“Sát thủ” núp dưới đáy biển Rowing khiến cuộc chiến Nga – Mỹ bùng nổ?
Loại container chở tên lửa đạn đạo phóng từ đáy biển có thể được những tàu ngầm loại nhỏ lặng lẽ vận chuyển đến và lắp đặt ở vị trí đã định. Nó lặng lẽ tiềm phục dưới đáy biển, chờ chỉ lệnh kích hoạt rồi phóng tên lửa tấn công mục tiêu.
Theo báo cáo của một cơ cấu nghiên cứu quân sự Mỹ, tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Nga hiện nay cơ bản không phải là đối trọng của Mỹ, bởi vì các tàu ngầm này trong năm 2012 hoạt động rất ít. Lầu năm góc cũng cùng chung nhận định khi cho biết, trong năm ngoái chỉ có vẻn vẹn 5 tàu tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo của Nga thuộc các căn cứ của Hạm đội phương Bắc và hạm đội Thái Bình Dương ra biển tuần tiễu.
Mấy năm gần đây, Nga đẩy mạnh tiến độ chế tạo tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borey. Ví dụ như tháng 1 năm nay Hạm đội phương Bắc đã tiếp nhận tàu “Yury Dolgoruky” có khả năng mang theo 12 tên lửa đạn đạo liên lục địa. Ngoài ra, chiếc thứ 2 mang tên “Alexander Nevsky” đang trong quá trình thử nghiệm trên biển, còn chiếc thứ 3 là “Vladimir Monomakh” vừa mới hạ thủy tháng 12/2012.
Tuy vậy, Moscow cũng hiểu rằng, chỉ trông chờ vào sự phát triển nhanh chóng của các tàu ngầm này để bổ sung lực lượng tấn công trên biển và nâng cao năng lực tác chiến tổng thể của hải quân Nga là điều không thực tế. Vì vậy, tích cực chế tạo và thử nghiệm tên lửa đạn đạo phóng từ đáy biển để bù đắp sự thiếu hụt lực lượng tàu ngầm hạt nhân chiến lược là vấn đề đặc biệt quan trọng đối với hải quân Nga.
Vào thập niên 70 của thế kỷ trước, các cơ quan tình báo Mỹ nắm được kế hoạch Liên Xô dự định phát triển một loại tên lửa đạn đạo phóng từ đáy biển. Qua nghiên cứu và phân tích thông tin họ cho rằng kế hoạch này là không khả thi, vì vậy cũng gạt phăng ý tưởng phát triển loại tên lửa này làm đối trọng và đầu tư cực lớn để xây dựng các giếng phóng tên lửa hạt nhân dưới lòng đất, hy vọng sẽ gây được áp lực lớn đối với Liên Xô.
Hiện trường một vụ thử nghiệm tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm của Nga
Theo phân loại của NATO, tên lửa đạn đạo phóng từ đáy biển “Rowing” thuộc thế hệ tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm R-29RM. Hiện nay, hải quân Nga vẫn đang còn sử dụng loại tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm R-29RM2 Shtil (NATO gọi là SS-N-23 Skiff), nó chính là sản phẩm của Trung tâm nghiên cứu tên lửa quốc gia mang tên “Viện sĩ Makeyev”. Tuy vậy, loại tên lửa đạn đạo phóng từ đáy biển “Rowing” hiện nay có liên quan gì đến loại tên lửa R-29RM Shtil chế tạo từ thời Liên Xô hay không thì chưa ai xác định được.
Video đang HOT
Các chuyên gia Mỹ phân tích, trong tương lai người Nga có thể lắp đặt các tên lửa này trong 1 container cất trữ/vận chuyển/phóng đặc biệt. Các container có thể bảo vệ tên lửa chống lại áp suất lớn và sự ăn mòn dưới đáy biển, đồng thời bảo đảm giữ vững thông tin với sở chỉ huy. Khi nhận lệnh, các container này nổi lên ở một độ sâu đạt chuẩn phóng (thông thường, đối với tàu ngầm tên lửa đạn đạo là 50m) và tiến hành tấn công mục tiêu địch.
Loại container này có thiết kế rất đặc biệt, có thể từ trạng thái nằm ngang chìm trong nước dựng đứng lên mà vẫn bảo đảm trạng thái nổi bình thường, điều này đã làm đơn giản hóa trình tự lắp đặt tên lửa ở dưới nước và bảo đảm độ tin cậy khi phóng tên lửa.
Loại container này có thể được những tàu ngầm loại nhỏ lặng lẽ vận chuyển đến và lắp đặt ở vị trí đã định dưới đáy biển. Nó lặng lẽ nằm in dưới đáy biển chờ chỉ lệnh kích hoạt rồi phóng tên lửa lên không tấn công mục tiêu được giao.
Tuy nhiên không giống như tàu ngầm có thể hành trình tự do trên các đại dương, việc lắp đặt tên lửa chiến lược dưới đáy biển là hành động vi phạm Điều ước “Cấm triển khai vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí sát thương hàng loạt dưới đáy đại dương và các vùng nước sâu” có hiệu lực từ năm 1972 (hiện có 93 nước đã ký điều ước này).
Một loại tên lửa độc đáo khác của Nga là tên lửa phóng trên tàu hỏa
Điều ước quy định, cấm triển khai vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí sát thương hàng loạt ở dưới đáy biển thuộc lãnh hải quốc tế, là khu vực bên ngoài giới hạn 12 hải lý tính từ bờ biển trở ra. Vì vậy, nếu Nga có trang bị loại tên lửa đạn đạo phóng từ đáy biển “Rowing” thì họ cũng chỉ có thể lắp đặt dưới đáy biển nằm trong phạm vi lãnh hải của họ. Như vậy, khả năng răn đe của loại tên lửa này đã giảm xuống rất nhiều.
Cũng có chuyên gia cho biết, nếu như vẫn quyết định triển khai loại “sát thủ dưới đáy biển này” có thể sẽ gây ra những bất đồng chính trị với các quốc gia khác, ví dụ như là Mỹ. Vấn đề này cũng bị ước thúc bởi các Hiệp định kiểm soát vũ khí có liên quan giữa Nga và Mỹ. Hiệp ước “Cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược” giai đoạn 3 được ký năm 2010, không cho phép sản xuất và bố trí tên lửa hạt nhân chiến lược dưới đáy biển.
Điều này có nghĩa là, khi Nga chính thức triển khai loại tên lửa này, họ sẽ không thể không bàn bạc với Mỹ để sửa đổi một số nội dung của Hiệp ước và chắc chắn là Mỹ sẽ không đồng ý. Thế nhưng cũng có thông tin cho rằng, có thể Mỹ sẽ nhượng bộ trong vấn đề này để làm dịu lập trường cứng rắn của Nga đối với vấn đề Mỹ triển khai lá chắn tên lửa tại châu Âu.
Tuy hiện nay Moscow vẫn không xác nhận công khai là đang nghiên cứu, phát triển tên lửa đạn đạo phóng từ đáy biển, nhưng nếu họ đã đầu tư phát triển “Rowing” thì chắc chắn họ sẽ không để nó “bị đắp chiếu” và Mỹ cũng sẽ tìm mọi cách để ngăn cản Nga triển khai loại vũ khí này. Cuộc chiến ngầm dưới mặt nước của 2 cường quốc Nga – Mỹ đã chính thức bắt đầu.
Theo ANTD
Doanh nghiệp vận tải ngồi trên "đống lửa"
Trong bối cảnh khó khăn, kinh doanh thất bát, dự thảo Thông tư về thu phí đường bộ của Bộ Tài chính đang khiến các doanh nghiệp (DN) vận tải như ngồi trên "đống lửa".
Doanh nghiệp vận tải đang lo sốt vó vì phí đường bộ tăng
Dồn dập tăng trên các trạm thu phí
Theo dự thảo Thông tư về thu phí đường bộ cho các dự án không sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, khung phí mới đối với ôtô dao động từ 10.000 - 200.000 đồng một vé cho mỗi lượt, tùy vào trọng tải xe. Cụ thể, đối với ôtô dưới 10 chỗ thì mức thu tối thiểu là 10.000 và tối đa là 35.000 đồng một lượt. Năm 2013 vẫn áp dụng mức thu tối đa không quá 2 lần mức thu tối thiểu khung; năm 2014 mức thu tăng lên 2,5 lần mức khung (riêng nhóm xe container không quá 2 lần); năm 2015 tăng lên 3 lần (nhóm container không quá 180.000 đồng/vé lượt) và từ năm 2016 trở đi áp dụng mức thu kịch trần (3,5 lần).
Bộ GTVT cho hay, trên hệ thống quốc lộ hiện còn 37 trạm thu phí, trong đó 33 trạm thu phí BOT và 4 trạm thu phí đã nhượng quyền cho các DN để lấy tiền đầu tư, sửa chữa đường bộ (trạm Phù Đổng, trạm Hoàng Mai, trạm Bàn Thạch trên QL1 và trạm Bãi Cháy trên QL18). Hiện nay, Bộ GTVT đang phối hợp với Bộ Tài chính nỗ lực để hoàn thành việc đàm phán mua lại của các nhà đầu tư trong năm 2013.
Thêm vào đó, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép cải tạo, nâng cấp QL1 và QL14 bằng hình thức BOT. Để hoàn vốn cho các nhà đầu tư, Chính phủ cũng cho phép mức thu bằng 3,5 lần so với hiện tại (sau khi hoàn thành vào năm 2016). Bộ GTVT tính toán, riêng QL1 sau khi hoàn thiện sẽ có khoảng 21 trạm thu phí BOT. Cùng với mức tăng theo dự thảo Thông tư của Bộ Tài chính, đồng loạt các trạm BOT trên cả nước có thể tăng mức phí kịch trần 35.000 đồng/lượt/xe tiêu chuẩn vào năm 2016. Chưa kể QL14 với chiều dài 580km cũng được cải tạo, nâng cấp theo hình thức BOT, hoàn thiện vào năm 2016. Như vậy, ước tính, số lượng trạm BOT vào năm 2016 sẽ xấp xỉ 60 trạm.
Khó khăn dồn lên vai người dân
Theo ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, chỉ tính riêng 21 trạm thu phí trên QL1 mở rộng, với mức thu từ 30.000-35.000 đồng/xe tiêu chuẩn thì gánh nặng phí đối với DN vận tải tuyến Bắc - Nam đã rất lớn. Chưa kể, như dự thảo Thông tư này, mức thu chung áp dụng cho tất cả các trạm BOT sẽ tăng lên đồng loạt. Vì vậy, nên xem xét giãn các thời điểm tăng phí đường bộ, vì mức phí tăng lên dần theo các năm như lộ trình Thông tư đưa ra là quá gần và dồn dập. "Xét cho cùng thì DN chịu phí, nhưng phí đó sẽ tính vào giá cước và giá thành hàng hóa, nên người dân phải chịu. Giãn lộ trình tăng phí cũng là một cách hỗ trợ tích cực cho DN, người dân trong bối cảnh khó khăn hiện nay".
Dự thảo Thông tư của Bộ Tài chính đã khiến các DN vận tải như ngồi trên đống lửa. Trong bối cảnh khó khăn nhiều năm nay, vận tải kinh doanh sa sút nhưng vẫn phải cõng nhiều loại phí. Ông Nguyễn Việt Anh, Chủ nhiệm HTX Vận tải Bắc Nam cho hay, nếu các mức phí qua trạm BOT đồng loạt tăng với mức đưa ra của Bộ Tài chính thì DN vận tải sẽ rất khó khăn. Theo ông Việt Anh, HTX Vận tải Bắc Nam chạy hàng container Bắc Nam, mỗi tháng, ngoài tiền phí bảo trì đóng trên đầu phương tiện, thì mỗi xe phải mất thêm khoảng 5 triệu đồng tiền phí qua các trạm. Theo Hiệp hội Vận tải Hải Phòng, hiện nay, ngoài khoản phí bảo trì rất lớn phải nộp, mỗi năm các DN phải nộp phí tới gần 200 tỷ đồng khi qua 2 trạm 1 và 2 trên QL5, chưa kể các trạm khác.
Việc tăng phí qua các trạm giúp DN thu hồi vốn, tăng cường tính xã hội hóa trong hạ tầng là cần thiết. Tuy nhiên, nếu Dự thảo Thông tư của Bộ Tài chính được thông qua thì việc tăng phí đồng loạt trên các trạm BOT là khó lòng tránh khỏi. Chưa kể, các DN sẽ áp dụng mức tăng kịch trần cho phép để giảm thời gian thu hồi vốn.
Theo ANTD
8 khách sạn làm từ vật liệu siêu kỳ lạ Những khách sạn này không chỉ tiện nghi, thoải mái mà còn được thiết kế từ chất liệu cực &'độc'. 1. Thẻ từ Toàn bộ tòa khách sạn này được xây dựng bằng 200.000 thẻ từ tông xanh lá cây và trắng, từ phòng ngủ, phòng tắm tới toàn bộ nội thất. Ngay sau khi xây xong, khách sạn đã được tôn vinh...