngoài ra, một trong những chiếc túi nylon được dùng trong vụ án là hàng đặc biệt, chỉ được bán tại 9 địa điểm tại bang New York, trong đó có một siêu thị cũng tại đảo Staten. Siêu thị này rất gần với cửa hàng dược phẩm nơi bán đôi găng tay cao su trong vụ án mạng trước. Vì thế hung thủ rất có thể sống hoặc làm việc tại đảo Staten.
Từ những túi nylon trong vụ án thứ hai, chuyên viên dùng phương pháp đun keo siêu dính cho bốc hơi bám vào bề mặt túi nylon, từ đó thu được hai dấu vân tay không hoàn chỉnh và một dấu lòng bàn tay. Tuy vậy, cơ sở dữ liệu tội phạm quốc gia không có kết quả trùng khớp với hai dấu vân tay này.
Hai tháng sau đó, cuối tháng 7/1993, hung thủ tiếp tục gây án. Nạn nhân thứ ba là Mike Sakara, 56 tuổi, người đồng giới nam sống tại quận Manhattan, thành phố New York. Thi thể người này cũng bị vứt trong thùng rác của trạm dừng chân bên đường tại hạt Rockland, bang New York.
Theo nhân viên tại quán bar dành cho người đồng giới tại thành phố New York, tối ngày 29/7/1993, Sakara tới quán uống rượu với người đàn ông lạ mặt. Người này được Sakara giới thiệu là làm điều dưỡng tại Bệnh viện Saint Vincent gần đó. Hai người sau đó rời quán cùng nhau, Sakara cũng mất tích từ đó. Dựa trên mô tả của nhân chứng, họa sĩ tiếp tục tạo bản phác thảo chân dung nghi phạm nhưng cũng không đem lại kết quả.
Video đang HOT
Lúc này, ba vụ án mạng đã xảy ra với thủ đoạn gây án giống nhau. Cả ba nạn nhân đều có nhiều điểm chung như là người đồng giới nam ở vào tuổi trung niên, thường lui tới quán bar dành cho người đồng giới. Các vụ giết người không có động cơ rõ ràng, không có ai được hưởng lợi từ cái chết của nạn nhân. Hung thủ được báo chí gọi tên là “Sát thủ Chầu cuối” vì hung thủ được thường ngồi với nạn nhân tới khi quán bar gần đóng cửa.
Khi liên lạc với Bệnh viện Saint Vincent, cảnh sát tìm được Mark Slaton, 38 tuổi, nam điều dưỡng có ngoại hình giống bản phác thảo mà nhân viên quán bar trong vụ án thứ ba mô tả. Ngoài ra, Mark cũng sống tại đảo Staten, gần nơi hung thủ mua găng tay cao su và túi rác. Tuy nhiên, Mark được loại khỏi diện tình nghi vì vân tay không khớp với mẫu vật được tìm thấy trước đó.
Cho rằng hung thủ cung cấp thông tin giả để lừa nạn nhân và đánh lạc hướng điều tra, cảnh sát gửi phác thảo chân dung hung thủ tới tất cả bệnh viện trong thành phố nhưng cũng không có manh mối. Cuộc điều tra đi vào bế tắc, nhưng các vụ giết người cũng ngừng lại.
8 năm sau, vụ án có hy vọng tìm được manh mối mới khi cảnh sát hay tin đồng nghiệp tại thành phố Toronto, Canada có kỹ thuật lấy dấu vân tay mới. Phương pháp này tên là “kết bám kim loại chân không”, có khả năng thu thập vân tay lưu lại trên bề mặt từ 50 năm trước.
Mỗi lần thực hiện, chuyên viên sẽ làm nóng chảy 10 mg vàng dưới nguồn nhiệt hơn 1.000 độ C, khiến vàng chuyển thành thể khí. Khí vàng sẽ bám vào bề mặt cần kiểm tra và để lại lớp màng mà mắt người không thể nhìn thấy được. Chuyên viên tiếp tục cho khí kẽm tiếp xúc với bề mặt cần kiểm tra. Khí kẽm sẽ dính vào vàng và làm dấu vân tay hiện ra.
Bằng cách này, chuyên viên thu được 16 dấu vân tay không hoàn chỉnh trong số túi nylon được dùng trong vụ án đầu tiên, và ba dấu vân tay không hoàn chỉnh trong vụ án thứ hai. Các dấu vân tay mới đều có chất lượng cao hơn so với trước.
Một lần nữa, kết quả đối chiếu trong cơ sở dữ liệu tội phạm quốc gia không cho kết quả. Không bỏ cuộc, cảnh sát New York tiếp tục gửi bản sao dấu vân tay tới cơ quan chức năng từng tiểu bang vì một số bang chưa nạp dữ liệu vào cơ sở quốc gia. Khi đối chiếu với cơ sở dữ liệu của bang Maine, dấu vân tay khả nghi cho ra kết quả 30 nghi phạm gần khớp. Tiếp tục đối chiếu bằng tay, chuyên viên thu hẹp xuống còn một nghi phạm giống hệt là Richard Rogers, 51 tuổi, cựu sinh viên ngành ngôn ngữ tại đại học Maine, người đồng giới nam.
Richard Rogers. Ảnh: The Star-Ledger.
Trước đó, năm 1973, Rogers từng bị khởi tố vì dùng búa đánh chết bạn cùng phòng nam giới, phi tang ở dọc đường. Ra tòa, Rogers khẳng định bị đối phương gạ gẫm và tấn công trước nên chỉ tự vệ. Lập luận này thuyết phục bồi thẩm đoàn, Rogers được tuyên trắng án.
Sau đó, Rogers lấy được bằng điều dưỡng và chuyển tới sống tại đảo Staten, bang New York, cách nơi mua công cụ gây án chỉ vài tòa nhà. Trong lúc các vụ án mạng xảy ra, Rogers đang làm trợ lý phẫu thuật tại bệnh viện Mount Sinai, cũng thuộc New York. Lịch làm việc cho thấy thời điểm những vụ án mạng xảy ra, người này đều không trong ca trực. Ảnh của Rogers cũng được nhân viên phục vụ trong vụ án thứ ba chọn ra trong quá trình nhận diện.
Rogers bị bắt vào cuối tháng 5/2001. Quá trình khám nhà, cảnh sát thu được ống thuốc chứa loại thuốc an thần có thể đã được dùng để khiến nạn nhân không thể phản kháng. Loại thuốc này không thuộc danh sách các chất được xét nghiệm trong các cuộc giải phẫu tử thi.
Công tố viên cáo buộc Rogers thường chọn nạn nhân đã uống khá nhiều rượu ở quán bar đồng giới, gây mê khiến mất khả năng chống cự rồi đưa về nhà, hoặc nạn nhân tự nguyện về cùng. Hắn ta sau đó dùng dao gây án và phi tang.
Cuối năm 2005, Rogers bị truy tố trong vụ án mạng của Thomas Mulcahy và Anthony Marreon do có nhiều chứng cứ pháp y nhất, lãnh án chung thân.
Cái kết thảm của gã phi công chụp lén trùm ma tuý
Barry Seal làm việc cho cả trùm ma túy và đặc vụ Mỹ nhưng cuối cùng vẫn bị hai bên "vứt bỏ".
Seal lớn lên tại thành phố Baton Rouge, bang Louisiana trong những năm 1950. Đam mê lái máy bay, Seal thường lui tới phi trường gần nhà, nhờ đó nhận bằng học viên bay ở tuổi 15. Chỉ sau một năm, ông ta tiếp tục nhận bằng lái tàu bay tư nhân (loại bằng cho phép tự bay một mình). "Cậu ta là anh em họ với loài chim", huấn luyện của Seal nhận xét.
Seal được hãng hàng không Trans World Airlines (TWA) nhận vào làm vị trí kỹ sư máy bay vào năm 1964. Dù không có bằng đại học, Seal mau chóng trở thành một trong những cơ trưởng trẻ nhất trên chiếc Boeing 707 của hãng bay.
Barry Seal lúc đầu là phi công của hãng hàng không Trans World Airlines. Ảnh: Splash News.
Năm 1972, Seal bị bắt vì buôn lậu thuốc nổ tới Mexico. Dù cáo trạng được bãi bỏ sau hai năm do thiếu chứng cứ, sự nghiệp của Seal tại TWA vẫn chấm dứt vì gian dối khi xin nghỉ phép để tham gia chuyến buôn lậu. Seal khi ấy 33 tuổi, được tự do nhưng cũng mất sự nghiệp.
Cũng chính lúc này, Seal chuyển sang dùng khả năng lái máy bay vào hoạt động phi pháp. Ban đầu, ông ta buôn lậu cần sa từ vùng Nam - Trung Mỹ vào nước Mỹ. Dần dần, Seal nhận vận chuyển thuốc cấm và cả cocaine. Với tính cách thích phiêu lưu mạo hiểm nên dù bị bắt quả tang và phải ngồi tù gần 9 tháng tại Honduras, Seal vẫn tiếp tục "theo đường cũ". Ông ta thậm chí còn dạy em vợ cũ cách lái máy bay để mở rộng quy mô hoạt động.
Sau nhiều năm, Seal kiếm được số tiền khổng lồ từ hoạt động phi pháp, ước tính lên tới 54 triệu USD cho hơn 9.000 kg cocaine. Gã phi công "nhúng chàm" cũng không cố gắng giấu giếm mà thường vung tiền vào đồ trang sức cho vợ, xe sang, máy bay, và tàu thuyền,...
Seal ngày càng có tiếng trong giới buôn lậu ma túy. Tới năm 1981, Seal bắt đầu buôn lậu cocaine cho ba anh em nhà Ochoa, vốn là những thành viên chủ chốt trong cartel Medellin của trùm ma túy Pablo Escobar. Ở thời kỳ hoạt động mạnh nhất với phi đội gồm hàng chục máy bay, Seal kiếm được tới 500.000 USD cho mỗi chuyến vận chuyển từ Colombia tới Mỹ.
Nhưng chính số lượng và tần suất các chuyến bay cũng khiến nhà chức trách để mắt tới Seal. Tới năm 1983, Seal sập bẫy của nhà chức trách và bị bắt quả tang vận chuyển 200.000 viên thuốc kích thích tới thành phố Fort Lauderdale, bang Florida. Ông ta bị kết án 10 năm tù.
Đối diện cảnh tù tội, gã phi công vốn quen với cuộc sống bên ngoài lập tức muốn được làm đặc tình để đổi lấy tự do. Mối quan hệ quen biết với cartel Medellin được Seal đặt lên bàn đàm phán với hy vọng sẽ thuyết phục được tổ chuyên án của bang Florida và của thành phố Baton Rouge, bang Louisiana. Tuy vậy, cả hai đơn vị này đều từ chối.
Không chịu thua, Seal trực tiếp liên lạc với đơn vị đặc nhiệm chống ma túy. Qua giới thiệu của đơn vị này, Seal cuối cùng cũng được Lực lượng Chống ma túy Mỹ (DEA) nhận làm đặc tình để chống lại cartel Medellin. Bản án buôn lậu chất kích thích được hoãn thi hành để chờ hiệu quả làm đặc tình của Seal.
Chỉ ít lâu sau, Seal được anh em nhà Ochoa đưa tới gặp mặt trực tiếp trùm ma túy khét tiếng Pablo Escobar. Trong buổi gặp, Seal nhận tiền từ Escobar để mua máy bay có đủ tải trọng chở lượng lớn cocaine. Chiếc máy bay mới mua lập tức được CIA lắp đặt máy ảnh giấu kín ở đầu máy bay và gần cửa chuyển hàng hóa.
Ngày 25/6/1984, Seal lái máy bay tới Nicaragua để chuyển ma túy của Escobar về Mỹ. Khi cocaine đang được chất lên máy bay, Seal phát hiện bộ điều khiển từ xa của máy ảnh bị hỏng nên buộc phải chụp bằng tay.
Ngay bức ảnh đầu, Seal đã suýt bị lộ vì tiếng động chụp ảnh quá lớn. Ông ta phải mau chóng bật hết máy phát điện trên máy bay để át tiếng và cuối cùng có được ảnh chụp Escobar đang tự tay chất cocaine lên máy bay, giúp chính quyền Mỹ lần đầu tiên có chứng cứ khởi tố ông trùm.
Dù đã có chứng cứ, DEA vẫn dự định để Seal tiếp tục hoạt động cho cartel Medellin. Mục đích là để chờ cơ hội bắt giữ những kẻ cầm đầu cartel ở nơi mà chính phủ Mỹ có quyền dẫn độ, ví dụ như Mexico. Nhưng kế hoạch này chưa kéo dài được bao lâu thì vỏ bọc của Seal bất ngờ bị bại lộ.
Ngoài Escobar, trong những bức ảnh mà Seal chụp được cho là có xuất hiện một số quan chức của chính quyền Nicaragua khi ấy. Vì muốn chính quyền Nicaragua mang tiếng là cấu kết với trùm ma túy, Nhà Trắng đã rò rỉ ảnh cho báo chí. Giữa tháng 7/1984, một số tờ báo đưa tin cụ thể về chuyến bay của Seal. Hy vọng bắt giữ Escobar của DEA bên ngoài Colombia cũng hoàn toàn sụp đổ.
Bị lộ vỏ bọc nhưng Seal từ chối gia nhập chương trình bảo vệ nhân chứng vì nếu làm vậy sẽ ảnh hưởng tới lối sống của mình. Bên cạnh làm chứng giúp khởi tố Escobar và anh em nhà Ochoa, Seal vẫn có thể tổ chức thêm hai chiến dịch ngầm khác giúp DEA bắt giữ nhiều tội phạm.
Khi không còn làm cho DEA, Seal phải quay trở lại trước tòa để nhận bản án bị tạm hoãn từ trước. Dù chỉ là 6 tháng quản chế, đây vẫn bị coi là án tử vì Seal phải dành 12 tiếng mỗi ngày tại cơ sở quản chế. Nói cách khác, ai cũng biết Seal sẽ ở đâu trong khoảng từ 18h tới 6h hôm sau.
Điều xấu nhất cuối cùng cũng đến. Chiều muộn 19/2/1986, khi chỉ ít lâu nữa là sẽ ra tòa làm chứng, Seal bị hai sát thủ bắn chết khi vừa cho xe vào bãi đỗ của cơ sở quản chế. Trước đó, cartel Medellin đã treo thưởng 500.000 USD cho kẻ nào giết được Seal hoặc một triệu USD nếu bắt sống.
Sau vụ ám sát, hai sát thủ của cartel mau chóng bị bắt giữ khi chưa kịp trở về Colombia. Cuối cùng, ba kẻ có liên quan tới vụ ám sát đều bị kết tội Giết người cấp độ I, lãnh án chung thân không ân xá.
Cho tới nay, Seal vẫn là nhân vật gây tranh cãi tại Mỹ vì vừa là tội phạm buôn lậu nhưng cũng đồng thời giúp đánh đổ cartel Medellin của ông trùm Pablo Escobar.
Trump đặt cược 'canh bạc' tranh cử bằng loạt sắc lệnh Trump vượt mặt quốc hội ký đồng loạt 4 sắc lệnh gia hạn cứu trợ kinh tế để tăng ủng hộ, nhưng nhiều người hoài nghi tính khả thi của chúng. Tổng thống Donald Trump ngày 8/8 ký 4 sắc lệnh cứu trợ nền kinh tế do ảnh hưởng của Covid-19. Một trong các sắc lệnh then chốt được Trump ký sẽ cấp...